[Văn luyện thi ĐH] - Mỗi ngày 1 bài văn

M

moxa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi!!!!!! chào các bạn tớ thi khối D nhưng mà môn văn thì í, ẹ lắm. Nhưng đã quyết tâm mong đạt điểm cao nên phải cố gắng. Chỉ còn cách là chăm chỉ viết mới biết mình hay mắc lỗi nào mà sửa. Nay cũng đã bắt đầu năm học dc 2 tháng rồi. Tớ nghĩ bắt đầu ôn từ bây giờ đến khi thi . Mỗi ngày 1 ít. Có lẽ tới đó sẽ có dc hiệu quả.

Tớ thực hiện kế hoạch mỗi ngày viết 1 đoạn văn và post lên đây để các bạn cho ý kiến xemn đoạn đó hok hay chỗ nào Lũng cũng chỗ nào..v.v.... nói chung là rất mong dc góp ý, Các bạn cứ việc chê, càng nhiều càng tốt. Vì tớ biết văn tớ dở lắm. Có chê thì mỗi ngày mới thầy dc sự tiến bộ lên. Các bạn giúp moxa nha. Nhất là các mod. Rất mong được chị giúp đỡ của các anh chị và các bạn. thanks nhiều.:)
 
Last edited by a moderator:
M

moxa

Và đây là đoạn văn đầu tiên.
Đoạn này tớ viết về 2 câu đầu bài thơ Tây Tiến
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"



Nếu như Nguyễn Tuân gắn liền với Sông Đà thì Sông Mã lại gắn liền với Quang Dũng. Sông Mã là người bạn theo Quang Dũng đi vào thi ca. Nó là kỉ niệm khó phai trong lòng tác giả.
Nó là con sông đã từng chứng kiến những buồn vui trong lòng người lính. "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi". Bao nhiêu nỗi nhớ nhà thơ dành cho Tây Tiến lâu nay bị dồn nén giờ dc dịp thốt ra . " Sông Mã xa rồi". Rừng núi xa rồi. Câu thơi bật lên với vầng thơ âm vang sao mà thân quen và tha thiết quá, vừa gần gũi như tiếng gọi thông thường nhưng lại bâng khuâng bao niềm tha thiết.
Sau tiếng gọi nỗi nhớ tràn về. Cảnh ring72 núi hùng vĩ tràn về. Rừng núi chứng kiến những trận đánh hào hùng, những lần hành quân gian nan, vất vả, đầy khó khăn nhưng cũng lắm tình cảm giữa tác giả và đoàn quân. Nhớ chơi vơi! Đây là nỗi nhớ ko mới vì ta vẫn thường bắt gặp nỗi nhớ này đâu đó trong ca dao với :
" Ra về nhớ bạn chơi vơi
Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn nằm"​
Thế nhưng, Trong thơ Quang Dũng, hai tiếng "chơi vơi" dùng ở đây thật đắc địa, diễn tả 1 nỗi nhớ ko có hình nhưng hình như rất nặng và đầy ắp.
 
G

glib_girl

Và đây là đoạn văn đầu tiên.
Đoạn này tớ viết về 2 câu đầu bài thơ Tây Tiến
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"



Nếu như Nguyễn Tuân gắn liền với Sông Đà thì Sông Mã lại gắn liền với Quang Dũng. Sông Mã là người bạn theo Quang Dũng đi vào thi ca. Nó là kỉ niệm khó phai trong lòng tác giả.
Nó là con sông đã từng chứng kiến những buồn vui trong lòng người lính. "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi". Bao nhiêu nỗi nhớ nhà thơ dành cho Tây Tiến lâu nay bị dồn nén giờ dc dịp thốt ra . " Sông Mã xa rồi". Rừng núi xa rồi. Câu thơi bật lên với vầng thơ âm vang sao mà thân quen và tha thiết quá, vừa gần gũi như tiếng gọi thông thường nhưng lại bâng khuâng bao niềm tha thiết.
Sau tiếng gọi nỗi nhớ tràn về. Cảnh ring72 núi hùng vĩ tràn về. Rừng núi chứng kiến những trận đánh hào hùng, những lần hành quân gian nan, vất vả, đầy khó khăn nhưng cũng lắm tình cảm giữa tác giả và đoàn quân. Nhớ chơi vơi! Đây là nỗi nhớ ko mới vì ta vẫn thường bắt gặp nỗi nhớ này đâu đó trong ca dao với :
" Ra về nhớ bạn chơi vơi
Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn nằm"
Thế nhưng, Trong thơ Quang Dũng, hai tiếng "chơi vơi" dùng ở đây thật đắc địa, diễn tả 1 nỗi nhớ ko có hình nhưng hình như rất nặng và đầy ắp.

