[Văn học] Kiều ở lầu Ngưng Bích (sơ lược các ý)1.Cảm nhận chung: _Trong thơ cổ điển, tả cảnh ngụ

T

trinhxu_250395

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Văn học] Kiều ở lầu Ngưng Bích (sơ lược các ý)

1.Cảm nhận chung:
_Trong thơ cổ điển, tả cảnh ngụ tình chính là miêu tả thế giới nột tâm của con người thông qua cảnh vật. Thế giới nội tâm của nàng Kiều trong đoạn trích này còn được Nguyễn Du miêu tả qua ngôn ngữ độc thoại độc đáo. Đọan trích có kết cấu, mức độ ngày càng tăng dần của tâm trạng nhân vật. Sáu dòng thơ đầu là hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều. Tám dòng thơ tiếp theo là nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ. Và tám dòng thơ cuối là nỗi buồn đau, lo âu của Thúy Kiều nơi đất khách.

2.Phân tích:
(1).Cảnh ở lầu Ngưng Bích:

_Kiều ở lầu Ngưng Bích trong hoàn cảnh "khóa xuân". Hai chữ "khóa xuân" thật đẹp nhưng thực chất Kiều bị Tú bà giam lỏng.
_Kiều nhìn cảnh vật bằng cái nhìn tâm trạng. Nàng thấy trước mắt mình là những dãy núi và ánh trăng như ở chung trong vòm trời. Kiều trơ trọi một mình, nàng đối diện với thiên nhiên cao rộng. Cảnh thiên nhiên đẹp, nên thơ như một bức tranh nhưng có gì đó hoang vắng, xa xôi.
+Đưa mắt nhìn ra xung quanh, nàng chỉ thấy bốn bề bát ngát, một không gian bao la xa vời: không một bóng cây, không một mái nhà, không một bóng người.
+Cái mênh mông hoang vắng bốn bề rợn ngợp.
_Thiên nhiên vừa đối lập, vừa như hòa hợp với tâm trạng của Kiều. Sự hoang vắng của thiên nhiên càng làm cho Kiều cảm nhận sự cô đơn của mình.
_Trong khung cảnh ấy Kiều càng chiêm nghiệm thấm thía nỗi buồn, thấm thía hoàn cảnh của mình. Nàng thấy bẽ bàng, ngang trái, xót xa, tuổi hổ.
_Mỗi câu thơ là một cặp hình ảnh tương xứng: "Vẻ non xa - tấm trăng gần" mờ ảo, xa xôi ; "Cát vàng cồn nọ - bụi hồng dặm kia" tầng tầng, lớp lớp ; "Mây sớm - đèn khuya" vắng lặng, cô đơn, âm thầm. Tạo nên cảm giác vừa trùng lặp hình ảnh, vừa phân chia cảnh vật, qua đó thể hiện nội tâm của Kiều. Lòng nàng ngổn ngang trăm mối, nàng không biết được những gì đang chờ mình phía trước. Cảnh ấy, tình ấy như chia xé lòng Kiều.

(2).Nỗi nhớ:
a.Nỗi nhớ chàng Kim Trọng:
Với hình ảnh độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã thể hiện nỗi nhớ của Thúy Kiều thật sâu sắc. Trước hết là nỗi nhớ Kim Trọng.
_Nỗi nhớ chàng Kim được ghi bằng "tưởng". Tưởng là nhớ lại, là hình dung cảm thấy như cảnh ấy, người ấy đang hiện ra trước mắt. Trong tâm trí và trong trái tim nàng vẫn còn in đạm hình ảnh Kim Trọng trong đêm trăng thề hẹn. Vầng trăng trong đêm thề hẹn được ghi bằng chữ "Nguyệt" đó là vầng trăng của hoài niệm, vầng trăng của một thời còn tìm lại được bao giờ.
_Nhớ Kim Trọng, Kiều hình dung chàng đang ngày đem chờ mong tin tức của nàng một cách uổng công, vô ích. Điều đó làm cho nàng đau đớn, day dứt, thương nhớ không nguôi.
_Về mình, nàng nghĩ rằng dù bơ vơ một thân một mình, dù xa cách nơi chân trời góc bể, thì tấm lòng son sắt, thủy chung của nàng vẫn nguyên vẹn. Nghệ thuật ân dụ thật đặt sắc, gợi cảm.

b.Nhớ cha mẹ:
_Tả nỗi nhớ thương cha mẹ của Kiều, Nguyễn Du đã ghi bằng từ "xót" chỉ lòng thương rất thấm thía, sâu đậm. Nàng xót xa khi nghĩ đến cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, khắc khoải chờ mong nàng, được diễn tả qua thành ngữ "tựa cửa hôm mai" rất giàu sức gợi tả.
_"Biển cố quạt nồng ấp lạnh" cùng với câu nghi vấn dưới hình thức độc thoại, thể hiện sự lo lắng của Kiều. Nàng tự hỏi ai là người chăm sóc cha mẹ khi tuổi già, sức yếu.
_Trong đoạn thơ, miêu tả nỗi nhớ người thân của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng nhiều biển cố như: "tin sương", "quạt nồng ấp lạnh", "sân lai gốc tử" nhưng vẫn tụ nhiên và dễ hiểu. Qua đó, ta thấy được dù đang rất đau buồn nhưng Kiều vẫn nghĩ về người khác, lo lắng, xót thương cho người khác trước khi nghĩ đến mình.Nàng là một người tình chung thủy, một con người hiếu thảo với tấm lòng vị tha.
_Nguyễn Du đã ra ngòi bút bậc thầy về miêu tả tâm lí khi ông để cho nàng Kiều nhó Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau. Trong hoàn cảnh của Kiều, nàng nhớ Kim Trọng trước là hợp lí, bởi vì đối với cha mẹ nàng đã hi sinh mối tình đầu, hi sinh sinh bản thân mình để cứu cha và em. Có thể nói rằng nàng đã đáp đền chữ hiếu.
"Bán mình đã động hiếu tâm đến trời"
<Nguyễn Du>
_Còn với Kim Trọng, Kiều bán mình và đã ra đi mà chưa nói một lời từ biệt. Nàng thấy mình như phụ bạc, như lỗi thề với Kim Trọng. Vì thế mà nàng day dứt, đau khổ. Quả thật, nhà thơ dường như đã hóa thân vào nhân vật để bày tỏ tâm trạng của nhân vật nên mới diễn tả chân thật và da diết như thế.

