Đề 1:
Tân Sỏi, ngày 14 tháng 7 năm 2014.
Thùy Linh thân mến!
Nhận được lá thư này của mình chắc bạn ngạc nhiên lắm phải không? Đã lâu rồi mình mới viết thư cho bạn nhân dịp mình đi công tác và ghé lại thăm ngôi trường cấp hai mà chúng mình học cùng nhau ngày ấy nhưng thật xúc động và lưu luyến.
Linh à! Dạo này bạn có khỏe không, gia đình bạn hạnh phúc và luôn tràn ngập trong sự vui vẻ chứ? Thời gian sao mà trôi nhanh quá, mới đó mà đã bước sang hè. Bạn có hay về thăm trường không? Ngôi trường mà 20 năm trước bộn mình cùng học ấy! Linh biết được rằng đã từng ấy năm trôi qua có biết bao lớp học sinh đến rồi lại đi nhưng lớp học của chúng mình vẫn còn đó, vẫn còn những tiếng cười rộn rã trên sân trường. Tất cả vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mình.
Những kỉ niệm ngẫm nghĩ lại mà mình thấy thời gian trôi đi thật mau, mới ngày nào chúng mình còn vui đùa bên nhau, cùng nhau đá cầu, chơi những trò chơi dân gian thật vui, thật sung sướng, sống trong sự dạy bảo tận tình của thấy cô mà giờ đây đã trưởng thành thật sự. Mình ước gì chúng mình trở lại như xưa nhỉ! Ôi! Sao mới viết chưa được nửa bức thư mà nước mắt mình đã tuôn trào thế này! Thời học sinh quả là sung sướng, không như bây giờ, mỗi đứa có một cuộc sống cho riêng mình.
Trường mình bây giờ khác xưa nhiều lắm, cánh cổng vẫn một màu xanh nhưng hai hang cau vua đã cao lớn, vừa người ôm. Đi vào trường, quang cảnh hầu như thay đổi. Sân trường thay một bộ áo mới, toàn bộ lát gạch đỏ. Hàng phượng, hang sấu cao lớn, tỏa bóng mát xum xuê. Chỉ một chiếc lá hay một cánh hoa phượng cũng đủ gợi lên cho mình cảm giác than quen, quen thuộc nhất. Trường được xây dựng lại, ba tầng, khang trang hơn. Đưa váo sử dụng các thiết bị dạy và học tiên tiến đáp ứng nhu cầu của học sinh. Dãy nhà xe đổi mới, dọn dẹp sạch sẽ hang ngày, được lợp ngói tôn. Bác bảo vệ hồi trước đã nghỉ hưu mà thay vào đó là một bác bảo vệ mới, lịch sự đón tiếp mọi người.
Hè vắng lặng, mình bước tới chỗ cây phượng gần cửa văn phòng, ngắm nhìn những bông hoa học trò khoe sắc thật đẹp. Nhưng thật bất ngờ, mình gặp lại cô giáo chủ nhiệm 3 năm cấp hai và dạy văn đấy, cô Xuân bạn còn nhớ không? Cô đang chăm chú đọc báo, mình tới gần lễ phép chào cô và hỏi thăm sức khỏe của cô. Mình hỏi: “ Cô còn nhớ em không? Em là đứa học trò nhỏ tinh nghịch mà cô hay nhắc nhở đây! Em là Phương ạ!”. Cô giáo bất ngờ: “ Ôi! Con bé này! Đã bao năm rồi mà giờ mới trở vế thăm cô?” Cả hai người đều xúc động, nghẹn ngào nói không nên lời, vui lắm mà sao nước mắt cứ tuôn rơi. Rồi mình và cô cùng nhau trò chuyện. Bạn biết không! Cô lúc này hác xưa nhiều lắm! Mái tóc cô đã bạc trắng rất nhiều, đôi mắt đã mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Hằn sâu trên khuôn mặt là những nếp nhăn, đồi mồi in rõ vì suốt năm tháng cô thức khuya dậy sớm để soạn bài. Nhưng cô vẫn giữ nguyên tính cách của mình, cô ân cần, quan tâm tới học trò như cách cô đã dạy dỗ chúng mình. Trong cái giây phút ấy, mình chỉ biết nắm lấy tay cô mà nghe cô nói, cô dạy bảo. Không chỉ có vậy, cô còn hỏi tới những bạn lớp mình. Bạn Thùy Linh đã thành đạt nhưng chưa thấy về thăm trường. Đám bạn Nhật , Đạt, Khánh, Hoa, Ngọc Hà… vừa tháng trước về thăm thầy cô. Cô bảo chúng nó lớn, lịch sự lắm, đánh cả xe ô tô vào trường cơ đấy. Lúc vào trường, mình đã mua một món quà để đền đáp thầy cô. Bạn biết đó là gì không? Một chiếc đồng hồ đấy! Mình nghĩ đồng hồ là vật có ý nghĩa, vật chỉ thời gian, nhắc con người nên nhớ tới kỉ niệm đẹp trong quá khứ dù có cách xa nhiều năm, đến lúc trở về nơi mình trưởng thành. Nhớ lắm! Cái ngày lũ học trò chúng mình tung tăng, cùng nhau đá cầu, nói chuyện, kể chuyện cho nhau nghe. Những chiếc ghế đá hứng mưa hứng nắng ngoài trời chứng minh sự thay đổi và tình bạn của chúng mình Linh nhỉ! Mình và cô giáo nói chuyện nhưng rồi đến lúc mình về, mình lưu luyến không muốn dời xa. Buổi thăm trường hôm ấyddeer lại cho mình bao cảm xúc còn đọng mãi trong tim. Nhưng đến giờ khi viết những dòng thư này, cảm giác bồi hồi, xao xuyến ùa về mình. Chắc chắn khi nào có thời gian, mình sẽ thăm trường thường xuyên hơn. Hi vọng sẽ có lúc lớp mình quay trở về, họp lớp và đến thăm thầy cô. Nếu một ngày rảnh rỗi Linh hãy quay về thăm trường nhé! Khoảnh khắc cắp sách tới trường là tuyệt vời nhất vì vậy Linh đừng quên.
Thư chưa dài nhưng mình xin dừng cây bút này tại đây! Chúc Linh và gia đình mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Nhớ viết thư lại cho mình đấy.
Bạn thân của Linh
Phương
Trần Thị Phương.
Đề 2: Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.
Nguồn ST