moxa giờ chuyển sang box Văn à :D:D, hihi, tớ học văn cũng í ẹ lắm nhưng năm nay thi HSG cả 2 môn luôn (Văn + Anh) :D:D, nói thế chứ tớ học văn kém và cũng lười viết lắm.
Tớ có 1 số góp ý thế này:
- Tớ giải thích nhớ nối nhớ "chơi vơi" thế này (tất nhiên mỗi người có 1 suy nghĩ riêng, định nghĩa của moxa cũng rất hay :D): Đó là nỗi nhớ thể hiện tâm trạng trống trải, thiếu vắng, dường như ko có gì bù đắp nổi. Nỗi nhớ này chỉ xuất hiện khi con người ta phải rời xa những gì thân quen nhẩt, những gì đã gắn bó như máu thịt của mình. => Quang Dũng vô cùng thương nhớ và trân trọng ngừoi lính TT - những đồng đôj đã một thời vào sinh ra tử với mình.
- Cần chú ý tiếng gọi "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi" là tiếng gọi cất lên từ tâm tưởng, từ trái tim, từ cảm xúc nhớ thương trong tâm hôn Quang Dũng chứ ko phải tiếng gọi cất thành lời.
 
M

moxa

đoạn văn thứ 2

Hôm nay là đoạn văn thứ 2.
Phân tích 2 câu thơ :
" Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm "


Nói đến Quang Dũng ta nghĩ ngay đến Tây Tiến , bài thơ hay nhất và tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ với những cành rừng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Chính trên cái nền hoành tráng này , chân dung người lính Tây Tiến xuất hiện với dáng vẽ đặc biệt, độc đáo. "Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc "
Hình ảnh "không mọc tóc " đựơc nhà thơ tả thực đến ghê rợn, tàn khốc. Trong thời gian này, đoàn quân phải chiến đấu trong hoàn cảnh cô cùng khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt, thêm vào đó là cảnh rừng thiêng nước độc và dịch bệnh sốt rét đang hoành hành đã cứơp đi mái tóc và vẻ ngoài của người lính.
Vẻ ngoài của các anh tiều tuỵ, da xanh xao như màu lá. Quang Dũng viết :" quân xanh màu lá ..." là vậy. Đây cũng là 1 chi tiết tả thực nữa về người lính Tây Tiến .Tuy vẻ ngoài là thế nhưng đoàn bình vẫn tràn đầy dũng khí:"
"Quân xanh màu lá dữ oai hùm"​
Hình ảnh "Dữ oai hùm " làm cho câu thơ cứng cỏi hẳn lên. Tác giả dùng biện pháp đối giữa vẻ bề ngoài và bên trong để làm sáng lên vẻ đẹp tinh thân của người lính. Với Tây Tiến cái bi đã thành cái hùng. Cái hùng tráng mang đến hình ảnh ngườ lính hào hoa, táng lệ.
 
G

glib_girl

" Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm "



Nói đến Quang Dũng ta nghĩ ngay đến Tây Tiến , bài thơ hay nhất và tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi nhớ với những cành rừng núi Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở. Chính trên cái nền hoành tráng này , chân dung người lính Tây Tiến xuất hiện với dáng vẽ đặc biệt, độc đáo. "Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc "
Hình ảnh "không mọc tóc " đựơc nhà thơ tả thực đến ghê rợn, tàn khốc. Trong thời gian này, đoàn quân phải chiến đấu trong hoàn cảnh cô cùng khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt, thêm vào đó là cảnh rừng thiêng nước độc và dịch bệnh sốt rét đang hoành hành đã cứơp đi mái tóc và vẻ ngoài của người lính.
Vẻ ngoài của các anh tiều tuỵ, da xanh xao như màu lá. Quang Dũng viết :" quân xanh màu lá ..." là vậy. Đây cũng là 1 chi tiết tả thực nữa về người lính Tây Tiến .Tuy vẻ ngoài là thế nhưng đoàn bình vẫn tràn đầy dũng khí:"
"Quân xanh màu lá dữ oai hùm"
Hình ảnh "Dữ oai hùm " làm cho câu thơ cứng cỏi hẳn lên. Tác giả dùng biện pháp đối giữa vẻ bề ngoài và bên trong để làm sáng lên vẻ đẹp tinh thân của người lính. Với Tây Tiến cái bi đã thành cái hùng. Cái hùng tráng mang đến hình ảnh ngườ lính hào hoa, táng lệ.
-------------------------------------------------------------------------

- moxa chép sai từ quan trọng rồi Tây Tiến đoàn quân - binh không mọc tóc, chính từ "binh" này mới cần phân tích nè, tại sao QD không dùng từ "quân" mà lại dùng từ "Binh" -> thiếu ý rồi nhé.
- " Không mọc tóc" là hình ảnh tả thực nhưng moxa chưa nói hết cái thực, không mọc tóc còn vì một lí do nữa.
- NT đối lập ở đây ko phải chỉ ở "bên trong - bên ngoài" mà cái quan trọng hơn đó chính là sự đối lập giữa cái "bi thương" và cái "hùng tráng" -> thấy đc vẻ đẹp của người lính. ( ờ mà hình như ý này cậu nói rùi :D)

Nhìn chung theo đánh giá chủ quan của tớ thì moxa viết văn tuy ko chau truốt, mượt mà lắm nhưng lại rất đủ ý, mà thi văn thì cứ đủ ý là ăn đỉem rùi (trừ thi HSG :D)
 
P

phamminhkhoi

Có lẽ trong tây tiến, hiện hình ngay trong mắt người đọc, bồi hồi trong tâm trí, là chữ chơi vơi.

