Môn học khác Văn hóa Nhật Bản

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có nhiều truyền thống văn hóa nhất là thời kỳ phong kiến. Đến thời điểm này một số thói quen truyền thống đó vẫn được lưu giữ. Nó làm lên 1 nền văn hóa Nhật Bản hiện đại và xen nhiều nét truyền thống.
1.Phụ nữ không được làm đầu bếp món sushi
Nguyên nhân là do tay phụ nữ thường rất ấm, làm hỏng hương vị của sushi.Chủ đề này được bàn luận nhiều trên các phương tiện truyền thông, nhưng thực tế thì người ta vẫn thấy rất ít phụ nữ làm món sushi ở các nhà hàng tại Nhật Bản.Món sushi vẫn được dành riêng cho các đầu bếp nam.

114.jpg


2.Không được ở trong một số khách sạn con nhộng
Lý do là vì khách sạn con nhộng hướng tới các doanh nhân nam chứ không phải đối tượng nữ.Ngày nay đã có một số khách sạn con nhộng cho phép du khách nữ thuê.Mặc dù vậy ít phụ nữ đến khách sạn kiểu này, vì phải đến 99/100 lần họ bị từ chối

117.jpg


3.Không được phép bước vào võ đài thi đấu sumo
Lý do của việc cấm này là quan niệm phụ nữ làm vấy bẩn võ đài sumo.Luật cấm này đã có truyền thống qua nhiều thế kỷ và không ai muốn thay đổi vì không muốn xúc phạm tới tổ tiên.Mặc dù từ thế kỷ 18 đã có bộ môn sumo dành cho phụ nữ gọi là onnazumo nhưng các đấu vật nữ vẫn không được công nhận là võ sĩ chuyên nghiệp.

115.jpg


4.Không được trèo lên đỉnh Omine
Núi Omine ở quận Nara (còn được biết đến với tên gọi đỉnh Sanjo) là di sản thế giới được UNESCO công nhận.Ngọn núi thuộc danh mục những địa danh linh thiêng và hành trình hành hương dãy núi Kii.Tuy nhiên, phụ nữ không được phép lên đền Ominesanji trên đỉnh núi với lý do phụ nữ “gây phân tâm”.

(Sưu tầm)
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những điều thú vị trong cách cúi chào của người Nhật Bản (phần 1)
Một trong những bài học đầu tiên mà trẻ em tại Nhật Bản phải học là cách cúi chào. Nếu từng có có hội đến một nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ có cảm thấy mình giống "thượng đế" như người ta vẫn thường nói: tất cả nhân viên dù đang làm gì cũng sẽ cúi đầu chào bạn, cùng với một câu chào tiếng Nhật. Cúi chào là một phần không thể thiếu trong cung cách phục vụ của người Nhật Bản cũng cũng thể hiện nét văn hóa lâu đời. Hành động cúi chào ở Nhật Bản có tên là Ojigi. Ojigi có các mức độ khác nhau từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của hành động này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn và giới tính của bạn.
1. Cúi chào trong mọi trường hợp
Trong mọi tình huống, người Nhật luôn gập người cúi chào, cúi chào khi gặp mặt, tạm biệt, lễ kỷ niệm… Ngoài ra, người Nhật còn cúi chào khi cảm ơn, xin lỗi ai đó hay chúc mừng và đặc biệt là khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Nghi thức cúi chào của Nhật Bản thể hiện nhiều ý nghĩa, cho thấy những cảm xúc khác nhau: từ biết ơn, tôn trọng cho đến hối lỗi…

2. Cách cúi đầu:
Đối với người Nhật Bản, sẽ có 2 tư thế cúi đầu cơ bản là cúi đầu khi đang ngồi và khi đang đứng, và cả các kiểu cúi đầu phụ thuộc vào mục đích và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù cúi đầu theo kiểu nào, bạn cũng phải nhớ thẳng lưng và chân. Đây là một điều quan trọng trong văn hóa cúi chào của Nhật Bản và cho thấy tính cách của người Nhật: tôn trọng người khác nhưng vẫn phải thẳng thắn. Ngoài ra, theo quy tắc, bạn sẽ hít vào khi gập người, thở ra khi cúi xuống rồi lại hít vào khi ngẩng đầu lên lần nữa.

3. Không chắp tay trước ngực khi cúi đầu
Đối với nhiều người, tư thế chắp tay trước ngực khi cúi đầu có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Quốc và được cho là một trong những dáng cúi đầu đầu tiên. Nhưng tại Nhật Bản, nó không còn trong các giao tiếp thông thường. Chúng ta vẫn có thể thực hiện những động tác như vậy ở các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng.

4. Không cúi chào khi đang nói:
đang đi hay đang ngồi Khi bạn đang nói điều gì đó, hãy kết thúc câu nói trước khi cúi chào. Tuy nhiên, điều này cũng có ngoại lệ khi bạn muốn cúi chào và xin lỗi. Tương tự như vậy, khi bạn đang đi, hãy dừng lại rồi hẵng cúi chào. Việc đang ngồi và cúi chào cũng có vẻ không được đánh giá cao về phép lịch sự nên nếu ở Nhật Bản, hãy đứng dậy chào nhau trước khi ngồi lại ghế.

(Sưu tầm)
 

Attachments

  • 20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-1.jpg
    20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-1.jpg
    45.2 KB · Đọc: 87
  • 20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-2.jpg
    20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-2.jpg
    65.7 KB · Đọc: 59
  • 20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-3.jpg
    20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-3.jpg
    73.2 KB · Đọc: 50
  • 20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-4.jpg
    20171011-nhung-dieu-thu-vi-ve-van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban-4.jpg
    75 KB · Đọc: 50
  • Like
Reactions: Chanh Đào

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
(Tiếp theo kì trước)
Một số công ty Nhật cũng đưa ra cách chào riêng. Họ có thể thay đổi tư thế tay, góc chào, nhưng nhìn chung đều mang dáng dấp của 3 kiểu chào thông dụng trên. Đối với người Nhật, văn hóa chào hỏi chính là bài học đầu tiên trong thời đại giao lưu văn hóa toàn cầu

Cúi chào của người Nhật tương đối phức tạp, do đó khá nhiều người, trong đó phần nhiều là các du khách và người lao động nhập cư luôn mắc phải một số lỗi nhỏ dưới đây:

20171015-121509-522a.jpg


Tại Nhật Bản, có 3 kiểu đứng cúi chào thông dụng nhất.

Thứ nhất là Eshaku - cách cúi chào gập người 15 độ. Người Nhật sẽ dùng cách này với người quen, đồng nghiệp, bạn bè có cùng vị thế trong xã hội.

Thứ hai là Keirei - cúi gập người 30 độ. Người Nhật sử dụng cách cúi chào này với những người có địa vị xã hội cao hơn - thường là sếp hoặc với bậc trưởng bối trong gia đình. "Kei" trong tiếng Nhật có nghĩa là "tôn trọng", do đó cách chào này thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Góc gập người có thể dao động từ 30 đến 45 độ.

Thứ ba là Saikeirei - gập người 45 độ. Đây là kiểu chào trang trọng nhất trong văn hóa cúi chào của người Nhật. Saikeirei thể hiện sự biết ơn tuyệt đối hoặc lời xin lỗi chân thành với người khác. Saikeirei có thể có góc cúi lên tới 70 độ, thể hiện sự chân thành tuyệt đối với người đối diện.
 
  • Like
Reactions: Narumi04

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Bây giờ mình có vài câu hỏi cho mọi người nè:D
1) Anime đầu tiên trên thế giới là bộ phim nào? Ra đời năm mấy?
2) Tết (năm mới) của Nhật Bản bắt đầu vào ngày nào?
3) Vì sao rượu Nhật Bản được gọi là “sake” (sa-kê)?
4) Môn thể thao được yêu thích nhất ở Nhật Bản là môn gì?
5) Trong ngoại giao, người Nhật Bản thường tặng vật gì?
6) Phụ nữ và đàn ông mặc kimono trong những ngày nào?
7) Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi nhằm mục đích gì?
8) Loại Phật giáo phổ biến ở Nhật là gì?
9) Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật có tên là gì?
10) Bạn biết gì về thơ Haiku của Nhật?
 
