văn học trung đại

H

huradeli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,nêu đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử của văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
2,đặc điểm chung của các tác phẩm văn học trung đại lớp 9(ở kì 1 đấy ạ)
3,đặc điểm của văn học chung đại:thể loại, nội dung, nghệ thuật
 
1

123khanhlinh

Câu 1: Đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam:
1.Nội dung:
Văn học trung đại còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung đại phát triển trong một môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ nho giáo, lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức, những người có trình độ cao, được đào tạo từ ''cửa Khổng sân Trình'' và những sánh tác chỉ lưu truyền trong tầng lớp công chúng ấy, bên cạnh đó văn học thời kì này còn chịu ảnh hưởng bởi thi pháp văn chương cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự.
Khi vận mệnh đất nước gặp nguy nan thì cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước và văn học trung đại luôn bám sát lịch sử dân tộc, phản ánh những sự kiện trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước. Cảm hưng yêu nước luôn gắn liền với tư tưởng trung quân như là một tất yếu trong lịch sử xã hội phong kiến, bởi xã hội phong kiến quan niệm nước là vua, vua là nước. Do đó văn học có một quan niệm: yêu nước là phải trung với vua và trung với vua là phải yêu nước (trung quân ái quốc). Cảm hứng yêu nước được thể hiện phong phú, đa dạng qua mội thời kì lịch sử, khi đất nước có giặc ngoại xâm (căm thù giặc ngoại xâm, xót xa trước cảnh người bị đàn áp, ý chí tiêu diệt kẻ thù, sẵn sàng xả thân vì nước), khi đất nước hòa bình (khát khao xây dựng Tổ quốc, yêu thiên nhiên, con người, tự hào với truyền thống dân tộc), âm hưởng hào hùng, khi thì bi tráng, khi thì trầm lắng, thiết tha.
Khi vận mệnh cá nhân con người, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa thì cảm hứng nhân đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với số phận con người. Cảm hứng nhân đạo có hàm chứa cảm hứng yêu nước bởi có những bài ca yêu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người. Tư tưởng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam: thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách; tư tưởng của phật giáo: từ bi bác ái, yêu thương con người rộng rãi; và tư tưởng của nho giáo: cái nhân cái nghĩa. ĐIều này được thể hiện một cách đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tình với ước mơ, khát vọng của con người, lên án các thế lực bạo tàn. Tư tưởng nhân đạo được thể hiện một cách đầy đủ nhất trong nội dung của tác phẩm Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa.
 
B

bongbin302

1,nêu đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử của văn học trung đại từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
2,đặc điểm chung của các tác phẩm văn học trung đại lớp 9(ở kì 1 đấy ạ)
3,đặc điểm của văn học chung đại:thể loại, nội dung, nghệ thuật
Câu 3 :
- Đặc điểm về nội dung :
1) Chủ nghĩa yêu nước ( thể hiện tinh thần quyết chiến, ý thức độc lập tự cường - Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô...; căm thù giặc - Hịch tướng sĩ,..; tình yêu thiên nhiên; lòng biết ơn, ca người những con người hi sinh vì đất nước,...)
2) Chủ nghĩa nhân đạo ( thương cảm, đau xót cho những số phận bi kịch đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo cũng như các hủ tục chà đạp con người. Đề cao những phẩm chất, tài năng và đạo đức tốt đẹp, những khát vọng tự do,hanh phúc,..)
3)Cảm hứng thế sự ( bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống , cuộc đời của con người, phản ánh hiện thực XH cũng như đời sống khó khăn của nông dân)
- Đặc điểm về nghệ thuật :
a) Tính quy phạm: là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại, là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu ( sử dụng nhiều điển cổ TQ, quy định chặt chẽ về cấu trúc,..)
b) Phá vỡ tính quy phạm ( sáng tạo trong nghệ thuật cũng như nội dung, không bị gò bó bởi tính quy phạm )
c) Khuynh hướng trang nhã và bình dị ( cách diễn đạt trau chuốt, hoa mỹ; thường hướng tới cái cao cả, trang trọng và gần gũi, đời thường nhất trong cuộc sống của con người )
d) Tiếp thu cái tinh hoa của dân tộc
(Còn cái thể loại thì mình chưa rõ nên chưa thể trả lời. Thông cảm cho mình nhé :khi (135): )
------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------
I realized why I was lost. It's not because I didn't have a map... It was because I didn't have a destination.
Tôi nhận ra vì sao mình lạc đường, không phải vì tôi không có bản đồ, mà vì tôi không có một điểm đến !
 
Last edited by a moderator:
T

titaniatiena

Thể loại của văn học trung đại là các thể loại cổ (chí, truyện truyền kì, tùy bút, truyên thơ Nôm)
____________________________________________
Đúng không nhỉ:khi (2)::khi (2)::khi (2):
 
1

123khanhlinh

Do văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều thể loại kể cả nội sinh và ngoại nhập nên để cho tập trung, cho có chiều sâu nên ở luận văn này, một số thể loại quan trọng như về thơ có: Thơ Đường luật, truyện thơ; về tản văn có: truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, kí,...
 
B

bongbin302

Nói về thể loại văn học trung đại thì có rất nhiều loại( cáo, chiếu, hịch ,...) nên có chút khó để trình bày ra
-----------------------------------------------------
-----------------------------------------------------
I realized why I was lost. It's not because I didn't have a map... It was because I didn't have a destination.
Tôi nhận ra vì sao mình lạc đường, không phải vì tôi không có bản đồ, mà vì tôi không có một điểm đến !
 
Top Bottom