Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975

H

happy95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Vì sao văn học phải đổi mới? Công cuộc đổi mới của văn học từ sau năm 1975 diễn ra như thế nào và đã đạt được những thành tựu chủ yếu gì (về văn xuôi, thơ, kịch, lý luận, phê bình văn học)? Có hiện tượng tiêu cực nào mới phát sinh? Vì sao?
2. Hãy so sánh để thấy sự khác nhau giữa văn học giai đoạn 1945-1975 với giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX (về ý thức của người viết đối với hiện thực, về quan niệm con người, nhà văn và độc giả?
3. Phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi, cảm hửng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 qua các tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, đã học ở sách ngữ văn 9, tập 1.
 
K

ken_luckykid

1.Vì sao văn học phải đổi mới ?
Từ năm 1986 ,với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường,văn hóa nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới ,báo chí ,các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ,đất nước bước vào công cuộc đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng phải đổi mới.
 
K

khoctrongmua1999

bạn thử tham khảo xem nke

- 19.12.1945, kháng chiến chống Pháp chính thức bùng nổ. Chín năm kháng chiến gian khổ và anh hùng của người Việt Nam được đánh dấu bằng một loạt chiến thắng : chiến thắng thu đông năm 1947, chuyển kháng chiến từ giai đoạn phòng ngự sang giai đoạn cầm cự; chiến tranh ở thế cài răng lược; từ 1948, liên tục mở các chiến dịch tấn công địch trên tất cả các mặt trận, điển hình là chiến dịch biên giới năm 1950, chiến thắng Hoà Bình năm 1952, chiến thắng Tây Nguyên (đầu năm 1954) và đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (1954). Trong thời gian đó, cũng đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị ở Việt Nam : Hồ chủ tịch phát động phong trào thi đua yêu nước (1948), đưa ra khẩu hiệu "toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến"; Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân chính thức công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đảng chính thức lấy tên mới là Đảng lao động Việt Nam, ra hoạt động công khai, xác định đường lối kháng chiến và đường lối cách mạng Việt Nam; năm 1953, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh về giảm tô và cải cách ruộng đất, mở đường cho cuộc cải cách ruộng đất.
- Những năm 1949 – 1950, có phong trào văn nghệ sĩ đầu quân. Trong quá trình tham gia kháng chiến để sáng tác, nhiều văn nghệ sĩ đã hy sinh : Nam Cao, Trần Đăng, Thôi Hữu, Nguyễn Đình Lạp…Phong trào sáng tác từ năm 1948 trở đi đã có nhiều biến chuyển, các nhà văn đi sâu vào cuộc sống của bộ đội, của nông dân đang đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất. phong trào thi đua sáng tác sôi nổi, chất lượng tác phẩm dần dần được nâng cao.
2. Khái quát về văn học Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
Phát triển trong hoàn cảnh cách mạng và kháng chiến gian khổ, phong trào sáng tác văn học đã thu được những kết quả đáng kể. Từ thực tiễn sáng tác có thể nêu lên mọt số đặc điểm như sau :

- Phong trào sáng tác sâu rộng, lực lượng sáng tác luôn được bổ sung. Trình độ người sáng tác và công chúng văn học được nâng lên. Bên cạnh những tác giả có tác phẩm từ trước cách mạng, một lớp nhà văn mới ra đời trưởng thành trong cách mạng và kháng chiến. Từ những cơ sở chiến đấu và sản xuất, những cây bút trẻ dần dần trở nên quen thuộc với người đọc, bổ sung cho lực lượng sáng tác. Quân đội, nông thôn, nhà máy, hầm mỏ là môi trường hun đúc nên những tài năng văn chương cho kháng chiến (Chính Hữu, Lưu Trùng Dương, Võ Huy Tâm, Trần Hữu Thung…). Phong trào sáng tác của quần chúng làm đa dạng hơn, phong phú hơn đời sống văn học.