Nhớ chơi vơi ! tại sao lại là chơi vơi, không phải là nhớ bồ hồi, nhớ da diết, nhơ rụt rè, nhớ thao thức, cái nhớ dằn vặt, nhớ rạo rực trong ca dao. Lần thứ nhất nỗi nhớ được diễn tả như thế: một nối nhớ không thành hình, cao mà không phải cao, rộng mà không phải rộng. Ai từng rời xa quê hương, xa tuổi thơ khi nhớ về quê mình cũng từng một lần bắt gặp những cảm xác kỳ lạ như thế; Nhớ lắm, mà nào đâu biết mình nhơ thứ gì, mọi hình ảnh hỗn độn cứ thay nhau hiện ra, cồn cào trong ký ức, mà không thành hình rõ, như khi đứng trước một tấm sương mờ. Quang Dũng nhơ về sông Mã, nhớ đèo Pha luông, nhớ Sầm nưa mây phủ, cái nhớ cồn cào, cái nhơ rất ảo, rất mộng, mà nỗi nhớ lại sắp không theo một thứ tự nào .Đó là nỗi nhớ chơi vơi chăng ?

Quang dũng đã làm toát lên cái vẻ bi hùng nảy mầm lên từ chính những khó khăn, gian khổ. Người binh sĩ, đầu không có tóc, nước da xanh vì bênh tật, bỏ xác nơi viễn xứ chỉ lấy áo làm chiếu đem chôn nơi những nấm mộ rải rác biên cương. Trong thơ Chính hữu, chúng ta đã bắt gặp hình ảnh ấy:

Anh với tôi biết từng cơn rét lạnh
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi

Ở Quang Dũng, chất lãng mạn bi hùng đã nảy sinh từ chính những khó khăn nơi chiến tuyến, người anh hùng ra đi không tiếc tuổi, chịu đựng bệnh tật, dày vò về thể xác, nhưũng không ốm yếu về tinh thần. Ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa cách mạng sáng rực:

Tây Tiến đoàn binh không moc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Có người chê anh bộ đội trong 2 câu này hung dữ. Đâu có phải ! Người chiến sĩ bị bệnh tật dày vò, nhưng vẫn luôn lạc quan, luôn sống, luôn chiến đấu (Vũ quần phương nói: "thấy lính ốm mà không thấy lính yếu"). cách dùng từ: không mọc tóc (tại sao lại không phải đúng nghĩa đen của nó, tức là phải "tóc không mọc được", một sự chủ động cần thiết chăng), đến dữ oai hùm: màu xanh của bệnh tật núi rừng đã nâng lên thành màu xanh lý tưởng, màu xanh của nừng, của lá, của màu quân phục , màu xanh bộ dội, của núi rừng đã bao phen làm cho kẻ thù hung ác phải khiếp đảm, kinh hoàng:

Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù ...
 
G

glib_girl

Tớ đã thất bại rồi moxa ah. Và đây là lời khuyên và kinh nghiệm của tớ sau lần thất bại này: Phương pháp học văn tốt nhất là …học thuộc long và sáng tạo là mất điểm. Có lẽ cậu đang thắc mắc phải ko? Nhưng hãy thử nghĩ xem, thời gian bạn tự viết phân tích 2 câu thơ trên với thời gian bạn học thuộc long đoạn phân tích trong bài văn mẫu thì cái nào sẽ mất nhiều thời gian hơn? Đấy là chưa kể đến những kiến thức bạn trình bày, bạn lập luận có chính xác, có đầy đủ, có chặt chẽ… bằng các giáo sư, tiến sĩ viết sách không?? Và liệu rằng bạn có thể tự mình viết bài phân tích tất cả các tác phẩm học trong chương trình để thi Đại học đạt kết quả cao? Câu trả lời có lẽ là “không”.
Bạn biết chị Hoàng Thuỳ Nhi chứ, bài văn đạt điểm tuyệt đối của chị ấy giống…gần như tuyệt đối trong bài văn mẫu ở quyển “Kiến thức cơ bản ngữ văn 12”. NGhĩa là thi đại học cậu chỉ cần học thuộc bài phân tích với những kiến thức cơ bản đã đc điểm tuyệt đối rồi, không cần sáng tạo làm gì cho phí thời gian và công sức.
Bây giờ tớ đang chán lắm rồi đây, tớ ghét cái kiểu học thuộc long bài văn mẫu rồi ..bê nguyên xi vào bài làm của mình. Nhưng suy cho cùng đó cũng là 1 cách học, và quan trọng hơn là cách học này "phù hợp "với nền Giáo dục của nước ta. Mục tiêu của chúng ta là đỗ Đại học chứ ko phải đạt giải cao trong kì thi HSG, vậy nên từ bây giờ đứng tốn thời gian và công sức tự làm 1 bài phân tích mà hãy tìm sách tham khảo mà học thuộc lòng. Đừng lo là bạn sẽ quên, (vì học vẹt mà), cứ học đi học lại, xào đi xào lại thì sẽ nhớ, bởi có như vậy mới đáp ứng đc “yêu cầu tri thức trong thời kì hội nhập".
 