(3).Nỗi buồn của nàng Kiều:
_Sau nỗi nhớ là nỗi buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên. Đoạn thơ có bốn nét cảnh qua cái nhìn tâm trạng của Kiều. Mỗi nét cảnh bắt đầu bằng hai chữ "buồn trông" và gợi một nỗi buồn khác nhau.

a.Bức tranh đầu tiên:
_Trước mắt Kiều là không gian cửa bể, nhìn ra cái mênh mông của biển lớn và thời gian (chiều hôm) gợi nhớ nhà. Trên cái nền thời gian, không gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền nhỏ nhoi giữa biển cả mênh mông chỉ thấy cánh buồm (thấp thoáng) lúc ẩn lúc hiện xa xôi, cách vời.
_Hình ảnh như gợi ra trong Kiều một hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Hình ảnh ấy làm dâng lên trong Kiều một nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách.

b.Bức tranh thứ hai:
_Nguyễn Du đã vận dụng khéo léo một hình ảnh rất gợi cảm: cánh hoa giữa dòng nước. Dòng nước kia phải chăng là cuộc đời mênh mông bất tận. Hoa là biểu tượng của cái đẹp của trời đất, nhưng rất mong manh nên cần được chăm sóc, nâng niu. Nhưng ở đây, cánh hoa đẹp kia lại bị dòng nước phũ phàng vùi dập. Phải chăng, cánh hoa kia như cuộc đời "hoa trôi bèo nổi" của Kiều, không biết dòng đời đầy sóng gió, cạm bẫy cuốn trôi về đâu. Không lo sợ cho thân phận lênh đênh vô định bị vùi dập, không biết cuộc đời mình sẽ ra sao, sẽ đi về đâu.

c.Bức tranh thứ ba:
_Một nội cỏ rầu rầu, buồn bã, bầm héo, ủ ê, không có sức sống trải dài từ chân mây đến mặt đất, nhuốm một màu xanh xanh nhợt nhạt, tê tái, xa xôi đến lạnh người. Đó không phải là màu xanh của sự sống, của niềm hi vọng.
_Từ láy "xanh xanh" vừa miêu tả sắc nhợt nhạt của cỏ, vừa thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều. Không gian bao la, mênh mông, xanh xanh làm cho Kiều nghĩ đến cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, không biết kéo dài đến bao giờ. Trong lòng nàng, không có một tia hi vọng mà là một nỗi chán chường, vô vọng, buồn nản.

d.Bức tranh thứ tư:
_Kiều nghe tiếng sóng ngay dưới chân mình, Kiều tưởng như mình không còn ngồi ở lầu Ngưng Bích nữa mà nàng đang ở giữa biển khơi đầy phong ba, bão tố.
_Tù láy tượng thanh "ầm ầm" được đưa ra đầu câu thơ, nhấn mạnh âm thanh dữ dội của tiếng sóng. Nó âm vang bên tai nàng, dâng lên gào thét trong lòng nàng. Âm thanh đó gây cho nàng nỗi khiếp sợ kinh hoàng. Kiều linh cảm những tai họa khủng khiếp sẽ ập đến đời nàng, khác nào cơn sóng kia chực chờ cuốn trôi nàng đi, cuốn nàng xuống bể sâu, nỗi buồn đã dâng lên tột đỉnh.


*Nghệ thuật: đoạn thơ vẽ nê bốn nét cảnh, mỗi nét cảnh gợi một nỗi buồn, vì vậy mà chúng bắt đầu từ hai chữ "buồn trông". Cách sắp xếp "buồn - trông" cho ta thấy nỗi buồn từ nội tâm, nỗi buồn từ trong đay lòng mà thấm vào cái nhìn, thấm vào cảnh vật. Lòng buồn nhìn đi đâu cũng buồn: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Điệp ngữ buồn trông đặt nhịp nhàng đều đặn ở đầu các câu thơ lục bát, như một điệp khúc trong một khúc ca sầu bi, buồn thảm. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình thật sáng tạo và độc đáo, đã khắc họa được một bức tranh tâm trạng sinh động và đầy cảm xúc, nó dấy lên trong lòng chúng ta nỗi xót xa, thương cảm đối với con người tài sắc bạc mệnh. Đúng là một đoạn thơ tả tình hay nhất truyện Kiều.


3.Kết bài:
Tóm lại, chỉ với tám câu thơ lục bát nhưng với ngòi bút tài hoa độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, thiên tài văn học Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tâm cảm đầy xúc động. Có thể nói rằng, bên cạnh sự tài hoa, Nguyễn Du đã hòa vào tâm trạng nhân vật. Ông mới có thể viết lên những vần thơ tuyệt tác như thế. Đoạn thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc hàng thế kỉ về số phận của người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh, về tấm lòng thương người của Nguyễn Du.



***Tip tip:Mong là bài viết này sẽ có ích cho các bạn.Trong quá trình đọc bài, nếu thấy sót, thiếu từ nào thì mong các bạn thông cảm. end 1: (00:55) end 2: (1:10)









 
Last edited by a moderator:
Top Bottom