Last edited:

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Bây giờ mình có vài câu hỏi cho mọi người nè:D
1) Anime đầu tiên trên thế giới là bộ phim nào? Ra đời năm mấy?
2) Tết (năm mới) của Nhật Bản bắt đầu vào ngày nào?
3) Vì sao rượu Nhật Bản được gọi là “sake” (sa-kê)?
4) Môn thể thao được yêu thích nhất ở Nhật Bản là môn gì?
5) Trong ngoại giao, người Nhật Bản thường tặng vật gì sau đây?
6) Phụ nữ và đàn ông mặc kimono trong những ngày nào?
Câu 1:
Bộ phim nổi tiếng đầu tiên của Nhật trên thế giới là bộ phim ngắn Peach Boy của Kitayama Seitaro vào năm 1918.
Câu 4:Đương nhiên là đấu vật
 

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
10) Bạn biết gì về thơ Haiku của Nhật?
-Có chủ đề về thiên nhiên, phong cảnh thiên nhiên bình dị, mộc mạc
9) Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật có tên là gì?
Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật có tên là Murakami Haruki
8) Loại Phật giáo phổ biến ở Nhật là gì?
Loại Phật giáo phổ biến ở Nhật là Phật giáo Nhật Liên
7) Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi nhằm mục đích gì?
Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi nhằm mục đích là giúp những người mù có thể hiểu biết được các thông tin ghi trên lon bia
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Nhọ cute

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
947
583
159
21
Hải Phòng
THCS Vinh Quang
Bây giờ mình có vài câu hỏi cho mọi người nè:D
1) Anime đầu tiên trên thế giới là bộ phim nào? Ra đời năm mấy?
2) Tết (năm mới) của Nhật Bản bắt đầu vào ngày nào?
3) Vì sao rượu Nhật Bản được gọi là “sake” (sa-kê)?
4) Môn thể thao được yêu thích nhất ở Nhật Bản là môn gì?
5) Trong ngoại giao, người Nhật Bản thường tặng vật gì?
6) Phụ nữ và đàn ông mặc kimono trong những ngày nào?
7) Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi nhằm mục đích gì?
8) Loại Phật giáo phổ biến ở Nhật là gì?
9) Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật có tên là gì?
10) Bạn biết gì về thơ Haiku của Nhật?
1. Bộ phim nổi tiếng đầu tiên của Nhật trên thế giới là bộ phim ngắn Peach Boy của Kitayama Seitaro vào năm 1918
2.Tết (năm mới) của Nhật Bản hay Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1.
3.mình k chắc lắm nhưng miǹh nghĩ là do rượu này nấu bằng gạo sake
4.bóng chày
5.đũa ?
6.Vào thời xa xưa cả phụ nữ và phái nam người Nhật đều sử dụng Kimono hàng ngày. Về sau này dần dần thì đàn ông Nhật Bản không mặc Kimono hàng ngày mà chỉ mặc trang phục này trong những ngày hội, dịp lễ tết hay ngày cưới hỏi, còn các chị em phụ nữ Nhật Bản thì hàng ngày vẫn mặc Kimono.
7.nhằm mục đích giúp những người mù có thể hiểu nắm được các thông tin ghi trên đó
8.
9.Dit du Genji (Lời nói của hoàng tử)
10.những bài thơ Haiku ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập được bố trí theo thứ tự: 5-7-5
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Lâu quá chưa đăng gì hết, mình đăng lịch sử 100 năm của bữa trưa ở trường Nhật Bản nè
Học sinh Nhật Bản nổi tiếng với văn hóa cùng giáo viên ăn trưa tại trường, trái với thói quen mang cơm từ nhà của học sinh nhiều quốc gia. Ngay cả hiệu trưởng cũng cùng ngồi ăn một bữa trưa giống học sinh mỗi ngày. Trẻ được khuyến khích biết ơn thực phẩm và ăn đến miếng cuối cùng, bao gồm cả những món chúng không đặc biệt thích. Văn hóa này được phát triển từ hơn 100 năm trước.

Năm thứ 22 thời Minh Trị (1889), “kyushoku” - bữa trưa trường học đầu tiên của Nhật Bản được phục vụ tại một trường tiểu học ở thành phố Tsuruoka, tỉnh Yamagata. Theo trang Gakko Kyushoku, ý tưởng đến từ một tu sĩ Phật giáo giám sát trường này. Ông nhận thấy nhiều đứa trẻ thiếu thốn không mang cơm đến trường như các bạn.

Bữa ăn đánh dấu bước ngoặt về văn hóa học đường của xứ sở mặt trời mọc gồm onigiri (cơm nắm), cá nướng và món rau muối được gọi là tsukemono.

bua-trua-truong-hoc-nhat-ban-5163-1512105356.jpg

Bữa trưa trường học đầu tiên tại Nhật Bản. Ảnh: Gakko Kyushoku

Dù được chuẩn bị rất đơn giản, thực đơn đầu tiên đã cung cấp cho những đứa trẻ tuổi ăn tuổi lớn nguồn dinh dưỡng quan trọng mà không phải ai cũng có thể nhận được ở nhà. Chương trình ăn trưa mới mẻ này được các trường học trên cả nước đón nhận. Cơm, thịt, cá, rau và các loại súp miso trở thành món tiêu biểu trên thực đơn bữa trưa học đường.

Trong những năm đó, trường học thường phục vụ thức ăn bằng bát sứ và các dụng cụ khác, trông giống một bữa ăn tự chế biến tại nhà. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, bữa trưa trường học bị cắt giảm ở nhiều nơi trên khắp cả nước do tình trạng thiếu lương thực.

Năm 1944, khoảng hai triệu trẻ em trong độ tuổi tiểu học tại sáu thành phố lớn ở Nhật Bản được ăn trưa tại trường. Dù chiến tranh kết thúc năm 1945, hậu quả của nó vẫn còn, nhiều trẻ em không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Học sinh lớp 6 (năm cuối tiểu học) thời đó có thân hình tương đương học sinh lớp 4 ngày nay.

Năm 1946, Chính phủ ban hành nghị định khuyến khích nhân rộng bữa trưa trường học trên toàn quốc. Hệ thống bữa trưa trường học được thực hiện vào ngày 24/12 tại tất cả trường học ở Tokyo, quận Kanagawa và Chiba.

Ngày nay, các trường học ở nhiều khu vực chuẩn bị thực đơn đặc biệt trong tuần lễ từ 24 đến 30/1 để kỷ niệm cột mốc này, do kỳ nghỉ thường ảnh hưởng đến tuần cuối cùng của tháng 12 và trường học không phục vụ bữa ăn vào thời gian đó.

Năm 1947, khoảng ba triệu trẻ em trên khắp đất nước bắt đầu ăn bữa trưa trường học, gồm cả sữa bột không béo được Mỹ quyên góp. Hai năm sau, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng tặng sữa bột cho trẻ em Nhật Bản.

Quy mô bữa trưa trường học dần mở rộng, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học ở tổng cộng tám thành phố lớn vào năm 1950. Bánh mì làm bằng bột từ Mỹ được bổ sung vào thực đơn. Bánh mì cuộn ăn cùng khoai tây hầm, thịt hoặc viên chiên, bắp cải thái sợi và sữa là một bữa trưa điển hình được phục vụ trong năm này.

bua-trua-truong-hoc-nhat-ban-1-3647-1512105356.jpg

Một bữa trưa của trường học Nhật Bản ngày nay. Ảnh: Pinterest

Chính phủ bắt đầu tài trợ một nửa chi phí cho bột mì. Nhờ đó, đến tháng 4/1952, trẻ tiểu học trên cả nước đã có cơ hội nhận được bữa trưa trường học hoàn chỉnh. Những năm tiếp theo, thực đơn thường bao gồm một số món chiên.

Đạo luật bữa trưa trường học được thực hiện từ năm 1954. Từ đây, bữa trưa được công nhận là một phần chính thống của giáo dục trẻ em, như một cách để dạy trẻ kiến thức về thực phẩm và những quy tắc quan trọng trong ăn uống. Nó cũng khuyến khích giao tiếp xã hội lành mạnh giữa bạn bè cùng lớp và cùng trường.