M

moxa

glib_girl!!!!
tớ ko biết cậu thất bại chuyện j mà lại bi quan đến thế, nhưng mà có chuệyn j thì tớ nghĩ cậu cũng ko nên chán, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cuả cậu khi học các môn khác nãư đấy. Mà năm nay rất quan trọng, ảnh hường thì ko tốt đâu.
Tớ đồng ý với cậu,"Đấy là chưa kể đến những kiến thức bạn trình bày, bạn lập luận có chính xác, có đầy đủ, có chặt chẽ… bằng các giáo sư, tiến sĩ viết sách không??" và học thuộc là cách tốt.
Nhưng tớ có 1 số ý khác cậu. Đúng là học thựôc có nhiều lợi ích nhưng liệu có thể học thuộc hết dc ko. Đề đại học có biết bao nhiêu đề, lỡ ko trúng tủ thì lúc đó tủ đè àh. Chưa kể, làm sao có thể học thuộc lòng hết dc 1 bài phân tích thật dài???? Thuộc dc là 1 chuệyn khó nhưg để cuối năm đi thi nhớ dc 1 bài phân tích của đầu năm thì càng khó hơn, nhất là khi đó là bài viết cuả người khác chứ ko phải của mình.
Sách viết có lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt hay nhưng tớ nghĩ ko phải lúc nào sách cũng viết đủ ý.và nếu như bạn chọn 1 quyển sách mà ko đủ ý thì sao???
Còn bạn nói ko cần phải học thuộc mà chỉ cần đọc đi đọc lại theo dạng mưa dầm thấm lâu thì từ từ sẽ thuộc. Tớ khẳng định là ko thể dc. Vì tớ đã thử rồi. Đầu năm tờ cũng nghĩ là sẽ học thuộc và đọc nhiều sách. Cậu tin ko, nhà tớ có khoảng 10 cuốn sách tham khảo môn văn ak". Và với bài " Tuyên Ngôn độp lập" , ngày nào tớ cũng lấy sách phân tích ra đọc theo dạng mưa dầm thấm lâu như cậu nói. Kết quả là khi đứng trước lớp phân tích , tớ rất lúng túng (mặc dù với tớ đứng trước đám đông ko làm tớ khớp), cậu biết vì sao ko??? Vì quen cầm sách rồi, Bây giờ ko có sách, thì ý chính nào của bài cũng nhớ hết nhưng ko biết diễn đạt ra làm sao....Cách diễn đạt từng đọc trứơc đây là của người khác chứ ko phải của mình nnê có nhữg cái rất cao siều tớ ko nhớ nổi và thấy ko hợp với lối văn cảu mình.
Thế nên bây giờ tớ chuểyn sang cách khác. Vẩn đọc sách tham khảo, lấy nhữg câu văn ở đó mà mình cho là hay, hợp với lối văn của mình , và chế thêm theo lời văn của mình để thành 1 đoạn văn và post lên đây cho các bạn nhận xét. Đó cũng là cách học thuộc, lúc đó sẽ dễ thuộc hơn. Và nếu vào thi mà lỡ ko thuộc th2i cũng biết đường chế, vì ngày nào cũg làm, mỗi ngày 1 ít, mưa dầm thấm lâu. Ít nhiều j khả năng viết cũng dc tăng lên và cách cảm thụ văn cũng dc cải thiện.
 
M

moxa

đoạn văn thứ 3

Tiếp tục nào!!!
2 câu thơ tiếp:
" Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"



Đây là 2 câu thơ đẹp nhất của đoạn thơ và của bài thơ, thể hiện bức tranh người lính vừa anh dũng vừa hào hoa. Người lính Tây Tiến với caí " mộng" và "cái mơ"gừi về 2 nơi: Biên giới đây bóng quân thù và quê hương Hà Nội. Người lính Sống với hình ảnh của quê hương Hà Nội và chiến đấu với tương lai trứơc mắt.
Hình ảnh " mắt trừng" ko làm cho các anh mang nét dữ tợn mà đó là quyết tâm của họ.
Anh hùng là thế, hào hùng là thế nhưng các anh vẫn là các chàng trai trẻ của Hà Nội với tấm lòng hướng về tổ quốc về thủ đô. Các anh dù " Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" nhưng vẫn mơ về "dáng kiều thơm". Ta ko thể so sánh hình ảnh dáng kêìu thơm của các anh với " giếng nước gốc đa " của ngưòi lính trong bài Đất Nước của Chính Hữu để rồi trách các anh. Bởi cũng dễ hiều thôi, quân Tây Tiến hầu hết là học sinh, sinh viên , trí thức trẽ của Hà Nội. Trong bài thơ, Quang Dũng đã thật khéo léo khi tạo nên hình ảnh tương phản của đoàn quân họ vừa hào hoa lãng mạn vừa hào hùng.
 
