Những nội dung cơ bản của các giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX.
Em xin cảm ơn
Bạn tham khảo
* Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
- Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.
- Văn học viết ra đời và sự xuất hiện của văn học chữ Nôm.
- Nội dung: tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng.
* Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
- Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
- Nội dung: phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
- Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.
* Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
- Văn học phát triển vượt bậc, đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam.
- Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- Văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm.
* Giai đoạn cuối thế kỉ XIX
- Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.
- Văn học yêu nước phát triển rất phong phú và mang âm hưởng bi tráng.
- Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ.