Sử 10 Văn minh Đại Việt sách sử lớp 10 mới

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Khái niệm: -Văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển cùng với các quốc gia Đại Việt trải qua hơn 1000 năm gắn liền với chính quyền họ Khúc, Dương các thời đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Triều đại Tây Sơn, Nguyễn

- Văn Minh Đại Việt được phát triển trong các điều kiện độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Kinh đô chủ yếu ở Thăng Long. Văn minh Đại Việt còn có tên gọi khác là văn minh Thăng Long.

*Cơ sở hình thành: Để hình thành nên được nền văn minh Đại Việt dựa trên các cơ sở là kế thừa văn minh Văn Lang- Âu Lạc, dựa trên nền độc lập tự chủ của Quốc gia Đại Việt đồng thời tiếp thu có chọn lọc các văn minh văn hóa bên ngoài

*Quá trình phát triển: Trải qua nhiều giai đoạn(X-XIX)

-Thế kỉ X: gắn liền với chính quyền họ Khúc, họ Dương và các vương triều Ngô, Đinh, Tiền lê. Đây là giai đoạn văn minh Đại Việt bước đầu được hình thành thông qua công cuộc củng cố chính quyền phát triển kinh tế và văn hóa

-Thế kỉ XI-đầu thế kỉ XV, gắn liền với sự tồn tại của các vương triều Lý, Trần, Hồ. Văn Minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo phát triển hài hòa

-Thế kỉ XV-thế kỉ XVII, gắn liền với vương triều Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng. Văn Minh Đại Việt tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu đặc sắc .Nho giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ. Giáo dục, khoa cử có vai trò to lớn trong đời sống chính trị văn hóa từ đầu thế kỷ XVI một số yếu tố văn hóa phương Tây từng bước du nhập vào Đại Việt

-Đầu thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX, gắn liền với sự tồn tại của các Vương Triều Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Xã hội Đại Việt có từng bước rơi vào khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị .Văn minh Đại Việt có những dấu hiệu đình trệ và lạc hậu. Mặc dù vậy, một số lĩnh vực văn minh vẫn được vẫn đạt được những thành tựu nổi bật

=>Từ giữa thế kỉ XIX, việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập chế độ cai trị đã chấm dứt thời kỳ phát triển của nền văn minh Đại Việt

*Thành tựu

-Tổ chức bộ máy nhà nước: trải qua các triều đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt không ngừng được củng cố hoàn thiện từ trung ương đến địa phương. Việc thành lập cơ quan hành chính chuyên môn, giám sát ...thể hiện vai trò tổ chức quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ ,tiêu biểu là tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.