M

moxa

đoạn văn thứ 4

" Rải rác biên cương mồ viển xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"


Người lính Tây Tiến gặp nhiều khó khăn gian khổ, vì đói rét, vì dịch bệnh.... và vì chiến đấu họ đã nằm xuống .
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ"​
Câu thơ sao mà bi thảm quá."Rải rác" gợi cho ta cảm giác các anh ngã xuống rất nhiều, rất nhiều và còn cho ta cảm nhận cái lạnh khi từ giả cõi đời.
"mồ viễn xứ" gợi lên sự xa xôi, lạnh lẻo của rừng núi và cả sự đơn côi của những người nằm lại. Câu thơ như chùn xuống, mang một nỗi buồn ko thốt nên lời, tưởng chứng như câu sau sẽ ko cất cánh nổi. Nhưng ngựoc lại:
" chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"​
Câu thơ thể hiện quyết tâm của các anh, các anh sẵn sàng ra đi vì tổ quốc. Tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là tuổi đẹp nhất nhưng các anh chấp nhận hi sinh cho đất nước "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".
Nếu câu thơ đầu là cái bi thì câu thơ sau là cái tráng. Chính vì thế mà câu thơ vơi bớt đi cái bi thảm.
Các anh ra đi thật nhẹ nhàng.
"Áo bào thay chiếu anh về đất"​
Sống đã thiếu thốn, đến khi ra đi các anh cũng chẵng có j ngoài chiếc chiếu. Và với các anh, chiếc chiếu ấy rất quý nó như là "áo bào". Thế đấy , anh "về đất" chỉ với chiếc chiếu thay cho "áo bào".
Hơn 2 lần trong bài thơ, tác giả nhắc đến cái chết, nhưng đều rất nhẹ nhàng. "Về đất". Đất như là mẹ ôm con vào lòng. Đất sinh ra anh và lại đón nhận anh về sau khi làm tròn nghĩ vụ.
Anh chết đi, quê hương ôm anh vào lòng, sông núi khóc thương anh
" Sông Mã gầm lên khúc độc hành"​
 
P

phamminhkhoi

ko thể so sánh hình ảnh dáng kêìu thơm của các anh với " giếng nước gốc đa " của ngưòi lính trong bài Đất Nước của Chính Hữu để rồi trách các anh

Vì sao không. Đoàn quân ra mặt trận, không kể xuất thân, không kể quê hương, gốc gác: người vệ quốc quân của Chính hữu xuất thân từ những người nông dân quanh năm gắn bó với cây đa, bến nước , con đò, còn người lính trong Quang Dũng là những chàng trai hào hoa Hà Nội.
Tựu chung cả, đó là nỗi nhớ quê hương, lòng yêu da diết.
Tình hậu phương trong những người lính đã chuyển thành niềm tin, thành sức mạnh nâng đỡ ý chí, tinh thần để anh "mắt trừng gửi mộng qua biên giới". Quang Dũng nhớ về Hà nội, Chính hữu nhớ về một vùng quê "dất cày lên sỏi đá", nhưng đều là nỗi nhớ quê hương. Hậu phương sẽ nuôi dưỡng và tiếp sức cho tiền tuyến.

Khổ thơ sau đó bạn phân tích hơi mờ. Đây là một trong những đoạn thơ xuất sắc nhất của văn học Việt Nam kháng chiến, hào hùng mà bi tráng, vẻ đẹp lãng mạn anh hùng !
chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh"
Câu thơ thể hiện quyết tâm của các anh, các anh sẵn sàng ra đi vì tổ quốc. Tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là tuổi đẹp nhất nhưng các anh chấp nhận hi sinh cho đất nước "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".

Có thể liên tưởng câu thơ này với cái tráng chí "ra đi đầu không ngoảnh lại" của những vị anh hùng hào kiệt buổi xưa. Lời thơ dứt khoát, câu thơ không vương vấn (từ chẳng tiếc), mặc dù những nấm mồ rải rác đang đợi chờ. Hình tượng người lính dứt bỏ hậu phương êm ấm đi theo tiếng gọi non sông rất đẹp, rất hào hùng:

Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng
nhưũng chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm



Gió chớm lạnh trong lòng Hà nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm, nắng lá rơi đầy.

Quang Dũng ngắn gọn hơn: "chẳng tiếc" đời xanh. Từ giã đô thị phồn hoa dấn thân vào khói lửa, nới cái chết lúc nào cũng chừo chực chỉ có đoàn quân cách mạng anh hùng. Những cọn người đêm mớ dáng kiều thơm nagỳ vẫn mắt trừng gửi mộng qua biên giới. Nỗi nhớ thương vượt cao lên thành lý tưởng; bỏ mặc tất cả, không lưu luyến mà làm mạnh mẽ thêm sức mạnh tinh thần.

