Văn VĂN NGHỊ LUẬN 10

nguyenthanhtung1412@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng mười 2017
1
1
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 Đời phải trải qua giông tố, nhưng không dc cúi đầu trước giông tố
2 Hãy nhìn bạn minh như nhìn 1 bức tranh đặt nó ngoài ánh sáng
3 Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn
Nhưng cũng co câu: Không thầy đố mày làm nên
yêu cầu: anh chị hãy viết bài văn bày tỏ quan niệm trên
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Thiên Nam

Nguyễn Thiên Nam

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng mười 2017
302
368
109
24
Hà Nội
Trường Đại học Trùng Khánh
1 Đời phải trải qua giông tố, nhưng không dc cúi đầu trước giông tố
2 Hãy nhìn bạn minh như nhìn 1 bức tranh đặt nó ngoài ánh sáng
3 Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn
Nhưng cũng co câu: Không thầy đố mày làm nên
yêu cầu: anh chị hãy viết bài văn bày tỏ quan niệm trên
bài 1:
Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội… khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.


Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểugiông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.


Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.


Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại… Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.


Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.


Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.
nguồn: internet

1 Đời phải trải qua giông tố, nhưng không dc cúi đầu trước giông tố
2 Hãy nhìn bạn minh như nhìn 1 bức tranh đặt nó ngoài ánh sáng
3 Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn
Nhưng cũng co câu: Không thầy đố mày làm nên
yêu cầu: anh chị hãy viết bài văn bày tỏ quan niệm trên
bài 2

a/Giải thích yêu cầu:
+ J.Churchil so sánh bạn bè với những bức tranh, từ đó đề ra một cách ứng
xử tích cực đối với bạn bè. Ông nêu lên một quan điểm về tình bạn : mọi
người cần phải biết trân trọng và chủ động tạo điều kiện để phát huy tất cả
ưu điểm của bạn bè.
b/ Vận dụng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
+ Khi ta “đặt bức tranh ở những góc độ có nhiều ánh sáng nhất” thì bức
tranh mới bộc lộ được toàn bộ vẻ đẹp. Tương tự như thế khi ta đánh giá bạn
bè với cái nhìn trân trọng, tin tưởng thì họ sẽ có động lực để thể hiện đầy đủ
giá trị, phẩm chất, ưu điểm của họ.
+Thái độ “đối xử với bạn bè như đối xử với những bức tranh”, nghĩa là nâng
niu, trân trọng bạn bè, chính là thái độ ứng xử cao đẹp, văn minh.
+ Ý kiến trên là một quan niệm đúng đắn giúp mọi người biết xem trọng tình
bạn và giúp mọi người phát huy được ưu điểm và hạn chế những nhược
điểm.(0,5đ)
+ Khi ta có thái độ đối xử tích cực với bạn bè thì ta cũng sẽ nhận được thái
độ đối xử đúng đắn, tích cực của bạn bè
+Cần đối xử với mọi người xung quanh như đối xử với bạn bè
+Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đối với một người xấu thì khi ta “đặt họ ở
những góc độ có nhiều ánh sáng nhất” thì họ càng phơi bày rõ rệt những
khuyết điểm, giúp ta đánh giá chính xác hơn
c/ Phương hướng phấn đấu của bản thân:
+ Có thái độ đối xử đúng đắn tích cực với bạn bè của mình, luôn tin
tưởng và tạo điều kiện, cơ hội để bạn bè phát huy những phẩm chất tốt…

+ Đề xuất những biện pháp, phương hướng phấn đấu của bản thân trong
thời gian tới…



Nguồn" internet

Từ xưa đến nay nhân dân ta vẫn giữ gìn, nâng nu truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn thuộc nằm lòng câu ca dao:

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”

Bởi vì chính người thầy đã hướng dẫn, uốn nắn chúng ta trở nên người hữu ích cho xã hội. Khẳng định mạnh mẽ vai trò của tác dụng người thầy, tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Trong khi đó, chính tục ngữ cũng lại có câu:

“Học thầy không tày học bạn”
Vậy quan niệm trong hai câu tục ngữ trên có gì mâu thuẫn nhau hay có gì chưa thỏa đáng? Và người học sinh chúng ta nên hiểu việc học thầy học học bạn như thế nào cho đúng?

Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.

Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.

Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.
------------------------

Đúng là cả hai câu tục ngữ đều nhìn nhận vấn đề chưa được thỏa đáng. Cho rằng: “Không thầy đố mày làm nên” là coi người thầy giáo có vai trò quyết định tuyệt đối trong quá trình học tập, trong sự rèn luyện thành người của người học sinh thi đúng là hơi quá. Tuy người thầy giáo có vai trò rất lớn trong sự thành đạt, làm nên của học trò mình nhưng không phải là quyết định tất cả. Chính nhờ thầy là bậc đàn anh đi trước truyền đạt lại mà học trò là người đi sau mới có được các kiến thức mới mẻ, mới hiểu ra bao điều hay lẽ phải. Thầy giáo hướng dẫn cho học trò từng bước đi lên vững chắc hơn, nhưng chỉ có sự làm việc của người thầy thôi chưa đủ. Bên cạnh sự tận tâm hướng dẫn của người thầy đòi hỏi có sự nỗ lực chủ quan của trò. Người thầy dù có hết lòng hết sức và truyền đạt hay cách mấy mà trò thiếu ý thức, không chịu cố gắng học tập thì cũng không sao làm nên được. Hơn nữa, chỉ học ở trường thôi chưa đủ. Học trò còn phải học hỏi thêm ở cuộc sống ngoài xã hội trong gia đình và cả bạn bè nữa.

Trái lại, nếu ta khẳng định: “Học thầy không tày học bạn” thì đúng là quá hạ thấp vai trò người thầy và đề cao quá đáng vai trò của bạn bè trong quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện. Đúng ra, bạn bè chỉ có thể đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ, trao đổi thêm để cùng tiến bộ chớ nếu không tày thì không ổn, là quá cường điệu. Vả lại, bạn bè chỉ giúp đỡ được nhau khi có sự bản ban và hướng dẫn của thầy giáo, khi bạn bè biết thương yêu, thông cảm và đoàn kết với nhau, có cùng chí hướng, cùng quyết tâm nỗ lực đi lên. Khi ấy học bạn mới mong có kết quả được. Trong việc học tập của mọi người đâu phải lúc nào hay bất cứ ai cũng có thể gặp được bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ mình một cách chân thành, vô tư. Thành ra coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy giáo và quá đề cao việc học tập ở bạn bè và kết luận rằng học bạn có kết quả hơn học thầy là không chính xác.

Thấu suốt ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên ta không thể hoàn toàn tán thành câu nào, bỏ qua câu nào. Phải biết khéo léo vận dụng cả hai câu vào quá trình học tập của mình. Cả hai câu tục ngữ trên sẽ bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa và đem lại cho chúng ta bài học bổ ích trong việc rèn luyện để vươn lên của mình. Ta phải xác định vai trò của người thầy giáo dối với việc hướng dẫn dạy dỗ chúng ta. Muốn làm nên, nghĩa là thành đạt, chủ yếu là ta phải học ở thầy, nhưng về phía bản thân phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và đồng thời phải biết học hỏi thêm ở thực tế cuộc sống ở gia đình và đặc biệt là ở bạn bè là những người luôn gần gũi sát cánh bên ta trong việc học tập. Phải làm sao tạo được tình đoàn kết tương thân tương ái trong bạn bè để hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện. Có như vậy mới mong đạt được kết quả tốt đẹp được.

Tóm lại, cả hai câu tục ngữ trên nếu đứng riêng ra thì mỗi câu đều không được đúng hoàn toàn và nhìn bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau. Nhưng nếu chúng ta đi cùng với nhau chúng ta sẽ nhận được từ chúng một lời khuyên đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Phải coi trọng việc học thầy, đồng thời cũng phải kính trọng thầy đúng theo tinh thần tôn sư trọng đạo của cha ông: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bên cạnh đó, cũng phải biết thương yêu, đoàn kết, khiêm nhường học hỏi ở bạn bè và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.

nguồn: internet
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom