T
thuyhoa17
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Phỏng vấn nhà văn Tô Hoài về tp "Vợ chồng A Phủ".
Truyện “Vợ chồng A Phủ” được rút ra từ tập “Truyện Tây Bắc” và là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập sách này. Truyện có 2 phần: Phần đầu kể chuyện Mị và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau là thời kì ở Phiềng Sa, hai người gặp cách mạng rồi trở thành du kích. Nhưng chương trình văn lớp 12 chỉ trích dạy phần đầu của tác phẩm.
Thưa nhà văn, những năm đầu thập niên năm mươi, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã có những thay đổi về chiến lược. Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một. Nhưng dường như đơì sống của người Mèo (H’Mông) đã để lại ấn tượng riêng biệt và sâu đậm cho ông?
Nhà văn Tô Hoài:
Năm 1952, khi các hoạt động kháng Pháp tăng mạnh trên chiến trường, quân ta đã dần đánh đuổi quân Pháp khỏi Sơn La, Lai Châu, tôi là phóng viên của báo Cứu Quốc, báo Đại Đoàn Kết bây giờ, được cử đi viết về các căn cứ cách mạng và đời sống ở vùng mới giải phóng. Tây Bắc với những cánh rừng bạt ngàn là nơi sinh sống chủ yếu của người Mường, Thái, Mèo… và một số dân tộc nhỏ khác. Trong các dân tộc anh em, người Mèo thường sinh sống ở những vùng núi cao nhất và xa nhất. Đấy cũng chính là nơi có căn cứ cách mạng sớm nhất. Người Mèo chống Pháp với một tinh thần bất khuất và kiên cường kì lạ. Tôi chọn đi viết về đời sống dân tộc Mèo là vì vậy. Tôi đi từ núi này sang núi khác, từ vùng Mèo Nghĩa Lộ đến Lai Châu trong 5 tháng trời. Đường đi rất khó khăn, hiểm trở, thiếu thốn đủ thứ cộng với khí lạnh của vùng Tây Bắc, nhưng may mắn là đến bản nào cũng gặp cán bộ cách mạng. Từ 1950 – 1951, tôi và Nam Cao đã từng đi viết và sống với đồng bào miền núi. Khó nhất là sự cách biệt ngôn ngữ, phải có chung tiếng nói mới có thể hiểu được nhau. Người Mèo có ngôn ngữ riêng, tuy nhiên vốn từ vựng của họ ít, nên tôi không mấy khó khăn khi học tiếng của họ. Chỉ cần vài chục từ là có thể giao tiếp được. Tuy vậy, vì ở vùng núi cao và xa nên đời sống của họ trăm bề thiếu thốn. Hạt muối quý hơn vàng. Có nơi 5-6 tháng ăn không tí muối nào. Khi bản có việc, thịt bò, ngựa đều phải ăn nhạt. Tôi sống trong sự thiếu thốn của người Mèo 5 tháng, đi sâu tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của họ, viết được một số truyện ngắn, trong đó có Vợ chồng A Phủ. Thực ra trong ngôn ngữ Mèo không có chữ Phủ chỉ có chữ Phữ thôi.
Đời sống văn hóa của người Mèo giờ đây vẫn mới lạ và bít ẩn đối với chúng ta. Họ có những truyền thống văn hóa độc đáo. Nhưng trong Vợ chồng A Phủ, thân phận người đàn bà thật không khác gì con trâu con ngựa. Điều đó có thật hay chỉ là một cốt truyện hư cấu của tác giả?
Nhà văn Tô Hoài:
Câu chuyện Vợ chồng A Phủ là câu chuyện hoàn toàn có thực. Tức là nguyên mẫu ở ngoài đời sống. Đợt ấy tôi đi công tác từ Tà Sùa sang Phù Yên (Sơn La). Ở Tà Suà tôi gặp một cặp vợ chồng người Mèo vào đúng dịp tết truyền thống của họ, tức khoảng tháng 11 âm lịch, trước tết Nguyên Đán của ta 1 tháng. Tết người Mèo kéo dài cả tháng. Tôi cùng đôi vợ chồng nhà kia đi ăn tết từ bản này sang bản khác. Ăn tết và uống rượu, rồi anh chồng kể chuyện. Anh kể về cuộc đời anh, cuộc đời chị vợ, về chuyện thống lý ở bản anh làm tay sai cho Pháp, rất tàn ác, cho nên anh phaỉ đưa vợ chạy trốn đi nơi khác. Câu chuyện của đôi vợ chồng nọ cộng với vốn hiểu biết của tôi về đời sống người Mèo làm cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. Và tôi bắt tay vào viết.
Nhân vật chính của truyện là cô Mị. Mở đầu truyện, Mị đã xuất hiện như một ấn tượng buồn, khi “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước”, bao giờ “ cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cô ấy không phải là con gái Pá Tra , vì con gái Pá Tra không bao giờ biết khổ để buồn. Nhưng chỉ cần một câu trả lời: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra, là người ta đã hiểu ra nỗi buồn ấy là đương nhiên. Tại sao vậy?
Nhà văn Tô Hoài:
Trên danh nghĩa Mị là vợ A Sử, là con dâu nhà Pá Tra. Làm dâu nhà giàu ắt phải sung sướng, nhưng đó chỉ lá cái lý do thông thường của người Kinh ta. Với các cô gái Mèo, làm dâu nhà giàu là cả một nỗi kinh hoàng. Mị là con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra, món nợ đâu từ thời kiếp nào, từ ngày cha mẹ Mị lấy nhau, ngày Mị chưa chào đời. Mị phải đem thân mình phục dịch, làm trâu ngựa cho nhà Pá Tra vì những việc không do Mị làm, những món nợ không vay bởi Mị. Đó là do những hủ tục của người Mèo, và bọn thống lý đã lợi dụng những hủ tục đó để bóc lột dân chúng. Vậy thân phận Mị, nỗi khổ của Mị không thể là trường hợp cá biệt.
Truyện “Vợ chồng A Phủ” được rút ra từ tập “Truyện Tây Bắc” và là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập sách này. Truyện có 2 phần: Phần đầu kể chuyện Mị và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau là thời kì ở Phiềng Sa, hai người gặp cách mạng rồi trở thành du kích. Nhưng chương trình văn lớp 12 chỉ trích dạy phần đầu của tác phẩm.
Thưa nhà văn, những năm đầu thập niên năm mươi, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đã có những thay đổi về chiến lược. Tinh thần và sức mạnh bất khuất của cả nước được nuôi dưỡng và phát triển trong những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc. Sống với những ngọn thác dữ dội, những núi đá hùng vĩ, những vạt rừng âm u là các dân tộc thiểu số anh em. Đời sống sinh hoạt của họ khác nhau nhưng tinh thần kháng Pháp thì là một. Nhưng dường như đơì sống của người Mèo (H’Mông) đã để lại ấn tượng riêng biệt và sâu đậm cho ông?
Nhà văn Tô Hoài:
Năm 1952, khi các hoạt động kháng Pháp tăng mạnh trên chiến trường, quân ta đã dần đánh đuổi quân Pháp khỏi Sơn La, Lai Châu, tôi là phóng viên của báo Cứu Quốc, báo Đại Đoàn Kết bây giờ, được cử đi viết về các căn cứ cách mạng và đời sống ở vùng mới giải phóng. Tây Bắc với những cánh rừng bạt ngàn là nơi sinh sống chủ yếu của người Mường, Thái, Mèo… và một số dân tộc nhỏ khác. Trong các dân tộc anh em, người Mèo thường sinh sống ở những vùng núi cao nhất và xa nhất. Đấy cũng chính là nơi có căn cứ cách mạng sớm nhất. Người Mèo chống Pháp với một tinh thần bất khuất và kiên cường kì lạ. Tôi chọn đi viết về đời sống dân tộc Mèo là vì vậy. Tôi đi từ núi này sang núi khác, từ vùng Mèo Nghĩa Lộ đến Lai Châu trong 5 tháng trời. Đường đi rất khó khăn, hiểm trở, thiếu thốn đủ thứ cộng với khí lạnh của vùng Tây Bắc, nhưng may mắn là đến bản nào cũng gặp cán bộ cách mạng. Từ 1950 – 1951, tôi và Nam Cao đã từng đi viết và sống với đồng bào miền núi. Khó nhất là sự cách biệt ngôn ngữ, phải có chung tiếng nói mới có thể hiểu được nhau. Người Mèo có ngôn ngữ riêng, tuy nhiên vốn từ vựng của họ ít, nên tôi không mấy khó khăn khi học tiếng của họ. Chỉ cần vài chục từ là có thể giao tiếp được. Tuy vậy, vì ở vùng núi cao và xa nên đời sống của họ trăm bề thiếu thốn. Hạt muối quý hơn vàng. Có nơi 5-6 tháng ăn không tí muối nào. Khi bản có việc, thịt bò, ngựa đều phải ăn nhạt. Tôi sống trong sự thiếu thốn của người Mèo 5 tháng, đi sâu tìm hiểu đời sống, sinh hoạt của họ, viết được một số truyện ngắn, trong đó có Vợ chồng A Phủ. Thực ra trong ngôn ngữ Mèo không có chữ Phủ chỉ có chữ Phữ thôi.