Tên tuổi anh gắn liền với non sông bất tử:

Áo bào thay chiếu anh về đất.

Tại sao lại lại về đất. hà nội hay Tây Tiến, Sông Mã hay sông Hồng đều là đất mẹ thân thương. Anh ra đi về với cội nguồn sông núi, với Tổ quốc mà anh chiến đấu và hi sinh. Tấm chiến bào bạc màu khó khăn, khổ nhọc theo anh về với đất mẹ, bnới biên cương không lạnh lẽo mà đầm ấm tình quê hương đất nước. QUang Dũng đã biến tấm quân phục thành tấm áo bào và những người lính trên con đường hành quân trở thành những anh hùng thời đại ! Nhà thơ nói về cái chết mà không tỏ vẻ đau đớn. Cái chết, đối với người bộ đội nhẹ nhàng chỉ như giấc ngủ (khổ thơ thứ nhất). Họ ngã xuống như những anh hùng !

Sỗng mã tiễn đưa anh. Sông Mã, nước non, mãi mãi ca khúc ca bi hùng đưa tiễn linh hồn các anh về cõi vĩnh hằng bất tử. Quân Tây tiến đi, Sông mã muôn đời vãn chảy cùng năm tháng. Và tên tuổi anh, có thể phai mờ trong ký ức đồng đội. mãi mãi đwocj non sông ghi ơn.
 
Last edited by a moderator:
M

moxa

đoạn văn thứ 5

Tiếp tục:
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên mang điệu nàng e ấp
Nhạc về viên chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
có thấy hôn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"




Tây Tiến là bài thơ được Quang Dũng sáng tác tại Phù Lưu Chanh, năm 1948, khi ông đã rời xa đơn vị cũ.Tây Tiến là tên 1 đơn vị quân đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - lào và đánh tiêu hao lực lượng của quân đội Pháp.Và Quang Dũng là đại đội trưởng trong đoàn quân ấy. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nổi nhớ, nổi nhớ về cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ nơi đoàn quân đã từng hành quân, nỗi nhớ về đồng đội, nhữg người lính anh dũng và hào hoa, Nhớ cả nhữg kỉ niệm về tình quân dân thấm thiết trong đêm liên hoan.
" Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
....
....
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"





Bài thơ Tây Tiến có 4 phần. Và đoạn thơ trên nằm ở đoạn thơ thứ 2, gồm 8 câu ghi lại nhữg kỉ niệm đẹp về một thời gian khổ. Đó là nhữg hình ảnh đầy tự hào về đồng đội thân yêu.
Nếu ở đoạn đầu ta bắt gặp hình ảnh "cơm lên khói", "mùa em thơm nếp xôi" đầy tình cảm quân dân thì ở đoạn 2 đó là 1 sự tiếp nối. Hội đuốc hoa đã trờ thành kiểm niệm đẹp trong lòng nhà thơ và là hành trang ko thể thiếu của các chiến sĩ.
" Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên mang điệu nàng e ấp
Nhạc về viên chăn xây hồn thơ".
4 câu thơ tả cảnh sinh hoạt của nhữg đêm liên hoan thật là vui tươi và nhộn nhịp. Với cụm từ "bừng lên", tác giả đã làm cho bức tranh đêm tối bỗng trở nên sáng rực và làm cho đêm liên hoan bỗng tưng bừng nhộn nhip.
Sự xuất hiên của "em" làm cho hội đuốc hoa mãi mãi in sâu trong lòng nhữg ngườ lính Tây Tiến ko bao giờ phai.
Những cô thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng, e lệ cũng với tiếng khèn và điệu nhạc đã xây nên hồn thơ trong lòng mỗi chàng trai trẻ. "Kìa em" thể hiện thái độ ngạc nhiên, vui tươi và hạnh phúc. Câu thơ" Kìa em xiêm áo tự bao giờ" như 1 tiếng trầm trồ , ngạc nhiên và tình tứ.Chỉ như thế thôi, bao nhiêu khó khăn, gian nhổ,mệt nhoc của cuộc hành quân trong các anh như ko còn nữa.

Xa Tây Tiến ko bao lâu , thế nhưg sao mà nhớ quá, "nhớ chơi vơi", "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói", nhớ "hội đuốc hoa" và "nhớ dáng người độc mộc". Bao nhiêu kỉ niệm trong Quang Dũng lại ùa về:
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
có thấy hôn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"
Hỏi "người đi" hay tự hỏi mình "có thấy", "có nhớ"?
Bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thật thơ mộng với thời gian và không gian cụ thể. Điểm trong thời gian là không gian, là sông, là nước , là hoa, cỏ và con người. "Có thấy" rồi lại "có nhớ" gợi lên trong lòng mỗi chiến sĩ nhữg kỉ niệm và những con ngườ khó quên.… Nhớ cảnh (hồn lau) rồi nhớ người (nhớ dáng người) cùng con thuyền độc mộc “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Hình ảnh “hoa đong đưa” là một nét vẽ lãng mạn gợi tả cái “dáng người trên độc mộc” trôi theo thời gian và dòng hoài niệm. Đoạn thơ gợi lên một vẻ đẹp mơ hồ, thấp thoáng, gần xa, hư ảo trên cái nền “chiều sương ấy”. Cảnh và người được thấy và nhớ mang nhiều man mác bâng khuâng. Bút pháp, thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn để lại dấu ấn tài hoa qua đoạn thơ này.


Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp lãng mạn và hồn thơ tài hoa của Quang Dũng. Qua đó thể hệin tinh thần lạc quan của người lính Tây Tiến. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, vất hả , các anh vẫn tìm thầy đựoc niểm vui, tinh thần lạc quan và yêu đời.


 
M

moxa

6

Phân tích:
" Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi"



Tây Tiến dc sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh, sau khi Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến và nhớ về những kỉ niệm gắn bó 1 thời với Tây Tiến. Bài thơ đã khắc hoạ dc hình ảnh người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng:
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi"


4 câu thơ àm dựng lên trước mắt người ta thái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Người lính phải hành quân trnê con đường gập ghềnh khúc khuỷu. Đồi dốc nối tiếp đồi dốc. Những câu thơtả núi trong bài thơ vô cùng đặc sắc. Nó dc nhìn bnằg con mắt của người vượt núi nên cai dồc fải dc nói trứơc tiên và chiều cao của dốc faỉ dc "đo" bằng hơn thở dồn dập, nặng nhọc của họ. Đây là 1 thước đo mới mà nếu chưa trải qua những ngày Tây Tiến, chắc hẳn nhà thơ khó lòng có dc:
"
"Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời"​
Những thanh trắc (dốc, khúc, khuỷu,thẳm) miêu tả độc đáo thế núi non hiểm trở. Đáng chú ý nhất là việc dùng từ miêu tả chiuêù sâu (thăm thẳm) để diễn tả chiều cao của "dốc lên khúc khuỷu". Ngự trên độ cao ấy là người lính _ người có cảm giác đang bồng bềnh trên mây, đến mức "súng ngửi trời". "Súng người trời" chứ ko fải "súng chạm trời". Khẩu súng dc nhân hoá như người đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh , tinh nghịch, mang chất hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu thơ trên nặng nhọc, gấp gáp, câu dưới nhẹ nhàng thơ mộng trong sự tự hào cua người chiến thắng. Ta hiều đây ko chỉ là đỉnh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần , nghi lực người chiến sĩ
Cái độ cao ây chắc chắn đã thành ấn tượng trong nổi nhớ của Qunag dũng đối với chiến trường miền Tây đến mức nhà thơ fải nhắc đến 2 lần trong 1 khổ thơ ngắn. Và lần thứ 2 lại là 1 sáng tạo đặc sắc của thơ Quang Dũng:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi"​
Câu thơ gấp khúc như bị ngắt làm hai .Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống diễn tả rõ con đường hành quân lên rất cao rồi lại xuống rất sâu trên những vách núi dựng đứng của chiến trừơg Tây Tiến. Nếu câu trên dc dùng nhiều thanh trắc, đặc bitệ ở cuối câu thơ(ngàn thứơc xuốn) tạo nên sự khúc, khuỷu, gập ghềnh, chao leo, vất vả thì câu dưới lại dùng toàn thanh bằng, hầu hết là thanh không dấu khiến câu thơ êm ả như sợi khối nhẹ dag bay lên trời: Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi. Sự đối lập của thanh điệu, nhiệp đêịu câu thơ đen đến sự đối lập của cảnh và tình trong hai câu thơ đấy chính là nét tài hoa của thi sỉ. Xưa, Tản Đà cũng có câu thơ như vậy:
Taì cao phận thấp, chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương​
Nhưng câu thơ của Tản Đà chủ yếu gợi tình , còn câu thơ của Quang Dũng chủ yếu gợi cảnh. Tất nhiên trong cảnh có tình. Trên đừơg hành quân ra trận , hình ảnh 1 mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mòng nơi lưng chừng núi thì ấm lòng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác trên đưởng hành quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn ko bỏ qua 1 mái nàh thơ mộng như vậy, thì đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩcủa người lính Tây Tiến_ những chàng trai kinh thành " đêm mơ Hà NÔi dáng kiều thơm". Tâm hồn các anh fải fong fú , cao đẹp , lãng mạn như tếh nào thì mới viết nên những câu thơ tài hoa như vậy.


Chỉ với 1 khổ thơ nhớ lại bứơc đường hành quân trên núi cao Tây Tiến của các anh mà Quang Dũng đã bộc lộ rõ cái nét taì hoa . Đó là khẩu khí Qunag Dũng đã thổi hồn vào ngôn ngữ thi ca để làm nên khổ thơ tuệyt bút mang đậm chất Tây Tiến.
 
B

baphu_d3

Tớ đã thất bại rồi moxa ah. Và đây là lời khuyên và kinh nghiệm của tớ sau lần thất bại này: Phương pháp học văn tốt nhất là …học thuộc long và sáng tạo là mất điểm. Có lẽ cậu đang thắc mắc phải ko? Nhưng hãy thử nghĩ xem, thời gian bạn tự viết phân tích 2 câu thơ trên với thời gian bạn học thuộc long đoạn phân tích trong bài văn mẫu thì cái nào sẽ mất nhiều thời gian hơn? Đấy là chưa kể đến những kiến thức bạn trình bày, bạn lập luận có chính xác, có đầy đủ, có chặt chẽ… bằng các giáo sư, tiến sĩ viết sách không?? Và liệu rằng bạn có thể tự mình viết bài phân tích tất cả các tác phẩm học trong chương trình để thi Đại học đạt kết quả cao? Câu trả lời có lẽ là “không”.
Bạn biết chị Hoàng Thuỳ Nhi chứ, bài văn đạt điểm tuyệt đối của chị ấy giống…gần như tuyệt đối trong bài văn mẫu ở quyển “Kiến thức cơ bản ngữ văn 12”. NGhĩa là thi đại học cậu chỉ cần học thuộc bài phân tích với những kiến thức cơ bản đã đc điểm tuyệt đối rồi, không cần sáng tạo làm gì cho phí thời gian và công sức.
Bây giờ tớ đang chán lắm rồi đây, tớ ghét cái kiểu học thuộc long bài văn mẫu rồi ..bê nguyên xi vào bài làm của mình. Nhưng suy cho cùng đó cũng là 1 cách học, và quan trọng hơn là cách học này "phù hợp "với nền Giáo dục của nước ta. Mục tiêu của chúng ta là đỗ Đại học chứ ko phải đạt giải cao trong kì thi HSG, vậy nên từ bây giờ đứng tốn thời gian và công sức tự làm 1 bài phân tích mà hãy tìm sách tham khảo mà học thuộc lòng. Đừng lo là bạn sẽ quên, (vì học vẹt mà), cứ học đi học lại, xào đi xào lại thì sẽ nhớ, bởi có như vậy mới đáp ứng đc “yêu cầu tri thức trong thời kì hội nhập".


cảm ơn bạn đã nói hộ lòng mình, đúng đó nền GDVN cứ thế nào ý văn mà cũng cần parem chấm mặc kệ sự sáng tạo ko cần để ý

thầy hưởng cũng đọc chép hs về mà học thuộc 8-9 trang nhá:eek:
 
M

moxa

Tiếp tục:
phân tích:
“Anh bạn dải dầu ko bước nữa
Ngục lên súng mủ bỏ quên đời”




Với ngòi bút vừa lãng mạn trừ tình, vừa tả thực tài hoa, nhà thơ ko hề né tránh thực tế khắc nghiệt của bao đồng đội thân yêu đã năm lại trên những chặng đường hành quân gian khổ:
“Anh bạn dải dầu ko bước nữa
Ngục lên súng mủ bỏ quên đời”​
Bỏ quên đời chứ ko fải chết. Nhẹ nhàng lắm, thanh thản lắm! mạng sống của con người là cái đnág quý nhất, ấy thế mà chiến sĩ ta bỏ quên đời như bỏ quên vật j tầm thường vậy. Cái chết đến nhhẹ nhàng như 1 cơn buồn ngủ. Mệt quá thì chợt thiếp rồi đi luôn, ko 1 lời trăn trối. Con người ko khuất fục trứơc gian nan, thử thách, có chết cũng chết trên đường hành quân tới đích.Đây cũng là 1 nét kiều hùng của ngưòi lính Tây Tiến.
Đẹp biết bao hình ảnh “ gục trên súng mủ”. Bất chợt, ngưòi đọc lêin tưởng đến “Dáng đừng việt Nam” của anh giải fóng quân sau này dưới ngòi bút của nhà thơ Lê Anh Xuân
:
“Anh ngã xuốn trong khi anh đang đứng
Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.”




Câu chuyển ý (in nghiêng,khác màu) moxa viết như vậy dc hok? hay là viết thế nào thì hay hơn để câu văn ko bị lũng cũng
 
M

moxa

8

Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiên của Quang Dũng



Tây Tiến là đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt động chủ yếu ở biên giới Việt_Lào . Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên HÀ Nội trong đó có Quang Dũng, chiến đấu trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ , vô cùng thiếu thốn về vật chết, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng vitế bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến.Tây Tiến dc in trong tập "mây đầu ô".





Với dạng đề này, chỉ cần chép theo đúng SGK là có điểm đúng hok ạh??? hay là có thêm j nửa? để em còn bik cách học. Thanks:)
 
Top Bottom