Thuyết minh về Tết cổ truyền dân tộc
Đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa biết dân tộc Việt bắt đầu ăn Tết từ bao giờ và tại sao có ngày Tết. Sách “Việt sử đại toàn” đã ghi lại việc này, tuy không cụ thểnhưng qua phân tích ta có thể suy đoán một cách tương đối về thời gian hình thành mỹtục ăn Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Truyền thuyết và lịch sử cho thấy: Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm NhâmTuất 2879 trước công nguyên, trị vì cả 2.622 năm. Kinh Dương Vương sinh ra Lạc LongQuân, sau khi nối ngôi, vị vua hiền đức này kết hôn cùng bà Âu Cơ sinh ra Hùng Vương.Từ thời đó, người Việt ta đã ăn Tết. Bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến củaLang Liêu - con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nước ta sớm hình thànhmột nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá vớinhững đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo - thứthực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo,nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việccúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân taăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ. Lịch sử Trung Hoa viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang - quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làmruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tếđã chứng minh rằng: Trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạtvăn hoá nền nếp và đặc sắc.Thứ nhất: Vua Hùng không giống các vị hoàng đế Trung Hoa - nhất nhất theo Khổnggiáo. Việc truyền ngôi cho con trai thứ 18 đã chứng tỏ sự khác biệt của dân tộc Việt vớidân tộc Hoa. Thông thường các hoàng đế truyền lại ngôi cho vị hoàng tử cả nhưng HùngVương thứ 6 của nước Văn Lang không theo nguyên tắc đó, ông chọn người kế vị trị vìđất nước thay mình là người hiền đức, bất luận đó là cả hay thứ.Thứ hai: Lang Liêu là một hoàng tử, đương nhiên phải là người được tiếp thu, thấmnhuần văn hoá dân tộc và tư duy theo cách của đồng bào mình. Theo đó, thấy rằng, dântộc Việt ta có cách nghĩ thực tế hơn so với người Hoa. Bánh chưng vuông tượng trưngcho đất. Đất ở đây không có nghĩa là trái đất, mà là những mảnh ruộng vuông vắn - nơingười dân trồng cây lúa nước nuôi sống chính mình. Bánh giày tượng trưng cho trời trònkhông có nghĩa là bầu trời hình tròn, mà là hệ vòng quay 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông liêntiếp. Người Hoa thường giải thích vạn vật qua những hệ số, bói toán trừu tượng, đôi khinhư ma thuật rất xa xôi, khó hình dung. Như vậy, có thể nói Tết cổ truyền của Việt Nam phải hình thành từ trước thế kỷ thứ nhất,không phải do người Hoa khai hoá hay đồng hoá. Tuy nhiên, do cùng nằm chung vùnglục địa, lại nằm kề nhau nên không thể không mang những ảnh hưởng của nhau. Sau này,khi Trung Hoa đô hộ nước ta nhiều năm liền những ảnh hưởng đó càng lớn hơn. Song vềcơ bản bánh chưng, bánh giày là đặc trưng của dân tộc Việt. Trong ngày Tết cổ truyền cóthể thiếu câu đối đỏ song không thể không có bánh chưng xanh để cúng tế tổ tiên./.