Đến năm 1958, giám đốc quản trị hành chính của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) đề ra ý tưởng đưa sữa bò tươi vào bữa ăn trường học, dần thay thế sữa bột trong những năm sau đó.

Ngoài ra, bánh mì chiên và các hình thức khác của bánh mì dần được giới thiệu vào cuối những năm 1950. Các loại mì sợi bắt đầu xuất hiện trong bữa trưa trường học ở vùng Kanto. Đến năm 1971, Chính phủ đã tiêu chuẩn hóa các bữa trưa này.

Trẻ được ăn cơm nóng ở trường từ năm 1976. Thực phẩm cũng dần trở nên đa dạng hơn hai thập kỷ trước. Sữa đóng chai trước đó đã được thay thế bằng sữa hộp.

1993 và 1994 là những năm lúa mất mùa, do đó các khu học chánh phải bổ sung bữa trưa với gạo không thuộc diện kiểm soát của chính phủ. Đến năm 2000, loại gạo này đã được cho phép sử dụng chung.

Bữa trưa trường học kiểu mẫu ở đất nước này từng bị lên án vì vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 1996, thức ăn được chuẩn bị không đúng cách ở quận Okayama khiến hai trẻ chết và 468 em có triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Một cuộc điều tra ngay sau đó cho thấy có vi khuẩn E.coli trong bữa ăn trưa của trường.

Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường dài phát triển của bữa trưa trường học Nhật Bản, thực đơn hiện nay đa dạng hơn, được cân bằng dinh dưỡng và thay đổi liên tục nhằm đảm bảo sự phát triển của trẻ trong độ tuổi đi học. Sự tiện lợi, chi phí hợp lý (ít hơn 300 yên cho mỗi bữa ở một trường trung học cơ sở thuộc quận Yamagata) cùng văn hóa phân công phục vụ và dọn dẹp của học sinh khiến bữa trưa trường học Nhật Bản được xem là hình mẫu của thế giới.
Nguồn: Vnexpress
Cho mình hỏi tí xíu: Nó có gì khác với bữa cơm bán trú ở Việt Nam?
 
  • Like
Reactions: Kyungsoo Do

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Đáp án câu hỏi trên:
1) Anime đầu tiên trên thế giới là bộ phim nào? Ra đời năm mấy?
Anime là phim hoạt hình đó bạn, phim đó là “Namakura Gatana” (Thanh Kiếm Cùn)
Mình nói sơ qua về lịch sử anime nhé:
Năm 1914, việc truyện tranh của Mỹ và Châu Âu du nhập vào Nhật Bản đã làm cho những họa sĩ tranh biếm họa thời đó cảm thấy hứng thú với loại hình nghệ thuật mới mẻ này. Qua đó, dẫn đến việc bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp đầu tiên của Nhật Bản đã được chào đời vào năm 1917.
Anime Nhật thời khởi sinh có nét vẽ hơi đơn thuần và giàu tính tượng hình
Tác phẩm dài hai phút của họa sĩ Kouchi Junichi xoay quanh một samurai (võ sĩ đạo) ngốc nghếch đã mua phải thanh kiếm có lưỡi cùn, chàng phải vượt qua bao thử thách để đổi lại thanh kiếm tinh xảo khác.
2) Tết (năm mới) của Nhật Bản bắt đầu vào ngày nào?
- Chắc chắn là ngày 1 Dương lịch rồi.
Bạn có biết tại sao Nước Nhật không đòn Âm lịch như chúng ta không? Oshougatsu- ngày tết của người Nhật, ngày lễ mang đậm nét đặc trưng nhất của người Nhật Bản từ xưa đến nay. Nhật Bản là cường quốc công nghiệp phát triển đứng thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc ) và là nước châu Á đầu tiên đã mở cửa du nhập văn hoá, văn minh phương Tây ngay từ năm 1868 với công cuộc cải cách duy tân mang tên Thiên hoàng Minh Trị (Meiji). Do đó, người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Đây là dịp quan trọng mà người Nhật nghênh đón vị thần Toshigami sama đến thăm nhà.
3) Vì sao rượu Nhật Bản được gọi là “sake” (sa-kê)?
Thực ra sake trong tiếng Nhật nghĩa là rượu nói chung, bất kể là rượu nặng hay nhẹ, là vang, whisky hay gin.
4) Môn thể thao được yêu thích nhất ở Nhật Bản là môn gì?
Thật ra đó là bóng chày đó bạn. Tuy là đất nước sáng tạo ra nhiều môn thể thao nổi tiếng song môn thể thao được người Nhật yêu thích nhất lại là Bóng chày, một môn thể thao có nguồn gốc từ Mỹ.
Bóng chày xuất hiện tại Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1872, từ đó đến nay môn thể thao này ngày càng phát triển và phổ biến khắp Nhật Bản. Theo một số thống kê, hiện nay có đến 7,5 triệu người Nhật Bản chơi bóng chày, còn số người thường xuyên xem các trận đấu bóng chày hàng năm lên đến 25 triệu người.
Ở Nhật, bóng chày được coi là một môn học và được áp dụng giảng dạy ngay từ cấp tiểu học. Các giải đấu ở đủ cấp độ diễn ra hàng năm, từ cấp độ trường học đến chuyên nghiệp. Hầu hết ở các công viên ở Nhật đều có sân tập bóng chày, đặc biệt là không chỉ có các chàng trai mà cả người già và các cô gái cũng thường xuyên tập luyện môn thể thao này.
Giải bóng chày chuyên nghiệp gồm Nhật Bản gồm có 12 đội, mỗi đội có 9 người. Trong trận đấu, 2 đội sẽ luân phiên nhau tấn công. Đội phòng thủ sẽ ném bóng, còn đội tấn công sẽ dùng gậy đánh bóng để ghi điểm.
5) Trong ngoại giao, người Nhật Bản thường tặng vật gì?
Thường tặng đôi đũa, vì trong nhận thức của họ, đũa lúc nào cũng có đôi có cặp, và với công dụng với đũa là “gắp lấy”, người Nhật hình tượng hóa lên với ý nghĩa rằng với đôi đũa họ sẽ “gắp lấy” được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như sẽ được lấy một cơ hội tốt, lấy một nghề nghiệp tốt, lấy một người yêu tốt…
6) Phụ nữ và đàn ông mặc kimono trong những ngày nào?
Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
7) Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi nhằm mục đích gì?
Trên bỏ lon bia tại Nhật có chữ nổi, nhằm mục đích giúp những người mù có thể hiểu nắm được các thông tin ghi trên đó. Rõ ràng là người mù cũng có quyền được thưởng thức bia như những người khác.
8) Loại Phật giáo phổ biến ở Nhật là gì?
Phật giáo Nhật Liên
9) Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhật có tên là gì?
Truyện kể Genji
10) Bạn biết gì về thơ Haiku của Nhật?
Haiku là thể thơ độc đáo của Nhật Bản. Về quá trình hình thành thơ haiku, có giả thiết cho rằng tiền thân của nó là thể đoản ca (tanka). Đoản ca là thể thơ ngắn mỗi bài có 31 âm tiết chia làm 5 dòng: 5-7-5-7-7. Thể thơ này chiếm ưu thế trong Vạn diệp tập- một thi tuyển đồ sộ của văn học Nhật Bản tập hợp những bài thơ được sáng tác khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII. Về sau, chúng bị ngắt làm hai để tạo ra những câu thơ 5-7-5 và 7-7 âm tiết. Những câu này được kết hợp đan xen với nhau tạo thành chuỗi dài gồm 36, 100, có khi nhiều hơn nữa những mắt xích, gọi là thể liên ca hài hước (haikai no renga). Chúng có thể do một nhóm thi sĩ hoặc một thi sĩ sáng tác với tư cách nhóm, đề tài là thiên nhiên qua bốn mùa. Thể liên ca thịnh hành ở Nhật Bản vào thế kỷ XIV và XV. Sau đó, các nhà thơ sáng tác những bài thơ 5-7-5 âm tiết độc lập, không đứng trong chuỗi. Đến giữa thời Edo (1600- 1868), thi pháp của loại thơ 17 âm này đã được định hình vững chắc và được gọi là haiku. Trong thế kỷ XVII, thể thơ này phát triển tới đỉnh cao và trở nên lừng lẫy trên thi đàn văn học thế giới với những tên tuổi như Basho, Buson, Issa, Shiki… Đây được xem là thể thơ có dung lượng nhỏ nhất trong nền thơ ca thế giới. Nội dung, thi pháp thơ haiku vô cùng thâm diệu, phong phú, thấm đượm hương vị của Phật giáo Thiền tông nói riêng và tinh thần của văn hoá phương Đông nói chung.


