Văn lập luận chứng minh

M

meocon0909

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có các đề:
Đề 1:Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:co1 công mài sắt,có ngày nên kim
Đề 2:Chứng minh chân lí trong bài thơ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Đề 3:Chứng minh rằng nhân dân Viêt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,"Uống nước nhớ nguồn"
Có ai làm được nhớ giúp mình mình thanks nhiều
 
B

bibim64

=================Bài tham khảo===============

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.

Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
 
B

bibim64

Đề 1:Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:co1 công mài sắt,có ngày nên kim


Từ xưa, ông bà ta đã dùng những câu ca dao, tục ngữ để dạy dỗ con cháu về các đạo lý làm người. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một bài học của người xưa để giáo dục ta về sự chăm chỉ, bởi đó là một đức tình vô cùng quan trọng cuả con người.
Trước tiên, ta hãy tìm hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Một cây sắt dù to lớn, nhưng dười bàn tay lao động chăm chỉ, cần cù của con người cũng cỏ thể trở thành một cây kim nhỏ. Khối sắt to lớn ấy chính là hình ảnh ẩn dụ của những công việc to lớn trong cuộc sống,còn kim chính là kết quả mà ta đạt được. Trong cuôc sống, câu trên được hiểu như một lời dặn dò chúng ta phải biết chăm chỉ lao động, học tập và làm việc để đạt kết quả tốt. Dù công việc trước mắt có to lớn, kho khăn tới đâu, chỉ cần ta bền bỉ, chăm chỉ thì cũng sẽ thành công.
Xã hội ngày cáng phát triển, muốn thành công, chỉ có đầu óc thôi cũng ko đủ. Sự chăm chỉ cũng là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Câu nói rất đúng đắn, sâu sắc khuyên răn con người,ở bất kì lứa tuổi nào, thời đại nào phải nỗ lực lao động, cố gắng hết sức mình để thành công, niềm vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống. Một người thông minh, nhạy bén nhưng lười nhác thì sẽ không bao giờ đạt đươc kết quả tốt trong cuộc sống. Có rất nhiếu tấm gương về đức tính chăm chỉ. Ít ai trong chúng ta biết được nhà bác học lừng danh Thomas Edison đã chăm chỉ, miệt mài thực hiện hơn 1000 thí nghiệm mới tìm ra được dây tóc bóng đèn. Hay Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác cũng đã chăm chỉ học tập tiếng nước bạn để dễ dàng hơn trong giao tiếp. Các bác nông dân ngày đêm chăm chỉ trồng trọt lương thực cho mọi người. từng thế hệ học sinh chăm chỉ học tạp để mai sau làm chủ đất nước. Có vậy, ta mới thấy đươc vai trò vô cùng quan trọng của sự chăm chỉ.
Từ trước, ông cha ta đã đánh giá được tầm quan trong của đức tính chăm chỉ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không thấy được điều đó. Trong xã hội, còn có rất nhiêu lười nhác, ỷ lại. Có rất nhiều các bạn học sinh ỷ lại vào khả năng của mình mà lười biếng trong học tập. Dần dài gây ra những lỗ hỏng kến thức. Tự biến mình tư học sinh khá giỏi thành một học sinh mất căn bản. Song đó, chỉ chăm chỉ thôi cũng không đủ để làm nên thành công mà cần phải có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả.
Là một người học sinh, em sẽ cố gắng chăm chỉ từ những việc nhỏ như học bài, làm bài đầy đủ, đọc sách để tiếp thu thêm tri thức, đúng như lời ông bà ta đã dạy: “ có công mài sắt có này nên kim”.
Câu tục ngữ trên chính là lời dạy quý báu của người xưa truyền lại cho đời sau. Muốn thành công, trước tiên ta phải chăm chỉ, cần cù. Có vậy thì bất cứ việc gì cũng sẽ thành công.




