[văn học 12] lại là thơ cảm nhận về đoạn thơ!!

M

muoiduong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các thầy cô đã từng bảo, viết bài văn cảm nhận về cái j đó là ko công bằng vì mỗi người có 1 cảm nhận khác nhau, có thể người này thấy hay nhưng người kia lại ko thấy vậy, thầy cô giáo cũng vậy, khi chấm điểm thì thường theo cảm nhận của giáo viên. ấy thế mà lại cho học sinh cái đề văn cảm nhận... may còn cho về nhà làm, còn biết lên đây hỏi các bạn chứ ở lớp làm luân chắc... nộp giấy trắng mất, các bạn cố gắng giúp mình với nha,
đề văn như này: cảm nhận của mình về đoạn thơ
khi ta lớn lên đất nước đã co rồi
đất nước có từ .......
........
đất nước có từ ngày đó...
(9 dòng thơ đầu trong bài "đất nước" của Nguyễn Khoa Điểm)
văn tả mình còn làm được chứ cảm thì... bó tay luôn. mở bài và thân bài mình có thể tự làm, mong các bạn giúp mình phần thân bài.
cảm ơn nhìu!!!
 
S

siengnangnhe

hyyyy đây nè

Khổ thơ thứ nhất (9 câu đầu): Sau khi điểm qua hai quá trình “bắt đầu” và “lớn lên” của đất nước, tác giả khẳng định :“Đất Nước có từ ngày đó...” - từ rất xa xưa. Những cái xa xưa thường hay xa lạ, nhưng đất nước thì không - đất nước gần gũi với mọi người.

Mở đầu là những lời bình dị nhưng hàm súc: “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi”. Đất nước thành bậc tiền nhân. Mọi người đều được nuôi dưỡng từ đất nước... Nhắc lại điệp khúc “ngày xửa ngày xưa...”, tác giả muốn chứng tỏ đất nước hình thành từ rất lâu, đất nước có trong từng lời mẹ kể.

Gắn liền với sinh hoạt gia đình: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Tứ thơ này làm sống lại nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Tuy vậy, đất nước chỉ lớn lên với truyền thống: “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” và quá trình hình thành nhiều phong tục, tập quán:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Nguyễn Khoa Điềm thật sự xúc động khi nói đến:“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đó lời ngợi ca tình nghĩa, thuỷ chung trong gian khó. Chữ “thương” giúp thơ ông gần văn học bình dân. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”- điều ấy, hiển nhiên như khi ta lớn lên đã có ông bà, cha mẹ... Đất nước gắn bó, thân thiết như người ruột thịt và bao công việc lao động khác:

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đó là lúc con người khép lại thời “dã man” bước vào giai đoạn văn minh. Tứ thơ “cái kèo, cái cột thành tên” còn gợi tập tục đặt tên mộc mạc để mong sự bình yên. Đất nước ta gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước: “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Làm nên hạt gạo trắng thơm phải trải qua nhiều công đoạn, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Quá trình hình thành đất nước cũng đau đớn như chuyện nhân loại hoài thai, sinh nở.

Từ những lời phân tích trên đây, có thể thấy Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo lại. Không chỉ hay ở phương diện câu chữ, cấu trúc và lời kết đoạn đã gây được ấn tượng. “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, đất nước bắt đầu, đất nước lớn lên... chặng đường nào cũng song hành với cuộc sống nhân dân. Tác giả nêu nhiều chứng cứ để làm sáng tỏ kết luận: “Đất Nước có từ ngày đó...” - từ “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Trong suốt quá trình ấy, đất nước gắn bó với mọi gia đình và từng cá nhân. Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ thơ sau.

:)||-):cool::cool:
 
P

phamminhkhoi

Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước hiện lên trong những câu chuyện cổ, xa xôi, nhưng gần gụi, gắn bó với tuổi thơ.

(..)
Cảm nhật về đất nước của tác giả không đi ngoài ra những sinh hoạt thường ngày. Miếng trầu, quả cau, cái kèo, cái cột, nang niu như chính tâm hồn đất nước. Ngày đó, ngày nao..., bốn ngàn năm lịch sử đọng lại trong những dáng hình bình dị nhất, thân thuộc với con người. Nhà thơ, có lẽ sau khi nhìn về một phương trời rộng lớn, đã thu đượch về những nét đẹp rất riêng của quê hương. Đọc lại rồi, ta bỗng thấy sao nó thân thuộc lạ :

Tóc mẹ thì búi sau đầu...
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Ngày xưa hay ngày nay ? Con người tiếp bước con ngưiơì. Tình yêu đơn hoa kết trái làm nơi nảy mầm cho các thế hệ tương lai. Đất nước lớn lên trong tình yêu với ông, bà, cha mẹ. Ngày hôm nay, không phải là những ngày đầu của lịch sử: Phía sau lưng, đã là bốn nghìn năm vất vả, gian khó, đau thương... Đất Nước trong nguyễn Khoa Điềm vẫn hiên ngang đứng vững; và những người con ruột thịt được chở che cứ thế mỗi lúc một trưởng thành:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước của ta, của người lao động. Hạt mồ hôi đổ xuống ươm mầm cho nắng len cây lúa. Nhân dân Việt Nam, bốn nghìn năm cực nhọc gian khổ, thiếu thốn, hi sinh. Rồi cuộc đời cứ tiếp diễn. Giọt nước mắt rơi trên những thăng trầm lịch sử. Hạt gạo phải xay, giã, giần, sàng mới nên cơm. Đất nước ta, đát nước của những người nông dân chân lấm tay bùn, đạp tung bùn đất đứng lên dưới lá cờ cách mạng. Muôn trùng gian khó sẽ hướng tới những thành công rực rỡ của ngày mai:

Nước chúng ta
Nước những người không bao giờ khuất
(Nguyễn đình thi)

Xao xuyến gì bằng lời nhắn nhủ của cha ông.

Nói về đất nước, có lẽ Nguyên Khoa điềm đã tự tạo cho mình một lói đi rieng. Nguyễn đình thi nói về "đất" và "trời", cái "trời" ở đây vẫn còn đọng lạ một cái gì từ trong quá khứ, cao và rộng . Nguyễn Khoa điềm chỉ nói về "đất" và "nước", hẹp hơn, Những đi sâu vào đó ta thấy mở ra một thế giới mênh mông cả về chiều rộng và chiều sâu. Ta mơ hồ nhận ra rất, rất nhiều hồn dân tộc (có lẽ chỉ trong đất nước của NKĐ Việt Nam mới hiện lên, rõ ràng và xúc ộng như thế): bề dày lịch sử và văn hoá không pahỉ ngẫu nhiên mà có. Nó phải trải qua một quá trình tranh đầu, và tồn tại một cách phi thường !

Khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Người Việt Nam trong NKĐ không phải những ông vua, ông đế, không phải nhân vật có sức mạnh kỳ lạ, thánh thần. Đó là bà, là mẹ, là cha ông, những con người quanh năm chân lấm tay bùn nơi đồng ruộng. Nhưng lịch sử bốn ngàn năm đã luyện rèn nên bao đức tính: cần cù, cần mẫn, can đảm, thuỷ chung...
Những con người ấy đã tạo nên một dân tộc anh hùng, một đất nước anh hùng, sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù nào xâm lược.
 
Top Bottom