 
  • Like
Reactions: Asuna Yuuki

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
9 món phải thử ở cực nam Nhật Bản
Tới Okinawa du khách sẽ ít thấy thịt nướng yakitori hay sushi, mà thay vào đó là những món như tempura, rong nho hay thịt rafute.
Goya champuru
Nói đến ẩm thực Okinawa không thể không nhắc tới những món ăn nổi bật như goya champuru. Champuru, nghĩa là "trộn lẫn", một di sản ẩm thực của vùng. Món này gồm một số nguyên liệu, phổ biến nhất là có mướp đắng (goya), xào với đậu phụ, thịt heo và trứng. Món mướp này có thể làm theo nhiều cách, hoặc chiên như tempura hoặc thái mỏng và trộn trong salad hay với làm đồ muối để ăn kèm.


http-2F-2Fcdn-1512436419_680x0.jpg


Umi Budo
Đúng như ên gọi umi budo (rong nho) đây là một loại rong biển nhưng hình dáng như những chùm nho tí hon. Rong nho được ăn sống kèm với nước tương, chanh tươi, khi nhai chúng nổ trong miệng thực khách hệt như món trứng cá hồi.
http-2F-2Fcdn-cnn-com-2Fcnnnext-2Fdam-2Fassets-2F171117131433-okinawa-food-umi-budo_680x0.jpg


Awamori
Đây là một loại rượu chế biến từ gạo hạt dài tạo hương vị hấp dẫn, thường uống kèm đá và chút nước. Đôi khi awamori được thêm rắn ngâm để tạo thành habushu để bán như một loại "đồ lưu niệm" cho khách hoặc các nhà hàng mua về trưng bày.
http-2F-2Fcdn-1512436429_680x0.jpg


Tempura
Người Okinawa rất yêu thích món chiên nổi tiếng này. Trong các nhà hàng địa phương thường dùng những nguyên liệu phổ biến như khoai lang tím, mướp đắng, tôm, nấm, cà tím để chế biến tempura. Một loại tempura khác phổ biến ở Okinawa là làm từ rong biển nâu có tên mozuku.
http-2F-2Fcdn-1512436430_680x0.jpg


Rafute
Đây là một món ăn làm từ mimigaa (phần thịt tai heo) và chiragaa (phần da mặt heo). Những miếng thịt làm rafute được nấu nhừ với nước tương, đường nâu tạo màu hấp dẫn. Món này thực chất có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được "biến tấu" thành nhiều phiên bản khác nhau trên khắp châu Á. Rafute ở Okinawa vừa có vị mặn và ngọt, mềm tới mức có thể tan chảy trong miệng. Ngoài ra, rafute còn là món ăn cùng với mì soba.
http-2F-2Fcdn-1512436658_680x0.jpg


Okinawa soba
Cũng là soba nhưng so với nhiều nơi khác ở Nhật Bản thì cách chế biến và ăn món này ở Okinawa có phần khác biệt. Mì được ăn kèm nước ninh từ thịt heo, cá ngừ khô kasuobushi và rong biển, còn sợi mì vừa chắc vừa dễ nhai. Một trong những loại thịt ăn kèm phổ biến nhất của soba ở Okinawa là soki (sườn hầm) và rafute. Khi thưởng thức, thực khách có thể ăn thêm gừng muối, hành lá, ớt ngâm.
http-2F-2Fcdn-1512436664_680x0.jpg


Cơm Taco
http-2F-2Fcdn-1512436669_1200x0.jpg

Thực khách tới Okinawa sẽ thấy cơm taco - món kèm với thịt bò, phomat, salad, sốt cà chua. Thực khách cũng có thể gọi đây là một loại salad taco phiên bản Okinawa để so sánh với taco phương tây. Đây là một trong những kiểu nấu cơm không chỉ phổ biến ở các nhà hàng Okinawa mà cả nhiều nơi khác tại Nhật Bản.

Sukugarasu
http-2F-2Fcdn-1512436675_680x0.jpg

Là những miếng đậu phụ chắc, kèm những con cá nhỏ xíu bên trên, món sukugarasu rất phổ biến ở Okinawa và thường dùng khi thưởng thức rượu sake hay awamori. Mỗi phần đậu được cắt vừa một miếng ăn và vị mặn đậm của cá thì hòa hợp với sự mềm mại của miếng đậu phụ.

Sata andagi
http-2F-2Fcdn-1512436680_680x0.jpg

Người dân Okinawa tạo ra những chiếc bánh mềm trong giòn ngoài có màu vàng nâu gọi là sata andagi. Trong tiếng Nhật tên món có nghĩa là "đường chiên ngập dầu". Bánh gồm đường, bột, trứng, là món ăn thường xuất hiện trong các lễ hội, làm đồ tráng miệng trong nhà hàng hoặc bán hè phố như đồ ăn vặt.
 

Attachments

  • http-2F-2Fcdn-1512436419_680x0.jpg
    http-2F-2Fcdn-1512436419_680x0.jpg
    36.1 KB · Đọc: 58
  • Like
Reactions: Sophie Vương

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Chủ đề: Thức uống độc đáo ở Nhật
Cà phê cũng là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Và cũng giống như nhiều đất nước chuộng cà phê khác thì ở Nhật, người ta cũng có khá nhiều lựa chọn khi muốn uống cà phê như cà phê ở máy bán tự động, cà phê gói, cà phê pha hoặc thậm chí cà phê pha nước ngọt... Thế nhưng, ở Nhật có một loại thức uống độc đáo trông rất giống cà phê nhưng lại không phải cà phê và đang được không ít người Nhật lựa chọn để thay thế cho tách cà phê mỗi ngày.

1-1511952241817.jpg

Như chúng ta đã từng biết, đất nước Nhật Bản rất chú trọng đến sức khỏe, nhất là trong văn hóa ẩm thực luôn đề cao chế độ dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe lên hàng đầu. Trong khi đó, cà phê không phải là thức uống hoàn hảo nếu bạn tiêu thụ quá nhiều mỗi ngày. Chính vì lý do này mà công ty On The Umami của Nhật đã tạo ra một loại nguyên liệu mới cũng được pha chế như cà phê nhưng hoàn toàn lại không phải là cà phê. Đặc biệt, nguyên liệu này đã được công nhận là rất tốt cho sức khỏe.

2-1511952241819.jpg

Nếu bạn đến Nhật và bắt gặp một quán có phong cách pha chế như thế này thì chắc chắn điều trong đầu bạn nghĩ đến trước tiên là cà phê. Kiểu pha chế này trong cà phê được gọi là "pour over coffee" tức là cà phê được pha chế bằng bộ dụng cụ phễu và giấy lọc tương tự như cà phê pha phin ở Việt Nam. Với cách pha này thì cà phê sẽ ngấm nước và nhỏ từng giọt tạo ra hương vị gần chính xác nhất so với hạt cà phê ban đầu. Do đó, pha cà phê theo kiểu "pour over" sẽ giúp cà phê thơm ngon hơn rất nhiều.

3-1511952241823.jpg

Thế nhưng, thay vì sử dụng nguyên liệu là cà phê thì công ty On The Umami lại sử dụng loại nguyên liệu khác hẳn. On The Umami dùng các loại rau sấy khô như hành, cà rốt, cần tây, khoai tây, gừng... thậm chí còn cho cả cá ngừ bào Katsuobushi để tạo ra một loại thức uống Dashi ngon miệng, ấm người và tốt cho sức khỏe.

Trong văn hóa ẩm thực của người Nhật, Dashi là một loại nước dùng được hầm từ nhiều loại nguyên liệu như nấm, rong biển, cá... không chỉ tạo độ ngon ngọt cho các loại nước dùng trong món ăn mà còn mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.