 
B

bibim64

Đề 2:Chứng minh chân lí trong bài thơ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"


Nhắc đến thanh niên, ta sẽ nghĩ đến những con người trẻ tuổi , khỏe mạnh và giàu nhiệt huyết . Họ không chỉ là những nông dân hiền lành chân chất ngày nagỳ làm việc để có từng bát cơm hạt gạo , hay những người lính gan dạ can đảm dám băng mình qua lửa đạn để chiến đấu bảo vệ tổ quốc , mà họ còn là những chủ nhân tương lai, là rường cột vững chắc cho nước nhà mai sau . Nhìn thấy tầm quan trọng của thanh niên như vậy nên trong một lần nói chuyện với họ, Hồ Chí Minh đã tâm sự :

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”
Vậy lời tâm sự cảu Hồ Chí Minh có dụng ý ra sao , bài viết sau đây sẽ phân tích rõ vấn đề đó .

Đọc một lượt bốn câu thơ , ta có thể hiểu “việc” ở đây là công việc , còn “khó” là khó khăn, vất vả , cực nhọc . Còn “lòng” , có thể hiểu đơn giản là ý chí , , sự kiên trì, bền bỉ của mỗi người .”đào núi”, “lấp bể” ở đây tượng trưng cho những công việc khó kắhn , tưởng chừng không thể làm được hoặc phải mất rất lâu, rất nhiều công sức mới có thể .Tóm lại , bốn câu thơ đựơc hiểu như sau : Không có vuiệc gì là khó khăn cả mà chỉ e người làm không quyết tâm , không hết sức . Bất kỳ công việc gì, khó khăn vất vả đến đâu đi nữa nhưng đã có lòng quyết tâm thực hiện , ý chí không đổi, chí hướng không rời thì “kẻ thù nào cũng chiến thắng, khó kăhn nào cũng vượt qua” .

Theo mình nghĩ thì bốn câu thơ đó hoàn toàn đúng . Ví như câu chuyện của cậu bé Ký , cậu bị tật nguyền đôi tay từ bé , nên mọi sinh hoạt hằng ngày dù là đơn giản nhất nhưng đối với cậu cũng là một khó khăn . Trong hoàn cảnh đó không biết bao lần cậu bé đã gục ngã trước số phận nhưng cậu vẫn không khuất phục . Bằng chính ý chí và nghị lực cộng với lòng quyết tâm cảu mình , cậu đã không những làm được mà còn đi học được nữa . Hơn thế cậu còn học rất giỏi khiến mọi người chúng ta , ai ai cũng phải cảm phục . Một ví dụ khác là chính dân tộc Việt Nam chúng ta , một dân tộc nhỏ bé , trong ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã gặp phải biết bao kẻ thù , từ nhữung kẻ thù phương Bắc khổng lồ như Hán Đường Tống Nguyên Minh Thanh cho tới các kẻ thù Tây phương với trang bị hiện đại , vũ khí tốt tân như Pháp , Hoa Kỳ nhưng dân tộc Việt Nam nhỏ bé kia , bằng chính sức lực bé nhỏ cuả mình đã khiến mọi kẻ thù run sợ , bảo toàn được độc lập tự do cả quốc thổ Việt Nam dù nhỏ bé nhưng ý chí của dân tộc đó lại lớn vô cùng tận .

Một minh chứng rõ nét nữa trong thời đại mới hiện nay là công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân , một việc làm tưởng chừng như không thể nhưng đã trở thành có thể . Tóm lại lời dạy của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng . Nhưng đó là ý, còn dụng ý thực sự đối với thanh niên là gì ?
Sẽ không phải là ngẫu ý khi mà Hồ Chí Minh đã dạy thanh niên bốn câu đó .Ngẫm nghĩ lại ta sẽ thấy , trong cuộc đấu tranh trường kỳ giải phóng dân tộc , thanh niên đóng một phần công sức rất lớn . Nhờ có họ , ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù , bằng mọi giá bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ của đất nước . Biết bao nhiêu người trai trẻ , nhữung than niên ưu tú của tổ quốc đã sẵn sàng hy sinh một phần thân thể hay chấp nhận ngã xuống , nằm lại mảnh đất thân yêu quê nhà đất tổ để một lòng Vị Quốc Hy Sinh . Họ có lẽ chỉ là nhữung người con bình thường của tổ quốc, ra đi từ những nơi :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi ngèo đất cày trên sỏi đá…”
Vì nước , vì lý tưởng cao đẹp dù biết con đường phía trước đầy chông gai nhưng với sự kiên cường hiếm có, họ đã