-Luật pháp: Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp.
+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt
+ Năm 1230,vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật
+ Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc Triều hình luật dưới thời Lê sơ và luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội
+ Năm 1811 vua Gia Long cho Biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ và ban hành năm 1815, được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn
=> Nội dung chủ yếu của luật pháp qua các triều đại phong kiến Đại Việt là đề cao tính dân tộc và chủ quyền quốc gia ,bảo vệ quyền lực của nhà vua, quý tộc, quan lại ,bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp ngoài ra còn bảo vệ quyền lợi của nhân dân trong đó có quyền lợi của phụ nữ.
- Kinh tế
+Nông nghiệp: nhà nước thực hiện nhiều chính sách quan tâm chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp như đắp đê, tổ chức khai hoang, miễn giảm thuế.... Trong triều đình cũng hình thành những chức quan quản lý giám sát khuyến khích sản xuất nông nghiệp như Hà đê sứ ,khuyến nông sứ, Đồn điền sứ những chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân có ruộng đất canh tác. Nhà nước tăng cường vận động nhân dân tham gia đắp đê phòng lụt trên quy mô lớn hình thành hệ thống đê điều, thủy lợi hoàn chỉnh trong cả nước
+Thủ công nghiệp: thế kỉ XVI-XVII, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như dệt La Khê, gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu với sản phẩm phong phú đa dạng và tinh xảo.
TCN nhà nước do triều đình trực tiếp quản lý được chú trọng , các quan xưởng tại Thăng Long là nơi sản xuất đồ dùng phục vụ nhà nước ,vua quan trong triều đình các hoạt động sản xuất chủ yếu là đúc tiền kim loại, đóng thuyền lớn, sản xuất vũ khí cho quân đội...
=> Sự phát triển của thủ công nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước và tạo ra được những mặt hàng quan trọng để trao đổi với thương nhân nước ngoài
+ Thương nghiệp: chợ làng,chợ huyện được hình thành và phát triển mạnh, hoạt động buôn bán giữa các làng ,các vùng trong nước diễn ra nhộn nhịp ,kinh đô Thăng Long với 36 phố phường trở thành trung tâm buôn bán sầm uất thời Lý, Trần, Lê sơ. Hoạt động trao đổi buôn bán với nước ngoài bước đầu phát triển với những mặt hàng phong phú. Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới như Vân Đồn, Lạch Trường.... từ thế kỷ XVI ngoài thương nhân Phương Đông, thuyền buôn của người phương Tây đã vào Đại Việt trao đổi ,buôn bán . Việc thông thương với nước ngoài góp phần mở rộng thị trường trong nước và quốc tế thúc đẩy sự hình thành của các đô thị và cảng thị tiêu biểu là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Gia Định....
- Văn hoá:+ Tư tưởng: tư tưởng yêu nước, thương dân được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội được biểu hiện thông qua các chính sách của nhà nước trong việc quan tâm đến sản xuất và đời sống của nhân dân đó là cội nguồn của tư tưởng lấy dân làm gốc. Tôn giáo, Nho giáo phát triển gắn liền với các hoạt động học tập thi cử từ thời lý-trần đến thời Lê sơ Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ góp phần quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ trí thức quan lại và bồi dưỡng những người hiền tài. Phật giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc phát triển mạnh trong buổi đầu độc lập và trở thành quốc giáo thời Lý, Trần các vua kế tiếp nhau dựng chùa, đúc tượng, tạc tượng, in Kinh Phật. Nhiều cao tăng tham gia triều chính, ở các làng chùa trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa vừa là nơi dạy chữ vừa là nơi tổ chức hội hè. Đạo giáo được duy trì, phát triển trong dân gian và được các triều đại phong kiến coi trọng đặc biệt là thời Đinh ,Tiền Lê ,Lý. Trong các thế kỷ XIII- XVI Hồi giáo, Công giáo được du nhập vào Đại Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là của người Việt được tiếp tục duy trì ,tín ngưỡng thờ thánh hoàng ngày cũng phổ biến ở các làng xã ,ngoài ra tín ngưỡng thờ mẫu ,thờ các anh hùng, tổ nghề... cũng phát triển tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng
+ Giáo dục: hệ thống giáo dục được mở rộng chủ yếu nhằm đào tạo đội ngũ quan lại cho bộ máy chính quyền. Năm 1070 nhà Lý cho dựng văn miếu. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn người tài. Năm 1076 vua Lý cho mở Quốc tử giám để dạy học cho hoàng tử ,công chúa.Về phương thức thi cử ,tuyển chọn quan lại nhà nước chính quy hóa thông qua việc thi cử để tuyển chọn người tài ,thể chế thi cử được quy định chặt chẽ, kỳ thi được tổ chức chính quy ,hệ thống ,thi cử từng bước trở thành phương thức tuyển chọn quan lại thường xuyên. Năm 1247 nhà Trần đặt danh hiệu tam khôi dành cho những người Đỗ đầu trong kỳ thi đình tiêu biểu như Nguyễn Hiến ,Lê Văn hưu.. từ năm 1463 dưới thời Lê sơ cứ 3năm triều đình lạii tổ chức thi Hương tại địa phương ,thi hội tại kinh thành năm, 1484 triều đình đặt lệ xướng danh và khắc tên các tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn miếu
+ Chữ viết ,văn học: trên cơ sở tiếp thu từ chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc ,bên cạnh chữ Hán là văn tự chính thống dùng trong thi cử một số triều đại đã có những chính sách khuyến khích và đề cao chữ Nôm.đến thế kỉ XVII, chữ quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng ,cải tiến bằng chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt và từng bước phát triển trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay. Văn học chữ Hán và phát triển mạnh đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nội dung chủ yếu là ca ngợi tinh thần yêu nước niềm tự hào dân tộc. Văn học chữ Nôm xuất hiện khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh thế kỉ XV, đặc biệt là thế kỉ XVI-XIX ,ca ngợi tình yêu quê hương đất nước con người phê phán một bộ phận quan lại, cường hào và phản ánh những bất công trong xã hội đề cao vẻ đẹp con người. Văn học dân gian tiếp tục duy trì và phát triển mạnh trong các thế XVI-XVIII phản ánh tâm tư, tình cảm con người tình yêu quê hương đất nước với nhiều thể loại phong phú
+CTKT : nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ hệ thống cung điện chùa chiền, tháp, thành quách được xây dựng nhiều với quy mô lớn và vững chắc. Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc tinh xảo với nhiều loại hình phong phú hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa sen đặc biệt là tượng rồng qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ. Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại và nhạc cụ phong phú từ thời Lê sơ, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn của thời đại. Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình hát chèo, tuồng ,quan họ. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong dân gian được duy trì và tổ chức hàng năm với nhiều loại hình cùng với lễ hội là những trò vui
* Ý nghĩa
- Ưu điểm: Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước hình thành dựa trên sự kế tiếp nền văn minh Văn lang- Âu lạc tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài và phát triển rực rỡ toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cùng với sự tồn tại và phát triển Quốc gia Đại Việt yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt Nam truyền thống yêu nước nhân hai nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc
-Hạn chế :"Trọng nông ức thương" của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hóa còn nhiều hạn chế lĩnh vực khoa học kỹ thuật chưa thực sự phát triển, mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động tư tưởng quân bình , thiếu năng động sáng tạo của cá nhân và xã hội bên cạnh đó những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều yếu tố duy tâm
- Ý nghĩa Văn Minh Đại Việt thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt sự phát triển vượt bậc về kinh tế chính trị văn hóa của văn minh Đại Việt là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc chủ quyền quốc gia .Đồng thời góp phần bảo tồn giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ. Văn Minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO công nhận.
Trên đây là những kiến thức mình đc học và tìm hiểu, nếu có sai sót gì mong mọi người thông cảm!!!
 
Last edited:
Top Bottom