5-1511952241827.jpg

4-1511952241825.jpg

Như vậy, công ty On The Umami đã có sự kết hợp quá độc đáo giữa cà phê và Dashi để tạo ra một loại thức uống ngon khác hẳn và tốt cho sức khỏe. Vây cá ngừ được cho vào giấy lọc cùng với các nguyên liệu rau củ sấy khô. Sau đó, người ta sẽ đổ nước sôi vào tương tự như cách pha cà phê thông thường.

Cũng giống như bột cà phê, các loại rau củ sấy khô này sẽ ngấm nước sôi và nhỏ từng giọt xuống ly đang hứng bên dưới, đồng thời còn chiết xuất ra axit glutamic và axit inosinic bổ dưỡng. Ngoài ra, loại nước Dashi này còn rất giàu glycine và tryptophan, 2 loại axit amin giúp làm dịu và thư giãn dây thần kinh hiệu quả.

6-1511952241829.jpg

Do đó, sau một ngày làm việc mệt mỏi thì thay vì thưởng thức cà phê thật sự, một số người Nhật lại chọn thưởng thức nước Dashi được pha chế theo cách thức pha của cà phê. Đây là loại thức uống được đánh giá là phù hợp cho mọi lứa tuổi và tốt hơn cà phê rất nhiều lần. Và nếu một tách vẫn chưa đủ, bạn vẫn có thể thưởng thức thêm tách thứ hai, thứ ba mà không lo ngại về vấn đề mất ngủ ban đêm.

Đặc biệt, giá cả một tách Dashi ở Nhật khoảng 200 yên được cho là rẻ hơn rất nhiều so với cà phê. Trong khi đó, nó lại bổ dưỡng và an toàn hơn cho sức khỏe nên đang được nhiều người chú ý và thử dùng.
 
  • Like
Reactions: Chanh Đào

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Chủ đề: 10 loại bùa cầu may nổi tiếng của người Nhật Bản
Trong nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng như nhiều nền văn hóa của các nước Châu Á khác có quan niệm rất sâu sắc về vấn đề tâm linh và những điều may mắn. Người Nhật Bản có rất nhiều cách cầu may, họ có những linh vật riêng cho mỗi vùng miền mỗi công việc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách cầu may của người Nhật Bản nhé.
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước của tâm linh. Chính vì thế mà người dân nơi đây đã tạo ra rất nhiều đồ vật mà từ tên gọi cho đến công dụng của chúng đều mang ý nghĩa mang đến những điều tốt lành.
Họ gọi đó là các "Enginimono" - vật khởi duyên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 10 loại vật khởi duyên nổi tiếng nhất tại Nhật Bản

Kado Matsu - "Cây nêu" ngày tết của người Nhật Bản
Cách làm: Cây nêu thường được đặt trước của nhà, Kado Matsu gồm một vài cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo có độ dài không bằng nhau: ống cao nhất tượng trưng cho nam, ống thấp nhất tượng trưng cho nữ và ống còn lại tượng trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người.
Ý nghĩa
Thông được xem là loài thực vật tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống mãnh liệt, còn tre là loài cây "vạn niên", tượng trưng cho sự trường thọ.
Nếu cắm thêm cành hoa mơ - Ume, Kado Matsu sẽ được gọi là Shochikubai - Tùng Trúc Mai dành riêng cho những dịp mang tính chúc tụng.

Omamori - Bùa bảo hộ cho những người yêu thương
Omamori là tên gọi những chiếc bùa may mắn thường được thỉnh tại các ngôi đền trên khắp nước Nhật. Omamori tượng trưng cho các vị thần Shinto, có ý nghĩa mang lại sự bảo vệ, may mắn cho người giữ bùa.
10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat3.JPG

Cách làm: Bùa hộ mệnh thường là một chiếc túi được làm bằng vải bên trong đựng những mảnh giấy hoặc miếng gỗ đã được viết những lời cầu nguyện để mang lại may mắn cho những người mang chúng trong những dịp đặc biệt, khi thực hiện một nhiệm vụ hay một thử thách nào đó.
Ý nghĩa: Omamori còn được dùng để xua đuổi vật xấu, người ta hay để chúng trong giỏ xách, làm móc treo điện thoại di động, hay treo trên ô tô,... để đảm bảo an toàn khi du hành.
Các Omamori thường được thiết kế đặc trưng riêng ở từng địa phương. Mỗi loại bùa hộ mệnh sẽ mang lại may mắn và sự bình an trong từng phương diện, vấn đề khác nhau như học hành, thi cử, tình cảm, sức khỏe… và cả điều đó được vẽ lên một mặt của chiếc bùa hộ mệnh để phân biệt. Mặt còn lại là tên của ngôi chùa hay đền bán chiếc bùa đó.

Shichi Fukujin - Thất Phúc Thần
10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat6.JPG

Thất phúc thần của Nhật Bản là sự pha trộn giữa một vị thần của nước này (Ebisu) và các vị thần có nguồn gốc từ Ấn Độ giáo của Ấn Độ (Benzaiten, Bishamonten, Daikokuten) và Đạo giáo và Phật giáo của Trung Quốc (Fukurokuju, Hotei, Jurojin). Trong tiếng Nhật họ được gọi là “Shichifukujin”, sự kết hợp của “thất”, “phúc”, “thần” (七 福神).
Trẻ em xứ Phù Tang lớn lên trong những câu chuyện về các nhân vật này và bạn có thể thấy hình ảnh của họ trên khắp Nhật bản, từ các đền thờ, cửa hàng, khu du lịch đến nhà dân.
Người ta thường mô tả Thất Phúc Thần đang đi trên một "bảo thuyền" (Takarabune, 宝船). Theo niềm tin truyền thống, Thất Phúc Thần sẽ đến các làng vào dịp Tết và phát quà cho những ai xứng đáng. Trẻ con thì được nhận lì xì có trang trí các chiếc thuyền Takarabune. Thuyền Takarabune và sứ giả của nó thường được trang trí ở nhiều nơi, từ các bức tường trong viện bảo tàng đến các tranh cuộn biếm họa.

Kumade - Tay gấu cào may mắn
Bạn có biết nhiều về cào tre đã được sử dụng như dụng cụ nông nghiệp ở Nhật Bản kể từ những ngày đầu không? Chúng được gọi là “Kumade” được ghép bởi 2 chữ kuma (gấu) và te (tay), đi với nhau sẽ đọc thành kumade – tay gấu.

10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat.JPG


Ý nghĩa
Người Nhật tin rằng Kumade mang ý nghĩa mang lại sự thịnh vượng trong kinh doanh nên Kumade được người Nhật trang trí và trưng trong cửa hàng như một biểu tượng may mắn. Kumada được bán nhiều nhất ở các đền thờ ở Nhật trong dịp lễ hội Tori-no-ichi (lễ hội Gà) vào ngày Dậu của tháng 11.
Lễ hội lớn nhất được tổ chức tại đền Ohtori ở Asakusa, Tokyo, nơi mà hơn 200 gian hàng bày bán vô số các loại cào có hình dạng và kích cỡ khác nhau được làm bởi thợ thủ công kumade trên khắp Nhật Bản. Hàng chục ngàn khách du lịch đến thăm quan lễ hội hàng năm và nhiều người tìm mua nó để mong sự may mắn đến trong năm mới.

Maneki Neko - Chú mèo của nhân duyên và tài lộc
Mèo thần tài ở Nhật Bản được gọi là Maneki Neko có nghĩa là mèo vẫy tay. Con mèo với cái chân giơ lên như thễ nó đang vẫy tiền tài về cho gia chủ. Những biệt danh khác nữa đó là mèo may mắn, mèo tiền bạc và mèo mời khách.