“đào núi và lấp bể

Quyết chí ắt làm nên”
Có lẽ ai cũng đã biết đến ngọn lửa “mãi mãi tuổi hai mươi_Đỗ Cảnh Thạc” hay “nhật ký Đặng thùy Trâm” , họ tượng trưng cho thanh niên Việt Nam thời kỳ lửa khói hào hùng trong lịch sử dân tộc cùng với ý chí lòng quyết tâm kiên trì khiến ai cũng phải nể phục .. Nhũng gì họ để lại cho thanh niên ngày nay là một tấm gương ngời sáng đáng để chúng ta học tập và noi theo , tiếp bước họ .

Tiếp bước cha ông và các bậc tiền bối đi trước với lời dạy ngà đời của Hồ Chí Minh, thanh niên ngày nay đã có những khởi sắc đáng kể .

Là cột của nước nhà trong thời đại mới , họ không những ngày càng hoàn thiện bản thân mà cố công chinh phục những thử thách mới đặt ra trước mắt .Khó khắn thửu thách của cuộc sống mới gấp nhiều lần những gì họ đã có được nhưung abừng lòng kiên trì của mình , họ không tin không thể chinh phcụ đựơc . Và thựuc tế đã chứng minh điều đó . Như con đường hầm xuyên lòng núi Hải Vân , những cây cầu cao to hoành tráng như Mỹ Thuận , Thuận Phước nối đôi bờ xa cách . Xưa ia ông lái đò cật lựuc chèo đò vượt gầm vượt thác trên dòng Đà Giang hung tợ thì nagỳ nay , một đập thủy điện sững sững ấn ngữ ngang sông để nagỳ nagỳ cung cấp hàng chục tỉ kilôóat điện cho công cuộc xây dựng đất nước . sức thanh niên trai trẻ thật vô tận.

Rồi những cuộc thi đấu quốc tế , nhu đội tuyển Robocon nhiều lần dành giải tại các nước , đến các cuộct hi toán học , đoàn Việt Nam với những thanh niên ưu tú được dánh giá cao
 
C

cho4mat

đề 3:đạo lý ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn thể hiện 1 lòng biết ơn sâu sắc đến con người đã tạo ra thành quả cho mình được hưởng thụ .nói cách khác là sự biết ơn ,sự trân trọng của thế hệ đi sau đối với thế hệ đi trước.đây lả 1 đạo lý sống đẹp của người dân việt nam .những lễ hội ,chùa chiền ,đền đài ngày nay đều là hinh thức tưởng nhớ tổ tiên,các vị anh hùng dân tộc.chúng ta co được sự hoà bình ngày nay là nhờ công lao to lớn của các vị anh hùng như võ thị sáu ,nguyễn thị minh khai,...chúng ta phải biết nhớ ơn họ và xây dụng 1 đất nước lớn mạnh.hai câu tục ngữ này khuyên ta phải biết nhớ ơn những người có công làm ra thành quầm ngày nay mình được hưởng thụ .không được phep qua cầu rút ván .do đó,dân ta đã nhắc nhở :dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày dỗ tổ mùng 10/3 .để răn dạy con em mình dù đi đâu đâu về đâu cũng không được pháp quên nguồn cuội.quên ngườiddax có công nuôi dưỡng ,giáo dục mình .đạo lý ăn quả nhớ kẻ trông cây ,uống nước nhớ nguồn gợi cho em những suy gnhix về lòng biết ơn,đó là 1 nét đẹp trong nhân cách làm người .đạo lý đó để nhắc nhở emhawngf ngày trong việc thể hiện hành vi đạo đức của mình và giúp em phải có nghĩa vụ tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa.
 
T

tieuthu_timnguoitai

có bạn nào làm giúp mình bài này: cm rằng bác hồ luôn yêu thương thiếu nhi
 
Top Bottom