- Đối tượng phản ánh của văn học là quần chúng nhân dân. Nhân vật cá thể chưa được khai thác, hình tượng văn học tập thể, nhân vật tập thể xuất hiện nhiều. Nếu như trong văn học công khai trước đây, nhân vật văn học thường cô độc, bị động thì nhân vật văn học trong giai đoạn này thường chủ động, tự tin, lạc quan. Văn học bộc lộ những phẩm chất mới, một trong những phẩm chất cơ bản là trở về với dân tộc, miêu tả cuốc sống kháng chiến của dân tộc, làm nổi bật lên con người kháng chiến của dân tộc, con người của thời đại mới. Nhân vật đơn độc, phản kháng tự phát trong văn học trước năm 1945 được thay thế bằng nhân vật có ý thức trong cuộc sống và đấu tranh. Trong thơ, tâm trạng cô đơn hoặc thoát ly cuộc sống nhường chỗ cho những tình cảm trong sáng, lành mạnh, bắt nguồn từ thực tế kháng chiến của nhân dân. Thơ từ độc thoại chuyển sang đối thoại, nhà thơ mở rộng tình cảm giao hoà với cuộc sống hiện thực.

- Công tác phê bình thực sự có tác dụng định hướng cho sáng tác. Ngay từ những năm đầu cách mạng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh đã có những bài lý luận phê bình sắc sảo, có sức thuyết phục phê bình những hiện tượng văn hoá lệch lạc (Tương lai văn hoá Việt Nam của Trương Tửu), giải thích những nguyên lý văn hoá mới của Đảng (Một nền văn hoá mới của Nguyễn Đình Thi), xác định truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc, chống coi khinh văn hoá nước nhà và những kẻ xây dựng một nền văn học nghệ thuật xa lạ (Có một nền văn nghệ Việt Nam của Hoài Thanh). Trong kháng chiến, công tác lý luận phê bình cũng có nhiều thành tựu : hai cuốn Nói chuyện thơ kháng chiến của Hoài Thanh và Tiếng thơ của Xuân Diệu; các bài viết về tính nhân dân trong thơ Hồ chủ tịch, về cuộc đời và sáng tác cuả Trần Đăng, Nam Cao của Nguyễn Đình Thi…; Đặng Thai Mai nghiên cứu và giới thiệu di sản văn học truyền thống của dân tộc. Nhìn chung, công tác lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học trong thời kỳ kháng chiến đã đạt được một số kết quả : những khuynh hướng tư tưởng tư sản, phản động bị đẩy lùi; tư tưởng văn nghệ của đảng ngày càng được mở rộng trở thành sức sống của nền văn nghệ mới.