10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat4.JPG

Ý nghĩa
Thực sự thì có 1 ý nghĩa ẩn sau cái chân mà con mèo giơ lên. Mèo vẫy chân trái mang lại nhiều khách hàng. Mèo vẫy chân phải mang đến may mắn, tiền tài.
Cả 2 điều đó thực sự là rất tuyệt, đó là lý do tại sao bạn có thể dễ dàng nhìn thấy 1 chú mèo thần tài với cả hai chân đều vẫy. Mèo đưa cả 2 chân là tượng trưng cho sự bảo vệ.
Trong khi hầu như bạn sẽ nhìn thấy 1 con Maneki Neko trắng với những chấm cam hoặc đen. Thì có khá nhiều sự đa dạng màu sắc và chúng có những ý nghĩa đặc biệt:
– Trắng: hạnh phúc, thuần khiết, và những điều tốt lành sẽ đến.
– Tam thể: sự kết hợp màu sắc truyền thống,được xem là may mắn nhất.
– Vàng : giàu có và thịnh vượng
– Đen: tránh khõi ma quỷ.
– Đỏ: thành công trong tình yêu và các mối quan hệ.
– Xanh lá cây: sức khỏe tốt

Sensu - Thổi điều tốt lành đến muôn nơi
Cách làm: Bạn có biết chiếc quạt xếp thông dụng mà mọi người trên thế giới đều yêu thích chính là do người Nhật làm ra? Ra đời khoảng 1300 năm trước, khi đó chiếc quạt xếp Sensu được làm từ những mảnh gỗ của cây bách ghép lại với nhau, nên được gọi là "Hyougi", tức cây bách. Về sau người Nhật sử dụng giấy Washi truyền thống và dán lên khung tre tạo thành Sensu như bây giờ.

10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat2.JPG

Ý nghĩa: Với ý nghĩa "thổi" những điều tốt lành đến khắp nơi, Sensu trở thành Engimono mang ý nghĩa chúc tụng thường được dùng làm quà tặng trong các dịp như cưới hỏi, v.v. Sensu có rất nhiều loại và hoa văn, có loại còn tỏa ra mùi hương khi quạt.
Người Nhật còn sử dụng Sensu khi biểu diễn kịch Noh, Kabuki, dùng làm vật trang trí trong nhà và đặc biệt tạo nên phong thái cao sang, quý phái cho người cầm nó.

Búp bê Daruma
Búp bê Daruma thường không có mắt. Người mua sẽ vẽ một mắt cho búp bê và ước một điều ước. Khi điều ước trở thành sự thật, bạn hãy vẽ nốt con mắt còn lại.
10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat8.JPG

Ý nghĩa
Búp bê Daruma có hình tròn, được làm bằng kỹ thuật bồi giấy truyền thống. Nét đặc trưng của búp bê Daruma là đôi mắt to tròn quắc lên, nhìn thẳng về phía trước thể hiện sự quyết tâm và lòng kiên định. Thân tròn, đáy mặng tạo sức bật, luôn trở về vị trí đứng thẳng biểu trưng sức mạnh nội tại và ý chí mãnh liệt, không bao giờ chịu đầu hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Búp bê Daruma thường được lựa chọn nhiều với màu đỏ truyền thống. Người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay một người bắt đầu những dự định mới để cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Vào mùa thi cử, búp bê Daruma được các gia đình hay bạn bè tặng cho con em mình với lời chúc may mắn. Sau mỗi dịp ra trường, Daruma trở thành vật kỷ niệm đáng nhớ thời học sinh.

Cờ cá chép
Cờ cá chép dành cho dịp 5/5 – ngày hội bé trai ở Nhật. Bắt đầu từ giữa tháng 4 đến những ngày đầu tháng 5 hàng năm, người dân thường treo những lá cờ hình chú cá chép trước nhà.
10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat10.JPG

Koinobori thường được làm bằng giấy và vẽ màu với màu sắc sặc sỡ, vì vậy người ta thường treo Koinobori vào những ngày nắng có gió bởi trời mưa sẽ khiến màu vẽ bị loang ra. Koinobori dài từ vài cm đến vài mét.
Một bộ Koinobori bao gồm một thanh dài làm trụ, phía trên cùng là một cặp bánh xe mũi tên với một cánh quay tròn, tiếp đến là ruy băng và bên dưới ruy băng là các chú cá chép. Số lượng và ý nghĩa của các chú cá chép của Koinobori thay đổi theo thời gian.
Đây là một biểu tượng may mắn, gắn liền với điển tích “cá chép hóa rồng”, thể hiện mong ước con cái của họ sau này sẽ bay cao, xa và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Hamaya - Mũi tên trừ tà
10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat5.JPG

Bắt nguồn từ một tích cũ, Hamaya được xem là mũi tên có thể xua đuổi điều xấu và đem lại những điều tốt lành. Đây là một Engimono không thể thiếu vào dịp năm mới được bày bán tại các thần điện kèm với Omikuji - quẻ xăm cho cả năm và đôi khi còn gắn thêm cả Ema - mảnh gỗ ghi điều ước đến thần linh.
Ngoài ra, trong lễ tân gia, người Nhật còn đặt Hamaya và cung tên Hamayumi tại góc nhà theo hướng Đông Bắc hoặc Tây Nam - những hướng dễ bị ma quỷ quấy nhiễu - nhằm thanh tẩy ngôi nhà.

Inu Hariko - Chú chó bảo vệ bà mẹ và trẻ em
10-loai-bua-cau-may-cua-nguoi-nhat1.JPG

Đúng như tên gọi được ghép từ "Inu" - con chó và "Hariko" - giấy bồi, Inu Hariko là chú chó làm từ giấy bồi. Loài khuyển được người Nhật xem là loài vật có thể xua đuổi ma quỷ, đồng thời cũng là biểu tượng của sự mắn đẻ và sinh đẻ dễ dàng.
Do đó, Inu Hariko thường được sử dụng như một vật đem lại may mắn cho phụ nữ mang bầu và trẻ em.

Sao topic này trống vắng quá vậy? Mọi người đừng bỏ rơi mình mà:r3
 
  • Like
Reactions: thuyduongc2tv

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Chủ đề: Ý nghĩa của 17 loài hoa ở đất nước Nhật Bản

Hoa anh đào và hoa cúc là biểu tượng quốc gia của Nhật Bản. Mỗi loài hoa đều gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ và có ý nghĩa riêng của nó. Những ý nghĩ đó dường như ăn sâu trong suy nghĩ của Nhật Bản . Ngoài những loài hoa mang ý nghĩa biểu tượng quốc gia, các loại hoa khác của Nhât Bản cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa tinh tế.


bride-1151%20(1).jpg


Ở Nhật Bản, hoa là một món quà truyền thống cho cả nam giới và phụ nữ. Chúng thường được dùng để truyền đạt những gì không thể nói. Ngôn ngữ của hoa (Hanakotoba,花言葉) đang mờ dần trước lối sống hiên đại. Ngày này, nhiều người Nhật không biết rằng hoa có ý nghĩa truyền thống. Tuy nhiên, ý nghĩa hoa đôi khi xuất hiện trong văn hóa đại chúng hiện đại như manga và anime. Đây là giữa những bông hoa phổ biến nhất tại Nhật Bản.

1. Hoa hồng đỏ (Akaibara, 赤 い 薔薇)

Nhật có nghĩa là:Lãng mạn
Ý nghĩa phương Tây:Lãng mạn
[TBODY] [/TBODY]
hoa%20h%E1%BB%93ng.jpg


2. Hoa cẩm chướng (Kaneshon, カ ー ネ ー シ ョ ン)

Nhật có nghĩa là: Tình yêu (món quà phổ biến cho Ngày của Mẹ)
Ý nghĩa phương Tây: Một loạt các ý nghĩa tùy thuộc vào màu sắc. Ví dụ, hoa cẩm chướng màu đỏ đại diện cho tình yêu lãng mạn và biểu trưng cho sự từ chối vàng.

hoa%20c%E1%BA%A9m%20ch%C6%B0%E1%BB%9Bng%20%C4%91%E1%BB%8F.jpg


3. Hoa cung nhân thảo (Amaririsu, ア マ リ リ ス)

Nhật có nghĩa là: nhút nhát
Ý nghĩa phương Tây: sự kiêu ngạo

hoa%20cung%20nh%C3%A2n%20th%E1%BA%A3o.jpg


4. Hoa hồng trắng (Shiroibara, 白 い 薔薇)

Nhật có nghĩa là: ngây thơ, lòng sùng kính và sự im lặng
Ý nghĩa phương Tây: đức hạnh và trinh khiết

white-rose-ginza-1151.jpg


5. Hoa hồng vàng (Kiiroibara, 黄色 い 薔薇)

Nhật có nghĩa là: lòng ghen tị
Ý nghĩa phương Tây: tình bạn, sự tận tâm

yellow-rose-japan-1151.jpg


6. Hoa Tulip đỏ (Akaichurippu, 赤 い チ ュ ー リ ッ プ)

Nhật có nghĩa là:danh tiếng
Ý nghĩa phương Tây:tình yêu vĩnh cửu
[TBODY] [/TBODY]
red-tullips-holland-1151.jpg

