Văn học dân gian

N

nhoc_si_tinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy giải thích và chứng minh nhận định sau:"Thơ ca dân gian là kết quả của sự cộng đồng sáng tạo của một người mà chúng ta không biết tên tuổi" "thường là thế với những người khác thì tên tuổi thì chúng ta" "hầu như luôn luôn không biết"
 
P

phamminhkhoi

Văn học dân gian dường như là một tiếng nói chung cho một thế hệ ngưòi;Nó kết tinh trong nỗi nhớ, nỗi buồn, tình yêu, nỗi nhớ của bốn ngàn năm dân tộc, nó hình thành ngay trên chính mô f hôi nước mắt của nhân dân đổ xuống mảnh đất quê hương. Đừng ai đi tìm tác giả ca dao, bởi vì ca dao, cũng như ngàn câu chuyện dân gian khác, đào sâu vào nó, chỉ thấy nhiều người, nhiều lắm, không biết la suy nghĩ của ai, là người nào cả. Một lớp người chăng. Những câu thơ: " Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương" dến bây giờ còn làm cho chũng ta xao xuyến mỗi khi đọc lại chăng ?
Tình yêu trong ca dao dường như phát sinh từ những rung động sâu kín nhất của dân tộc. Chất thơ đã dựng lên chính trong những ngày đấu tranh quyết liệt với cuộc sống, với kẻ thù. người Việt Nam hiền lành, can đảm, bất khuất, thuỷ chung; người Việt Nam kiên cường trong đấu tranh, cần cù trong cuộc sống. Chính trong những ngày tháng lao khổ ấy, những tứ thơ thiệt đẹp dã hình thành:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có lấy chồng anh tiếc lắm thay

Nào ai biết đây là lời ai nói với ai. Nhà nghiên cứu có đi trọn đời cũng không dễ tìm ra có nụ tầm xuân, có vườn cà, có hoa bưởi trắng...Đọc những câu trên này có ai không cảm thấy xao xuyến, cảm thấy buồn rười rượi.... Cái buồn, của một người không biết tên, không phải, của một tập thể người, đã ngấm sâu vào máu thit ta.

Ai lại đi cất công tìm kiếm tác giả ca dao ? Ca dao là thành quả chung của người Việt. Mọt người đem ngâm trên đồng nắng, người khác thấy hay, thấy lạ, về kể lại cho người khác. Ca dao cứ thế ra đời. Trong ca dao là những tiếng nói chung của người Việt; những cái riêng tư quá sẽ bị loại bỏ: Cho nên lúc nào đọc ca dao ta cũng thấy xốn xang một nỗi xốn xang như cha ông ta đã yêu, đã ghét, đã vui, đã buồn, đã hờn, đã giân, đã ghét, đã thương...từ ngàn năm trước, mặc dù thời thế thay đổi kéo theo sự đổi thay trong ý thức, ta khó mà vui buồn được như ngày xưa.

>>>tớ không hiểu lắm đề bài của bạn nên chỉ trả lời đến thế. Bạn có thể viết lại đề cho rõ hơn không.
 
Top Bottom