Văn 7 Văn nghị luận 7

phuongthudn2@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười hai 2018
31
14
6
18
Đà Nẵng
THCS Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi mọi người!!!
Cho mình xin vài luận điểm hoặc dàn bài của những bài văn:
- Có chí thì nên.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,uống nước nhớ nguồn.
-Hãy chứng minh rằng:bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Cảm ơn trước ạ!
(Thứ 5 mình thi rồi,làm phiền mọi người nhiệt liệt bình luận nha!):D
 
  • Like
Reactions: tuyết 2k6

0975034856

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2019
142
151
21
17
Bình Định
Trường THCS Ngô Mây
Đề bài: Chứng minh rằng dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
b. Thân bài:
- Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?
- Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
c. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
LẬP DÀN Ý CÂU TỤC NGỮ CÓ CHÍ THÌ NÊN
MB:
-Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu "Có chí thì nên" - một câu nói hay và đặc sắc
-Trích dẫn vấn đề:
-Khẳng định vấn đề:
TB:
1. Giải thích:
a/ Giải thích từ "Chí" : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp _ Giải thích từ "Nên" : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu "Có chí thì nên" : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.
2. Mối liên hệ giữa từ "chí" và từ "nên (hoặc " tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?")
_Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn - ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
_Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.
3. Cách rèn luyện tính kiên trì
_Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
_Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
_Hãy nhắc nhở bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại
4. Ý nghĩa
_Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
_Giúp con người thành công trong mọi việc
_Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc
KB:
_Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói "1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng", khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.
LẬP DÀN Ý bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
1- Mở bài

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
2- Thân bài

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
3- Kết bài

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
 
Last edited:

Nguyễn Ngọc Diệp 565

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười hai 2018
441
187
86
Hà Tĩnh
Tuấn Thiện
Hi mọi người!!!
Cho mình xin vài luận điểm hoặc dàn bài của những bài văn:
- Có chí thì nên.
I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” có chí thì nên”, đây là một câu tục ngữ có ý chí khuyến khích. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có chí thì nên”

- “ chí”: chí ở đây có nghĩa là những hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại và khó khan trong cuộc sống.
- “ nên”: nên ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó.
=>Khẳng định vai trò mạnh mẽ, tầm quan trọng của ý chí. Có ý chí mới có thể làm nên thành công, đạt được mục đích trong công việc. có ý chí thì mọi trở ngại, khó khan đều có thể vượt qua.
2. Tại sao có ý chí lại có thành công?
- Vì ý chí tiếp cho ta sức mạnh, sự mạnh mẽ để ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
Ví dụ: e-di-son đã không nản lòng trước khi tạo ra bóng đèn
- Ý chí tiếp cho ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công
3. Cách rèn luyện ý chí kiên trì cho bản than
- Đặt ra mục đích ban đầu cho mọi việc ta làm, việc đặt ra mục đích như vậy sẽ giúp ta một vạch ra đích đến thì con đường đi đến đích sẽ nhanh và dễ dàng hơn
- Sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
- Hãy tự nhủ với bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại
4. Ý nghĩa của “ có chí thì nên”
- Đức tính kiên cường, vượt qua thử thách, khó khăn không thể thiếu của mỗi con người
- Giúp cho con người thành công mọi việc trong cuộc sống
- Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
 

Nguyễn Ngọc Diệp 565

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng mười hai 2018
441
187
86
Hà Tĩnh
Tuấn Thiện
Chứng minh bảo vệ rừng
Dàn ý:
I- MỞ BÀI
Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
II- THÂN BÀI
– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
III- KỂT BÀI
– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
 

Tzuyu-chan

Học sinh tiến bộ
HV CLB Địa lí
Thành viên
16 Tháng một 2019
1,420
2,113
261
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Hi mọi người!!!
Cho mình xin vài luận điểm hoặc dàn bài của những bài văn:
- Có chí thì nên.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,uống nước nhớ nguồn.
-Hãy chứng minh rằng:bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Cảm ơn trước ạ!
(Thứ 5 mình thi rồi,làm phiền mọi người nhiệt liệt bình luận nha!):D
1. Mở bài
  • Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm...).
  • Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

  • Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
  • Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước...
b. Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.
c. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)
  • Trân trọng, ghi nhớ công ơn.
  • Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
  • Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...).
  • Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...
  • Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.
  • Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.
3. Kết bài
  • Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ.
  • Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
  • Lòng biết ơn là nét đẹp văn hóa cần thiết, cao quí.
  • Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội chúc bạn học tốt !!
 

phuongthudn2@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười hai 2018
31
14
6
18
Đà Nẵng
THCS Lương Thế Vinh
Đề bài: Chứng minh rằng dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
b. Thân bài:
- Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?
- Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
. Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
. Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
. Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
. Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
c. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
LẬP DÀN Ý CÂU TỤC NGỮ CÓ CHÍ THÌ NÊN
MB:
-Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu "Có chí thì nên" - một câu nói hay và đặc sắc
-Trích dẫn vấn đề:
-Khẳng định vấn đề:
TB:
1. Giải thích:
a/ Giải thích từ "Chí" : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp _ Giải thích từ "Nên" : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu "Có chí thì nên" : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.
2. Mối liên hệ giữa từ "chí" và từ "nên (hoặc " tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?")
_Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn - ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
_Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.
3. Cách rèn luyện tính kiên trì
_Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
_Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
_Hãy nhắc nhở bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại
4. Ý nghĩa
_Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
_Giúp con người thành công trong mọi việc
_Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc
KB:
_Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói "1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng", khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.
LẬP DÀN Ý bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
1- Mở bài

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
2- Thân bài

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người
+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…
+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
+ Rừng đã cùng con người đánh giặc
+ Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái. Sự phá phách của voi dữ Tánh Linh là một ví dụ.
+ Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
+ Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
3- Kết bài

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng
– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
cảm ơn bạn nhìu nha !
 

kim luyến2212

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2019
50
13
11
12
Thái Nguyên
THPT Trại Cau
Dàn bài:
1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)
– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.
– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)
2. Thân bài
– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.
– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).
– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…
– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương
– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?
3. Kết bài
– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.
– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.
 

Attachments

  • upload_2019-2-28_12-30-23.gif
    37 bytes · Đọc: 46
  • upload_2019-2-28_12-31-35.gif
    37 bytes · Đọc: 52
Top Bottom