7. Hoa Tulip vàng (Kiiroichurippu, 黄色 チ ュ ー リ ッ プ)

Nhật có nghĩa là: tình cảm đơn phương
Ý nghĩa phương Tây: tình cảm đơn phương, tình yêu vô vọng

yellow-tulips-in-Tokyo-surrounded-by-dark-1151.jpg


8. Hoa Ngọc trâm (Sakuraso, 桜 草)

Nhật có nghĩa là: tuyệt vọng
Ý nghĩa phương Tây: tình yêu vĩnh cửu

bride-1151.jpg


9. Sweet Pea (Suitopi, ス イ ー ト ピ ー)

Nhật có nghĩa là: tạm biệt
Ý nghĩa phương Tây: không ai

sweet-pea-1151.jpg


10. Hoa chuông xanh (Buruberu, ブ ル ー ベ ル)

Nhật có nghĩa là: lòng biết ơn
Ý nghĩa phương Tây: lòng biết ơn

blue-bell-on-green-1151.jpg


11. Hoa xương rồng (saboten no hana, さ ぼ て ん の 花)

Nhật có nghĩa là: ham muốn
Ý nghĩa phương Tây: tình yêu của mẹ

cactus-flower-1151.jpg


12. Hoa sơn trà đỏ (Tsubaki, 椿)

Nhật có nghĩa là: Nếu bạn không phải là một Samurai , Tsubaki đại diện cho tình yêu.
Ý nghĩa phương Tây: xuất sắc

tsubaki-fallen-1151.jpg


13. Hoa sơn trà vàng (Tsubaki, 椿)

Nhật có nghĩa là: khao khát
Ý nghĩa phương Tây: xuất sắc

yellow-tsubaki-1151.jpg


14. Hoa sơn trà trắng (Tsubaki, 椿)

Nhật có nghĩa là: đợi
Ý nghĩa phương Tây: xuất sắc

White-Camellia-1151.jpg


15. Bạch Cúc (Shiragiku, 白菊)

Nhật có nghĩa là: sự thật hoặc đau buồn (hoa phổ biến nhất cho đám tang)
Ý nghĩa phương Tây: cái chết và đau buồn

White-Chrysanthemum-1151.jpg


16. Hoa thuỷ tiên vàng (Suisen, 水仙)

Nhật có nghĩa là: tôn trọng
Ý nghĩa phương Tây: tinh thần hiệp sĩ hoặc mối tình đơn phương

Daffodil-Japan-1151.jpg


17. Hoa hồng (Pinku no Bara, ピ ン ク の 薔薇)

Nhật có nghĩa là: niềm tin, hạnh phúc
Ý nghĩa phương Tây: vẻ duyên dáng

pink-rose-tokyo-1151.jpg
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Chủ đề: 10 quy tắc cần biết khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản
Washoku, văn hóa ẩm thực truyền thống của Nhật Bản là một trong rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể thế giới được Unesco công nhận. Và khi nhắc tới nền văn hóa ẩm thực này, không cần phải giới thiệu nhiều thì bất cứ một du khách nào cũng biết tới hai đại diện khá nổi tiếng là sushi và tempura.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết được một số quy tắc cần có khi thưởng thức những những món ăn độc đáo tới từ đất nước mặt trời mọc. Dưới đây là 10 quy tắc du khách nên biết để tránh rơi vào những tình huống không đáng có.


1. Không trộn wasabi với nước tương
wassabi-JPG-6069-1404102401.jpg
Người Nhật không trộn wasabi cùng nước tương khi ăn.
[TBODY] [/TBODY]
Mặc dù rất nhiều nhà hàng trên thế giới đều sử dụng phương pháp này khi phục vụ đồ ăn Nhật nhưng đây không phải là một cách được người dân đất nước mặt trời mọc hưởng ứng. Hãy cho wasabi lên trên miếng đồ ăn mà bạn muốn thưởng thức sau đó chấm vào nước tương. Đây mới là cách dùng wasabi và nước tương đúng nhất.

2. Tránh cắn đôi thức ăn
Việc cắn đồ ăn thành nhiều miếng được coi là bất lịch sự tại Nhật Bản. Người Nhật hạn chế tối đa việc đặt một đồ ăn nào đó còn dang dở trên đĩa. Do vậy hãy cố gắng ăn mọi thứ chỉ bằng một miếng, trừ khi miếng đồ ăn quá lớn thì hãy dùng tay che miệng lại.

3. Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Với người Nhật, việc sử dụng tay trái để đỡ thức ăn rơi hay nước là một hành động không đẹp mắt. Mặc dù hành động này có thể tránh việc thức ăn rơi gây ra những vết bẩn không đáng có trên áo quần hoặc khăn trải bàn nhưng đó thực sự là một thói quen ăn uống nên tránh khi dùng bữa kiểu Nhật.

4. Không lật ngược nắp bát
Lật ngược nắp bát là dấu hiệu khiến nhiều người hiểu lầm rằng bạn đã dùng xong bát. Do vậy hãy để nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra bàn. Thêm một nguyên nhân khác nên tránh làm điều này vì rất có thể bạn sẽ làm hỏng chiếc nắp khi úp ngược chúng lại.

5. Không đặt vỏ sò trên nắp bát hay đĩa riêng

vo-so-JPG-6231-1404102401.jpg
Hãy đặt vỏ sò vào chính chiếc bát đựng món ăn đó. Ảnh: yeutretho.
[TBODY] [/TBODY]
Khi được phục vụ một số đồ ăn có vỏ như sò, hàu..., nhiều người thường có thói quen đặt phần vỏ rỗng vào nắp bát hay đĩa riêng. Người Nhật coi đây là một hành động không lịch sự. Cách tốt nhất trong trường hợp này là để những phần vỏ này vào chính chiếc bát đựng món ăn đó.

6. Không cầm đũa trước khi nhấc bát lên
Khi tham gia một bữa ăn Nhật, bạn hãy lưu ý nhấc bát ăn trước khi cầm đũa. Nếu muốn chuyển sang bát khác thì hãy đặt đũa xuống, sau đó mới đổi bát. Chỉ sau khi nhấc bát, bạn mới được phép cầm lại đũa.

7. Không đưa đũa qua lại hay chạm vào thức ăn nếu bạn không có ý định gắp
Người Nhật tránh việc gắp đồ ăn sau đó bỏ chúng lại và gắp sang món khác. Hành động này được coi là một cách cư xử thiếu lịch sự. Hãy sử dụng tất cả các món ăn có trong bữa ăn và lựa chọn món định gắp trước khi đưa đũa ra mà không biết nên gắp món nào.

8. Không gác đũa ngang miệng bát

gac-dua-JPG-1745-1404102402.jpg
Hãy sử dụng chiếc gác đũa trong bữa ăn Nhật.
[TBODY] [/TBODY]
Với nhiều người, việc gác đũa ngang miệng bát là một cách ăn uống khá bình thường nhưng tại Nhật điều này được cho là sai quy tắc ăn uống. Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn hãy đặt chúng lên những chiếc gác đũa. Trong trường hợp không có gác đũa, bạn có thể dùng bao đũa để gấp lại thành chiếc gác đũa. Còn khi bạn không biết cách gấp thì hãy gác đũa lên chiếc khay hay một vật nào đó tương tự có trên bàn ăn.

9. Không dùng đầu còn lại của đôi đũa để gắp thức ăn
Sở dĩ người Nhật tránh việc dùng đầu còn lại của đôi đũa để gắp thức ăn vì đây là phần tiếp xúc với tay, là phần không được sạch sẽ. Nếu muốn gắp thức ăn bằng đũa sạch hãy hỏi người phục vụ để lấy thêm một đôi đũa mới.

