Thơ ca đời Đường Trung Quốc chói lọi huy hoàng
Đời Đường là một triều đại quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ này kinh tế phồn vinh, xã hội ổn định, văn hóa nghệ thuật thu được thành tựu huy hoàng, nhất là thơ ca cổ điển Trung Quốc ở vào thời kỳ phát triển cực thịnh. Sáng tác thơ ca trở thành một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động văn hóa xã hội ở đời Đường, nội dung thi khoa cử của triều đình cũng thay đổi từ thi viết luận văn thành thi viết thơ phú. Trong cuốn sách văn học “Toàn Đường Thi” lưu truyền đến bây giờ, có gần 50 nghìn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ.
Thời kỳ phát triển của thơ ca đời Đường có thể chia thành bốn giai đoạn là thời kỳ đầu đời Đường, thời kỳ phồn vinh đời Đường, thời kỳ giữa đời Đường và thời kỳ cuối đời Đường.
Trong thời kỳ đầu đời Đường (618-712), nhà thơ Vương Bột, Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương được gọi là “Tứ Kiệt” đầu đời Đường dần dần hoàn thành quá trình âm luật hoá thơ ca, đặt nền móng cho hình thức Luật Thơ trong thơ ca Trung Quốc, khiến thơ ca đời Đường thể hiện diện mạo của riêng mình. Dưới sự nỗ lực của họ, đề tài thơ ca thay đổi từ nội dụng cuộc sống xa xỉ của cung đình đến cuộc sống nhân dân xã hội, phong cách của thơ ca cũng thay đổi từ mềm yếu đến dễ hiểu lưu loát và tươi mát. Ông Trần Tử Ngang là nhà thơ xuất sắc nhất trong thời kỳ đầu đời Đường, ông chủ trương khôi phục truyền thống tốt đẹp phản ánh cuộc sống hiện thực của thơ ca. Thơ của Trần Tử Ngang có sức mạnh, phong cách chất phác, đã mở rộng con đường phát triển cho thơ ca đời Đường.
Từ năm 712 đến năm 762 công nguyên được gọi là thời kỳ phần vinh đời Đường, thời kỳ này là thời kỳ thơ ca phát triển phồn vinh nhất và giành được thành tựu cao nhất. Thơ ca trong thời kỳ phồn vinh đời Đường có đề tài phong phú, phong cách đa dạng, có nhà thơ ca ngợi tự nhiên, có nhà thơ hướng về biên giới, có nhà thơ khen ngợi chủ nghĩa anh hùng, có nhà thơ thở dài vì ngã lòng... Đông đảo nhà thơ sáng tác tự do trong bầu không khí lãng mạn, họ cùng tạo ra “Quang cảnh thời kỳ phồn vinh đời Đường” chấn động đời sau.
Trong thời kỳ phồn vinh đời Đường có các nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích, Sầm Sâm v.v. Nhà thơ Sầm Sâm giỏi về viết thơ với đề tài biên giới, thơ của nhà thơ Cao Thích phản ánh nỗi đau khổ của dân gian. “Thi Tiên” Lý Bạch và “Thi Thánh” Đỗ Phủ là hai nhà thơ lớn có thể đại diện giới nhà thơ trong thời kỳ phồn vinh đời Đường. Thơ ca của Lý Bạch và Đỗ Phủ ảnh hưởng sâu xa tới sự sáng tác thơ ca trong đời sau Trung Quốc.
Trong thời kỳ giữa đời Đường (762-827), nhà thơ Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn và Lý Hạ là nhà thơ tiêu biểu nhất. Nhà thơ Bạch Cư Dị giỏi về viết thơ châm biếm, ông châm biếm hành vi bóc lột nhân dân một cách tàn khốc, phản đối hiếu chiến, chỉ trích bọn quyền quý phú hào, ngoài ra, nhà thơ Bạch Cư Dị cố gắng khiến câu thơ của mình dễ hiểu hơn, lưu loát hơn, ngôn ngữ sinh động và có sức truyền cảm, cho nên thơ của Bạch Cư Dịch được đông đảo độc giả ưa thích.
Nhà thơ Lý Hạ chết yểu, khi chết mới hai mươi mấy tuổi. Ông sống nghèo túng, con đường làm quan không thuận lợi, nhưng thơ của ông có sức tưởng tượng phong phú, ý thơ mới mẻ, từ ngữ lạ lùng, mang đậm màu sắc chủ nghĩa lãng mạn, khuynh hướng duy mỹ và tình cảm thương cảm.
Từ năm 827 đến năm 859 công nguyên là thời kỳ cuối đời Đường, là thời đại nhà thơ Lý Thương Ẩn và Đỗ Mục sáng tác nhiều. Thơ của Đỗ Mục dung hợp phong cách tươi mát và lạnh nhạt, rất thích hợp bày tỏ hoài bão chính trị của ông trong thơ. Nhà thơ Lý Thương Ẩn dùng kết cấu tinh xảo, ngôn ngữ lạ lùng, phong cách buồn bã xót xa để thể hiện những trắc trở mà mình trải qua trên con đường làm quan, cho nên thơ của Lý Thương Ẩn thường lộ rõ tình cảm thương cảm. Bài thơ “Vô Đề” nổi tiếng của Lý Thương Ẩn là viết về tình yêu hay là viết về chính trị, cho đến nay giới bình luận thơ ca Trung Quốc vẫn còn tranh chấp.