Văn nghị luận ai giúp mình với !!!!!

S

silvery21

mình chia lam` 2 fần bạn tự gộp nhé
Trung thực là phẩm chất thực sự quý giá của con người, không chỉ trong trong thi cử mà phẩm chất này còn tỏa sáng trong cuộc sống.

Trong học tập, bạn sẽ phải đối mặt với chương trình học còn nặng nề, những bài tập, những bài kiểm tra, những kỳ thi lớn của cuộc đời, còn đó những bất cập (công) trong học tập, thi cử.

Nhưng nếu xác định học là để làm người, đó là quá trình lâu dài và kiến thức thu nhận được là để sau này phục vụ cuộc sống thì bạn sẽ không bao giờ muốn là kẻ dối trá.

Và bạn sẽ:

Không quá kiêu căng khi chớm thành công trong học tập

Ngẩng cao đầu và học cách đối mặt với thất bại.

Vì thất bại (tạm thời) chẳng qua là "Thành công bị trì hoãn" mà thôi.

Vào đại học đâu phải là con đường duy nhất giúp bạn thành công trong cuộc sống!

Dám làm, dám nghĩ thì cũng dám chịu trách nhiệm.

Cao hơn nữa là ý thức công dân trong xã hội.

Tương lai, bạn có đủ can đảm "nói CÓ" với con đường mình đã chọn và "nói KHÔNG" với những khuôn mẫu do bố mẹ, người thân đã (nhờ của cải, mối quan hệ) dọn sẵn đường?

Tính "mở" ở đề thi thể hiện ở chỗ từ "tính trung thực" nó cho phép teen mình "link" sang những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như: sự kiên định, lòng dũng cảm, niềm tin vào bản thân và bạn bè, hơn hết là lòng tin vào con người.


A . Mở bài :
- Khẳng định trung thực là một trong những đức tính tốt đẹp và cần thiết trong cuộc sống .
- Bản thân bạn là học sinh , bạn thấy trung thực cần thiết cho việc học tập và hình thành nhân cách của chính bản thân bạn thế nào ?

B . Thân bài :
Ý 1 : Bạn giải thích từ " trung thực "
- Về nghĩa : là một đức tính tốt đẹp của ông cha ta , là lòng ngay thẳng , thật thà , không gian dối .
Từ đó khẳng định đây là một phẩm chất vốn có của dân tộc VN cần giữ gìn và phát huy.

Ý 2: Vai trò của trung thực :
* Trong cuộc sống : đức tính cần thiết với con người , giúp ta có được thiện cảm của mọi người , dần có chỗ đứng trong xã hội .
* Trong học tập - thi cử : là đức tính mà mỗi học sinh cần có để có hiệu quả học tập tốt nhất , bằng chính lực học của mình , góp phần hình thành nhân cách sau này .
Từ đó bạn nhấn mạnh sự cần thiết của đức tính này trong học tập , lấy dẫn chứng cụ thể về thi cử để CM hiệu quả của trung thực .

Ý 3 : Kết quả của " trung thực " :
- Có lợi cho bản thân bạn , giúp bạn có ý thức tốt trong học tập , được thầy yêu bạn mến .
- Là hành trang trong cuộc sống sau này của bạn .
- Giúp bạn có thể đưa ra những lời khuyên tốt nhất về " trung thực " với bạn bè .

Ý 3: Thực trạng hiện nay:
- Giới thiệu hoàn cảnh bạn đang sống và học tập : kỷ nguyên của công nghệ thông tin, con người ta có thể khai thác dễ dàng mọi thông tin trong cuộc sống từ nhiều nguồn khác nhau. Nơi mà các bạn học sinh có thể lấy dễ dàng tìm tư liệu phục vụ học tập, nhưng cũng đồng thời dễ dàng biến những bài làm của người khác thành của mình.
- Tính không trung thực còn thể hiện trong thi cử, khi mà những tiêu cực vẫn còn tồn tại, dù ngành GD đã phát động Phong trào 5 KHÔNG.
- Ngay tại môi trường học tập của bạn,còn tồn tại những vấn đề gì?
Nếu bạn là người có vồn hiểu biết XH rộng, có thể lấy dẫn chứng về một số vụ bê bối lớn được báo đài đưa tin, phân tích và bình luận sâu hơn một chút, bài văn sẽ hay và sâu sắc.

Ý 4: Một số biện pháp đưa ra đề chấm dứt thực trạng thiếu trung thực trong học tập và thi cử hiện nay.

C . Kết bài :
- Khẳng định " trung thực " là đức tính cần thiết trong mọi hoàn cảnh và trong mọi thời đại .
- Bản thân bạn từ giờ , với tư cách học sinh , bạn nên phát huy tính trung thực trong học tập và thi cử .
 
Last edited by a moderator:
S

silvery21

nhớ thanks nhaz'

Thế nào là lòng tự trọng cao?

Tự trọng cao thì ngược lại, Đó là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.

Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời.

Người biết tôn trọng bản thân luôn có khả năng nhận xét, đánh giá mình một cách chính xác trong bất cứ trường hợp nào. Điều này có nghĩa họ luôn biết rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đồng thời thừa nhận giá trị bản thân mà không cần điều kiện.


Lòng tự trọng có từ đâu?

Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc sống khi chúng ta hình thành trong đầu hình tượng về chính mình bằng những trải nghiệm với mọi người và hoạt động xung quanh chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay thất bại, ngay cả cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô đối với bạn… đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi người.


Lòng tự trọng chủ yếu được phát triển trong thời thơ ấu

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành lòng tự trọng của trẻ: trẻ được khen thưởng; được lắng nghe; được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò chuyện; sự quan tâm, âu yếm của gia đình, và thành công trong học tập hay vui chơi thể thao. Một yếu tố không thể thiếu là đó là một người bạn đáng tin cậy.


Sự thiếu lòng tự trọng

Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, bao gồm: bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt…, gia đình đòi hỏi trẻ phải luôn tốt về mọi mặt. Đồng thời sự thất bại trong học tập, thể thao cũng là yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân.

Mọi người cho rằng, những người thiếu tự trọng, một khi đã thất bại trong lĩnh vực học tập, vui chơi… cũng có nghĩa là hoàn toàn thất bại về tất cả.

Hậu quả của việc thiếu lòng tự trọng

Thiếu lòng tự trọng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau :

1. Luôn cảm thấy cố đơn, lo lắng, căng thẳng và nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao.

2. Gặp rắc rối với bạn bè cũng như trong các quan hệ khác.

3. Giảm sức học và hiệu quả làm việc.

4. Dễ thất bại và dễ bị tổ thương do nghiện rượu và thuốc lá.

5. Tệ nhất là, những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút, thậm chí có hành vi gây hại đến cả bản thân mình.
 
A

alogin

Thanks bạn nhìu lắm nhé . Mình chỉ cần nhiu đó để viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh ... :p:p
 
A

alogin

Bạn có thể viết mở bài giới thiệu về 2 đức tính này giúp mình đc ko....
Vì 2 đức tính này có vài điểm khác nhau nên khó gộp lại .....
Cám ơn bạn nhìu :)>-
 
Top Bottom