văn học hè lớp 9

phongtn2003@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng bảy 2017
336
528
129
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh ông đồ thời đắc ý
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua .

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Ông đồ _ Vũ Đình Liên


Bài 2 : Phân tích và tìm biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau :
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Quê Hương _ Tế Hanh
 

Linh Đỗ Đức

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng tám 2017
23
9
6
19
Đồng Tháp
Câu 1:
- Hình ảnh ông đồ ở thời vàng son:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người quạ
+ Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho). Ông được cả xã hội tôn vinh, là nhân vật trung tâm của đời sống văn hóa dân tộc khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Theo phong tục, khi Tết đến người ta tìm đến ông đồ để sắm câu đối hoặc chữ Nho trang trí nhà cửa và cầu mong những điều tốt lành.
+ Vào thời điểm hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ. Nhịp điệu thơ sôi nổi, náo nức diễn tả sự xuất hiện của ông đồ già vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng baỵ
+ Tài hoa của ông đồ được thể hiện: hoa tay thảo những nét - như phượng múa rồng hay. Tài năng của ông được mọi người hết lời khen ngợi: bao nhiêu người - tấm tắc ngợi khen tài.
+ Như vậy, ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường.
- Hình ảnh ông đồ ở thời tàn phai:
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ
+ Mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu giọng thơ lắng xuống, điệp từ mỗi gợi sự xa vắng, thưa thớt dần - hình ảnh ông đồ xa vắng dần với mọi người và người yêu mến ông cũng thưa dần đi. Phép nhân hóa giấy đỏ buồn, mực sầu diễn tả hình ảnh giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, cuộc đời đã khác, đã lãng quên ông. Hình ảnh ông lạc lõng, lẻ loi. Nỗi buồn, nỗi sầu của ông đồ như bao trùm cảnh vật xung quanh ông, thấm đẫm không gian đất trời. Giọng thơ lắng đọng, buồn thương man mác.
+ Như vậy, ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác.
- Sự đối lập giữa hai hình ảnh ông đồ thời vàng son và thời tàn phai thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thông văn hóa.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ
+ Nền học thuật xưa coi trọng chữ Hán, người dân có truyền thống xin chữ cầu may vào những dịp đầu năm. Hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ cùng hình ảnh ông đồ già gợi không khí của văn hóa, không khí của cái đẹp. Thêm vào đó là hình ảnh đông vui, tấp nập của người qua đường tới thuê viết chữ, xem chữ, ngợi khen ông đồ. Nhưng truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đang dần tàn lụi bởi mỗi năm mỗi vắng, những người thuê viết nay không còn tới. Bởi thế, vẫn là không khí văn hóa của cái đẹp (hoa đào nở - mực tàu - giấy đỏ - ông đồ) nhưng tất cả đã mang một sắc thái khác: giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi, buồn với những hình ảnh lá vàng, mưa bụi.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
+ Khổ thơ cuối, hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ. Đó là sự biến mất không chỉ của một người (ông đồ) mà còn là cả một thế hệ (những người yêu và tôn thờ cái đẹp) trong xã hội đương thời.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ông đồ già, kết thúc bài thơ không thấy ông đồ. Kết cấu “đầu cuổì tương ứng” và tứ thơ “cảnh cũ người đâu” đã thể hiện thành công niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ khi vắng bóng ông đồ. Đó là niềm cảm thương chân thành trước số phận, tình cảm của những ông đồ đang tàn tạ khi thời thế đổi thay. Đồng thời nhà thơ thể hiện tâm trạng, nhớ nhung tiếc nuối cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. Tâm trạng này thể hiện một tinh thần nhân văn và một tinh thần dân tộc cao đẹp (tiếc nuối phong tục văn hóa truyền thống đã tàn phai).

Câu 2: Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ trên đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp: cánh buồm trắng no căng gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Tế Hanh đã có một so sánh rất lạ: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Phép so sánh thường lấy đối tượng trừu tượng so sánh với đối tượng cụ thể để người đọc, người nghe hình dung rõ về đối tượng trừu tượng đó. Trong phép so sánh của Tế Hanh, nhà thơ lại lấy một hình ảnh cụ thể “cánh buồm” để so sánh với một hình ảnh trừu tượng” mảnh hồn làng”. Viết như vậy thật độc đáo! "Mảnh hồn làng” gợi đến truyền thống chăm chỉ, cần cù và bao đức tính quí báu của người dân vùng biển. So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, xúc động biết bao. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn “ rất mạnh mẽ và hình ảnh "rướn thân trắng” cũng vô cùng gợi cảm, nó gợi đến sự trong sáng, vẻ thuần khiết của “cánh buồm” và cũng là của “mảnh hồn làng”. Không chỉ vậy, cánh buồm “rướn thân trắng” để “bao la thấu góp gió” của đại đương và biển cả còn thể hiện khao khát chinh phục tự nhiên và vũ trụ của con người. Qua hình ảnh cánh buồm tuyệt đẹp, Tế Hanh đã thể hiện tâm hồn khoáng đạt của người dân làng chài “quê hương

Nguồn gg
 
Last edited by a moderator:

Lissell

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tám 2017
135
74
59
Hà Nội
Bài 1 : Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh ông đồ thời đắc ý
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua .

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Ông đồ _ Vũ Đình Liên

- Khi nền Nho học còn được coi trọng – ông đồ thường xuất hiện khi xuân về tết đến. Khổ thơ đầu gợi lại hình ảnh đã trở nên thân quen trong đời sống văn hóa của người Việt Nam trong hàng ngàn năm trước đây:

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Ông đồ xuất hiện mỗi khi xuân sang tết đến, cùng với hoa đào, mực tàu, giấy đỏ, ông góp mặt vào cái không khí đông vui, náo nhiệt của phố phường. Từ “mỗi năm”, “lại” đã nhấn mạnh sự quen thuộc dường như không thể thiếu của ông đồ mỗi dịp Tết đến. Ông viết câu đối thuê, viết chữ để bán, nghĩa là cung cấp một thứ hàng hóa mỗi gia đình cần sắm vào ngày tết theo phong tục. Thời thế thay đổi, không còn dạy chữ nữa, ông đồ chỉ biết kiếm sống bằng tài thư pháp của mình mà thôi. Sự có mặt của ông thu hút mọi người:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay

Chữ dùng trong hai câu thơ đầu rất chính xác. “Bao nhiêu” nghĩa là rất nhiều, “tấm tắc” là luôn miệng khen ngợi. Người ta tìm đến ông đồ không chỉ để thuê viết, mua chữ mà còn để ngắm, chiêm ngưỡng, thưởng thức tài nghệ của ông đồ. Lúc này, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ.

+ Nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ cuối mang đến ấn tượng về vẻ đẹp trong nét chữ của ông đồ. Chữ Hán, chữ Nho qua bàn tay tài hoa của ông đồ đã trở nên đẹp, mềm mại, uyển chuyển, sang trọng như con chim phượng hoàng đang múa và rắn rỏi, mạnh mẽ, khí phách như con rồng bay trong mây.

+ Mặc dù được mọi người trọng vọng song việc viết câu đối thuê và phải bán chữ đã là bước thất thể của người theo nghiệp khoa bảng. Niềm vui đắt khách, đắt hàng dù sao cũng che khỏa nỗi buồn từ trong sâu thẳm và dù sao thì ông đồ vẫn còn sống được, tồn tại được bằng nghề của mình.

Nguồn : Sưu tầm internet
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Bài 1 : Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh ông đồ thời đắc ý
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua .

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Ông đồ _ Vũ Đình Liên
Đây là thời gian thịnh hành của chữ nho
- Thời gian: Hoa đào nở.

- Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ.

- Địa điểm: Bên phhó đông người.

- Ông bày mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đông người qua lại, như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường. H/ả gần gũi, thân quen như không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.

- Bao nhiêu người thuê viết…

- Ngợi khen: tài, có hoa tay, chữ

- Ai cũng tìm đến ông, yêu mến cái tài viết chữ của ông à ông đã góp phần tạo nên nét xuân trong ngày tết truyền thống.

=> H/ả ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng, tưng bừng, sắc màu rực rỡ của phố xá đang đón tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà với màu đỏ của hoa đào nở; sự có mặt của ông đã thu hút bao người xúm đến. Người ta không chỉ tìm đến ông vì cần thuê ông viết chữ, mà còn để thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông. Mọi người tấm tắc ngợi khen tài ông, khen ông có hoa tay, khen chữ ông như phượng múa, rồng bay

=> Ông trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người.

Bài 2 : Phân tích và tìm biện pháp tu từ trong 2 câu thơ sau :
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Quê Hương _ Tế Hanh

* Cánh buồm: mảnh hồn làng rướn thân trắng, thâu góp gió.

- NT: So sánh, ẩn dụ: Cánh buồm là h/ả biểu trưng cho hồn làng, lấy cái cụ thể để so sánh với cái trưù tượng để nó cụ thể hơn.

=> H/ả cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng, đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Một so sánh thú vị, một liên tưởng giàu chất thơ. Cánh buồm đã thành một hình ảnh ẩn dụ để biểu trưng cho hồn làng, khiến cho cái hồn làng ấy vốn trừu tượng trở thành cái cụ thể, dễ cảm nhận như nó đang trải rộng ra trước mắt ta giống cánh buồm đang trương to để thâu góp gió.
 
Top Bottom