Đời sống văn hóa của người Mèo giờ đây vẫn mới lạ và bít ẩn đối với chúng ta. Họ có những truyền thống văn hóa độc đáo. Nhưng trong Vợ chồng A Phủ, thân phận người đàn bà thật không khác gì con trâu con ngựa. Điều đó có thật hay chỉ là một cốt truyện hư cấu của tác giả?
Nhà văn Tô Hoài:
Câu chuyện Vợ chồng A Phủ là câu chuyện hoàn toàn có thực. Tức là nguyên mẫu ở ngoài đời sống. Đợt ấy tôi đi công tác từ Tà Sùa sang Phù Yên (Sơn La). Ở Tà Suà tôi gặp một cặp vợ chồng người Mèo vào đúng dịp tết truyền thống của họ, tức khoảng tháng 11 âm lịch, trước tết Nguyên Đán của ta 1 tháng. Tết người Mèo kéo dài cả tháng. Tôi cùng đôi vợ chồng nhà kia đi ăn tết từ bản này sang bản khác. Ăn tết và uống rượu, rồi anh chồng kể chuyện. Anh kể về cuộc đời anh, cuộc đời chị vợ, về chuyện thống lý ở bản anh làm tay sai cho Pháp, rất tàn ác, cho nên anh phaỉ đưa vợ chạy trốn đi nơi khác. Câu chuyện của đôi vợ chồng nọ cộng với vốn hiểu biết của tôi về đời sống người Mèo làm cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. Và tôi bắt tay vào viết.
Nhân vật chính của truyện là cô Mị. Mở đầu truyện, Mị đã xuất hiện như một ấn tượng buồn, khi “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước”, bao giờ “ cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cô ấy không phải là con gái Pá Tra , vì con gái Pá Tra không bao giờ biết khổ để buồn. Nhưng chỉ cần một câu trả lời: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra, là người ta đã hiểu ra nỗi buồn ấy là đương nhiên. Tại sao vậy?
Nhà văn Tô Hoài:
Trên danh nghĩa Mị là vợ A Sử, là con dâu nhà Pá Tra. Làm dâu nhà giàu ắt phải sung sướng, nhưng đó chỉ lá cái lý do thông thường của người Kinh ta. Với các cô gái Mèo, làm dâu nhà giàu là cả một nỗi kinh hoàng. Mị là con dâu gạt nợ của nhà Pá Tra, món nợ đâu từ thời kiếp nào, từ ngày cha mẹ Mị lấy nhau, ngày Mị chưa chào đời. Mị phải đem thân mình phục dịch, làm trâu ngựa cho nhà Pá Tra vì những việc không do Mị làm, những món nợ không vay bởi Mị. Đó là do những hủ tục của người Mèo, và bọn thống lý đã lợi dụng những hủ tục đó để bóc lột dân chúng. Vậy thân phận Mị, nỗi khổ của Mị không thể là trường hợp cá biệt.