van lop 10 bai viet so 1.

P

p3nh0ctapy3u

Bạn có thể dựa vào bài viết này và một cảm nhận của riêng bạn để làm bài văn cho tốt
tham khảo bài này nha bạn ;)
Nói về báo hiếu, tôi xin chia sẻ câu chuyện của tôi: lúc còn nhỏ, gia đình làm nghề nông nên ngoài thời gian cắp sách tới trường thì tôi chỉ biết chăn trâu cắt cỏ, sống dựa dẫm vào bố mẹ, cũng không biết gì về ý nghĩa của Vu lan hay báo hiếu…
Sau này lớn hơn, có điều kiện học hỏi, mắt thấy tai nghe tôi biết về “gánh cơm giỗ sống” của người dân tộc Nguồn ở Quảng Bình và cứ bị… ám ảnh mãi.
Họ, những những người con, người cháu trong dân tộc Nguồn khi trưởng thành đều làm một mâm cơm thịnh soạn để “giỗ sống” ông bà, cha mẹ với quan niệm đơn giản là những bậc sinh thành ra mình quanh năm vất vả nuôi mình, bây giờ trưởng thành, phải làm mâm cơm báo hiếu cha mẹ chứ đến khi họ sang thế giới bên kia rồi thì làm sao báo hiếu được nữa.
Do đó, mâm cơm “giỗ sống” của họ không cần thiết phải cao sang nhưng nó phải thể hiện được tấm lòng hiếu lễ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà.
Thấy người ngẫm ta, tôi cũng muốn có một “gánh cơm” như thế từ lâu để dâng bố mẹ mình, nhưng đến giờ tôi chưa làm được.
Tôi vẫn luôn trăn trở mỗi khi nghĩ về những năm tháng học đại học xa nhà, khi đó tôi chưa cảm nhận hết được ý nghĩa của việc bố tôi ở quê bện từng cái chổi cọ, còng lưng dậm tép ở ngoài ngòi, hay hái từng quả cọ luộc mang lên chợ quê bán, chắt chiu từng đồng tiền lẻ gửi tôi ăn học. Mẹ tôi cũng sớm nắng chiều mưa phơi thân ngoài đồng để gửi cho tôi túi gạo, nhánh khoai, đùm trứng…
Khi “gánh cơm giỗ sống” bố mẹ vẫn còn nằm trong tâm thức của tôi thì bố tôi chẳng may ngã và mất trong một lần trèo cây cọ lấy bẹ bện chổi – khi đó, tôi còn đang ngồi học trên giảng đường. Ông mất đi, cái ước mong dâng bố mẹ mâm cao cỗ đầy của tôi chẳng được trọn vẹn nữa.
Mẹ tôi đã còng lưng nuôi tôi nốt những năm tháng học Đại học, giờ ra trường, tôi vẫn luôn đau đáu với người mẹ tần tảo và đứa em còn nhỏ ở quê. Tôi lao vào làm việc, đủ thứ việc từ bán bánh mì thuê, bán hàng thời vụ, giao hàng khắp thành phố để “lấy ngắn nuôi dài” mong sớm tìm được công việc phù hợp với tấm bằng đại học của tôi, để tôi có điều kiện chia sẻ với mẹ gánh nặng mưu sinh, cho mẹ bớt nhọc nhằn, cho nụ cười của mẹ dành cho tôi không chỉ ở khóe miệng mà còn bừng lên trong ánh mắt nữa.
Tôi thấy cuộc sống ngày nay “chất lượng” hơn trước rồi, người ta chú ý đến lễ hơn, những dịp vu lan như bây giờ, người ta đi lễ nườm nượp, dâng đủ của ngon vật lạ cho người đã khuất.

Nhưng tôi cũng thấy hiện nay không ít người con thành đạt hoặc chưa thành đạt cũng ít khi thăm hỏi, chăm sóc bố mẹ mình, nhiều người lấy lý do cuộc sống bộn bề nên không thể hiện sự quan tâm bố mẹ được. Thành ra, với nhiều người, bố mẹ mất đi mới… báo hiếu – không biết những mâm cao cỗ đầy đó có ý nghĩa với người đã khuất không?
Tôi tuy không còn cơ hội dâng cho người bố của mình “gánh cơm giỗ sống” nữa, nhưng tôi luôn nhớ về ông, luôn trân trọng sự lao động cần mẫn hết lòng vì gia đình của ông, luôn biết ơn ông và nhất định sau này sẽ truyền đạt lại cho con cái mình những đức tính tốt của người ông đã hy sinh cuộc sống vì bố của chúng.
Với tôi, dịp Vu lan này cũng nhắc nhở tôi trân trọng những gì mình đang có: người mẹ một nắng hai sương ở quê, gia đình, người thân yêu của mình, nhắc tôi càng phấn đấu nhiều hơn nữa, để có được một “gánh cơm giỗ sống” dâng lên mẹ, ở gánh cơm đó sẽ có giọt mồ hôi của tôi, giọt nước mắt của tôi, tình yêu thương và lòng biết ơn của tôi dành cho mẹ”.

~>Sưu tầm :D
 
Top Bottom