- theo dõi sự phát triển của văn học, có thể thấy những năm độc lập đầu tiên là giai đoạn đánh dấu bước chuyển biến của lịch sử. Đa số các nhà văn chân thành đi theo cách mạng Những tiến bộ bước đầu về lập trường tư tưởng đã ảnh hưởng đến sáng tác của họ. Hình tượng con người mới từng bước xuất hiện trong văn học. Về thể loại, giai đoạn này các loại văn báo chí phát triển mạnh, văn xuôi chủ yếu là ký và truyện ngắn. Thơ là thể loại phát triển rầm rộ hơn cả. Nội dung tác phẩm đều tập trung nêu cao chủ đề yêu nước, tinh thần dân tộc,lòng căm thù bọn xâm lược và niềm tin vào tiền đồ của cách mạng. Bước vào kháng chiến chống Pháp, trong thời gian đầu, văn học chưa có những tác phẩm hay, tương xứng với hiện thực đời sống. Phần lớn các nhà văn có sáng tác từ trước cách mạng còn đang trong giai đoạn "nhận đường". Hiện thực cuộc sống còn quá mới mẻ với họ. Các nhà văn trẻ, kinh nghiệm sống, nghề nghiệp còn hạn chế nên sáng tác còn đơn giản, nặng về ghi chép. Từ cuối năm 1948 trở đi, văn học mới thực sự chuyển biến, trưởng thành trên nhiều mặt : ý thức tư tưởng, ý thức bám sát cuộc sống, ý thức nghề nghiệp đều được nâng cao qua những cuộc trao đổi, thảo luận, hội nghị và những chuyến đi vào cuộc sống. Đi để viết trở thành một nhu cầu, một niềm mê say, một sự thôi thúc và thói quen, phong cách sống của nhiều văn nghệ sĩ. Từ sau năm49, bắt đầu xuất hiện những thành tựu quan trọng của văn học cách mạng.
3.1. Diện mạo thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954.
- Cuộc sống kháng chiến trở thành nguồn đề tài phong phú trong thơ ca. Thơ ca đã phục vụ tích cực sự nghiệp kháng chiến của dân tộc, nhưng chính kháng chiến lại nuối dưỡng cho thơ ca có một sức sống mới.
- phong trào thơ ca quần chúng có đóng góp tích cực đối với thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là bộ phận thơ ca của các tác giả trong quân đội. Thơ trào phúng đánh địch phát triển mạnh với Tú Mỡ là cây bút hàng đầu.Thơ của các tác giả miền núi cũng có mặt trong đời sống thơ ca kháng chiến và có chất lượng cao. Trong nền thơ ca kháng chiến, thơ ca của Hồ chủ tịch có một vị trí đặc biệt.
- Nét nổi bật trong phong trào thơ ca kháng chiến là niềm lạc quan, tin tưởng. Có thể nói lạc quan tin tưởng là tư tưởng chủ yếu của những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Thơ ca đã vận động và vươn lên theo hướng đó. Thơ ca hoà mình vào đời sống kháng chiến. Trong thơ lúc này, những gương mặt, những cuộc đời cụ thể, những tên đất tên làng những trận đánh được phản ánh khá chi tiết; những sự việc, chính sách đường lối kháng chiến cũng được vận dụng khá nhuần nhuyễn trong thơ. Kịp thời và nhanh nhạy, thơ ca vượt lên các ngành nghệ thuật khác trong việc phục vụ đời sống kháng chiến.

- Thơ ca thực sự cởi bỏ mọi ràng buộc, mở rộng khả năng phản ánh. Chủ đề trong thơ đa dạng. Thơ đã xây dựng đựơc nhiều hình ảnh đẹp về người bộ đội, người mẹ, người phụ nữ hậu phương, về những con người trong đời sống kháng chiến.

3.2. Những đặc điểm thẩm mỹ của thơ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

- Lý tưởng xã hội, lý tưởng thẩm mỹ trong thơ ca. trong thơ ca kháng chiến có sự hoà hợp nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp hiện thực và vẻ đẹp lý tưởng, giữa hiện thực kháng chiến và những mơ ước về tương lai.

- Sự vận động của hình tượng thơ ca. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, nhiều bài thơ mang cảm hứng lãng mạn và có bài pha sắc thái anh hùng hiệp sĩ. Những bài thơ ấy phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của tầng lớp trí thức, học sinh sinh viên trong những ngày đầu ra trận. dò yều cầu của cuộc sống và bản thân thơ, thơ phát triển dần đần tước bỏ đi tất cả những công thức xa lạ để thật hơn, mộc hơn. Hình tượng thơ ngày càng gần với đời sống. Sự vận động của thơ ca đi từ những hình tượng ước lệ, trừu tượng đến những hình ảnh cụ thể được xây dựng trực tiếp từ thực tế đời sống đồng thời cùng với đời sống kháng chiến, cũng xuất hiện những hình tượng thơ có sức khái quát cao về đời sống kháng chiến.

- Ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ đời sống. Thơ trở về với cuộc sống nhân dân, phù hợp với thị hiếu quần chúng thì về mặt nội dung, hình thức thơ đã thay đổi nhanh chóng, đã có sự nhịp nhàng trong mối quan hệ nội dung, hình thức. Chất liệu hiện thực ùa vào trong thơ. Thơ chấp nhận và huy động vốn từ ngữ trong đời sống hàng ngày, những từ địa phương, từ chính trị, những thuật ngữ chuyên môn, khẩu ngữ…. tràn vào trong thơ. Những tên đất, tên người được nêu lên cụ thể. Những trận đánh, những chiến công được ghi lại rõ ràng.
- Xu hướng tự do hoá hình thức thơ.

4. Văn xuôi trong kháng chiến chống Pháp.

4.1. Truyện ký trong năm đầu cách mạng.

- Trong năm đầu tiên của nền độc lập, truyện ký tập trung vào ba chủ đề : bầu không khí mới của xã hội (các tuỳ bút của Nguyễn Tuân), cuộc đổi đời của dân tộc; nhận diện cuộc sống (những khốn cùng của con người trong chế độ cũ – Mò sâm banh của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân) và con người (hình ảnh những con người mới của chế độ mới – Một lần tới thủ đô của Trần Đăng).

- Trong năm đầu cách mạng, thể loại chủ yếu là ký, ghi chép một cách trực tiếp những cảm xúc và kinh nghiệm sống thực tế của nhà văn. Truyện ngắn trong giai đoạn này còn mang nặng chất ký. Nặng về ghi chép hiện thực và thể hiện thái độ chủ quan của nhà văn. Có thể nói trong năm đầu độc lập, truyện ký vẫn còn non yếu nhưng là bước chuẩn bị cho những thành tựu của truyện ký trong kháng chiến chống Pháp.

4. 2. Truyện ký trong kháng chiến chống Pháp.

- Nhận đường (1947 – 1948). Cuộc nhận đuờng này không chỉ diễn ra với các nhà văn có sáng tạo từ trước cách mạng mà cả đối với các nhà văn trưởng thành trong kháng chiến. Sáng tác chủ yếu lúc này là ký : Nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Trần Đăng, ký của Nguyễn Tuân (Chân giời, Một đêm vào tề, Tháp rùa giữa rừng), một số truyện ngắn của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Kim Lân… thành tựu đáng kể nhất là truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.

- Từ cuối năm 48 đến năm 54, văn xuôi đạt được những thành tựu rõ rệt hơn. Năm 49 xuất hiện nhiều truyện ký có chất lượng của Hồ Phương (Thư nhà), Trần Đăng (Trận Phố Ràng), Nguyễn Tuân (Đường vui), Nguyễn Huy Tưởng (Ký sự Cao Lạng)… từ năm 51, bắt đầu xuất hiện những thành tựu quan trọng của truyện ký trong kháng chiến chống Pháp : tiểu thuyết Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng) và các tập truyện ngắn có chất lượng nghệ thuật cao như Truyện Tây Bắc (Tô Hoài).

- Hai thành tựu quan trọng nhất của truyện ký trong kháng chiến là tái hiện chân thực cuộc đấu tranh nhận đường, lột xác của văn nghệ sĩ trong kháng chiến và bước đầu xây dựng hình tượng con người mới của xã hội mới, con người kháng chiến với những phẩm chất cao đẹp.
thanks nhiu nke bạn :)>-:)>-:)>-
 
T

thuyhoa17

3. Phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi, cảm hửng lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 qua các tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, đã học ở sách ngữ văn 9, tập 1.

Câu này ở đây có rồi, bạn tham khảo thử nhé :): http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=26854

1. Vì sao văn học phải đổi mới? Công cuộc đổi mới của văn học từ sau năm 1975 diễn ra như thế nào và đã đạt được những thành tựu chủ yếu gì (về văn xuôi, thơ, kịch, lý luận, phê bình văn học)? Có hiện tượng tiêu cực nào mới phát sinh? Vì sao?

Lịch sử đất nước thay đổi, đòi hỏi Văn học cũng phải thay đổi theo (phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến).

Những thành tựu chủ yếu, và tiêu cực (cái này có trong sgk bài khái quát đầu tiên :) )
 
Top Bottom