10. Không đưa đồ ăn lên quá cao
Trong khi ăn uống, nhiều người thường gắp và đưa đồ ăn lên cao ngang tầm mắt. Đây là việc cần hạn chế nếu bạn đang ở trong một bữa ăn Nhật.

11. Lựa chọn chỗ và tư thế ngồi
hra-conference-11-june-dinner-party-1-20170924131952.jpg

Vị trí ngồi là một trong những phép cư xử quan trọng nhất trong giao tiếp công việc của người Nhật vì nó phản ánh thứ bậc trong một tổ chức, nhóm người. Người nào càng quan trọng thì họ sẽ ngồi ở vị trí cách xa cửa nhất. Vì vậy đừng tự ý chọn chỗ ngồi trước cho mình, hãy đợi người cao tuổi nhất hoặc có cấp bậc cao nhất ngồi vào chỗ của họ rồi những người sau đó sẽ lần lượt ngồi theo. Hoặc nếu bạn là khách, hãy đợi chủ nhà hoặc người chủ tiệc mời bạn vào vị trí nhé!
Trong khi chờ đợi món ăn, đừng tì tay lên bàn hay chống cằm mà phải ngồi thẳng, hai tay để lên đùi và nói chuyện với mọi người xung quanh. Điện thoại phải tắt chuông và để trong túi, không được để trên bàn.

12. Không bao giờ uống một mình
o-sake-facebook-20170924135055.jpg


Sake và bia là đồ uống nổi tiếng tại các nhà hàng Nhật Bản , nhưng hãy thận trọng khi uống một mình. Bạn nên chờ đợi cốc của tất cả mọi người được rót đầy, sau đó một thành viên cụng li với bạn hoặc chỉ đơn giản nói cạn li.
Sau khi nâng li, hãy rót rượu mời lại người đó và sau đó uống nhưng luôn ở mức độ vừa phải vì rượu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Người Nhật rất thích rót đồ uống cho nhau, vì vậy hãy chú ý và cho phép một người bạn rót đầy li của bạn, sau đó hãy rót lại để đáp lễ họ.

13. Đừng dùng khăn ướt lung tung
46722e26c56957cffb4db569af868481-table-etiquette-japanese-table-20170924132649.jpg

Nhiều nhà hàng cung cấp cho bạn một chiếc khăn ướt ngay sau khi bạn ngồi xuống ghế. Nhiều khi bạn rất nóng và cảm thấy khó chịu vì mồ hôi ra nhiều và chỉ muốn dùng khăn ướt để lau mặt và cổ.
Tuy nhiên, người Nhật lại không làm vậy, với họ, khăn chỉ là để làm sạch tay bởi vì bạn sẽ ăn tất cả mọi thứ bằng tay. Sau khi dùng khăn lau tay xong, bạn chỉ cần gấp lại và đặt nó sang một bên.

14. Những quy tắc sử dụng đũa
drumminggif-20170924132906.gif

- Nếu bạn có thói quen khi xé cái đũa gỗ dùng một lần ra khỏi bao giấy và chà xát chúng lại với nhau để thoát khỏi những mảnh vụn thì hãy bỏ ngay. Đây là hành vi được coi là một sự xúc phạm, thể hiện bạn nghĩ rằng đũa có chất lượng kém. Nếu bạn tìm thấy một mảnh vỡ trong gỗ thì chỉ cần yêu cầu một đôi đũa mới.
stabricebowl-20170924132933.gif

- Đôi khi bạn không biết phải làm gì trên bàn ăn và bắt đầu vô thức dựng đứng đôi đũa trong bát cơm. Tuy nhiên, dựng đũa thẳng đứng trong một bát cơm là một điều kiêng kị bởi vì trong các lễ tang ở Nhật, một bát gạo với đũa thẳng đứng sẽ được đặt trước quan tài của người quá cố. Thay vào đó, hãy đặt đũa của bạn lại với nhau ngay trước mặt bạn, song song với cạnh của bàn ăn.
- Người Nhật tránh việc gắp đồ ăn sau đó bỏ chúng lại và gắp sang món khác. Hành động này được coi là một cách cư xử thiếu lịch sử. Hãy sử dụng tất cả các món ăn có trong bữa ăn và lựa chọn món định gắp trước khi đưa đũa ra mà không biết nên gắp món nào.
passingchopsticksgif-20170924133107.gif

- Không nên chuyền thức ăn từ đũa người này sang đũa người khác trên bàn ăn của người Nhật.
- Tránh việc dùng đầu còn lại của đôi đũa để gắp thức ăn vì đây là phần tiếp xúc với tay, là phần không được sạch sẽ. Nếu muốn gắp thức ăn bằng đũa sạch hãy hỏi người phục vụ để lấy thêm một đôi đũa mới.
stabshrimp-20170924132958.gif

- Dùng đầu đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn, xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.

15. Không bỏ thừa thức ăn
ramen-0-20170924133541.jpg


Tại Nhật, người ta coi đó là phí phạm nếu không ăn hết đồ ăn còn trên đĩa. Bởi có những thứ đã phải từ bỏ sự sống của mình vì bữa ăn của bạn, nếu bạn bỏ phí tức là bạn không coi trọng điều đó. Vì vậy một khi bạn đã gọi thì nên ăn hết thức ăn. Trường hợp nếu không ăn hết bạn có thể gói mang về (đây là điều hết sức bình thường với người Nhật trong khi một số người Việt lại rất ngại ngùng khi làm việc này).
Ngoài ra, bữa ăn là tâm huyết của người làm ra nó, vì vậy, không ăn hết đồ trong bát là thể hiện thái độ không tôn trọng người nấu ăn.

16. Sử dụng tăm xỉa răng và khăn tay
toothpick-holder-japanese-and-korean-style-20170924133824.jpg

Ở Nhật, nếu bạn để ý sẽ thấy trong các quán ăn sẽ không có để những hũ tăm xỉa răng như ở Việt Nam. Có quán cũng có để tăm xỉa răng trên bàn nhưng ít, ngoài ra nếu để ý bạn sẽ thấy có nhiều quán để tăm xỉa răng trong nhà vệ sinh. Lí do là vì ở Nhật, phụ nữ thường rất ngại xỉa răng trước mặt người khác. Tất nhiên khi xỉa răng thì lịch sự che miệng lại để người khác không thấy mất vệ sinh. Nhưng phụ nữ nhật còn kĩ càng hơn nữa, nên đa số sẽ ngại không xỉa răng trong quán đâu! Vậy bạn thắc mắc nếu thức ăn dính vào răng thì phải làm sao, đúng không? Nếu trong trường hợp đó, thì họ sẽ lẳng lặng vào nhà vệ sinh, soi kiếng rồi tự làm sạch răng một mình, mà không sợ người khác nhìn thấy
Người Nhật rất thích xài khăn tay, hầu như khi ra đường ai cũng có 1 chiếc cho vào túi để lau tay, lau mồ hôi sử dụng sau bữa ăn.

17. Kết thúc bữa ăn
family-jpn-dinner-ist-000020604142-full-20170924134253.jpg

Bữa ăn với người Nhật được coi là cơ hội giao tiếp với nhau, vì vậy bạn phải ngồi tại chỗ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, không được tự mình ăn hết rồi nhanh chóng đứng dậy. Trong bữa ăn, mọi người thường tự điều chỉnh tốc độ ăn của mình cho phù hợp, không ăn quá nhanh để phải ngồi đợi mọi người hoặc quá chậm làm người khác phải đợi mình.
Sau khi ăn, người Nhật thường nói "xin cảm ơn về bữa ăn". Cách nói này nghe thì hơi khách sáo nhưng kể cả trong gia đình cũng phải nói, như vậy sẽ giúp mọi người luôn ý thức về việc phải biết ơn người đã mời hay làm bữa ăn cho mình.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Chanh Đào

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Thú vị với ngày Tết ở Nhật Bản
Treo shimenawa trước cửa nhà:
Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người Nhật Bản thường treo shimenawa ở trước của nhà vào những ngày đầu năm mới. Cách trang trí của shimenawa có thể ở mỗi nhà sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng đều mang những màu sắc sặc sỡ, ấm cúng, tượng trưng cho những điều tốt lành, bình yên luôn hiện diện trong cuộc sống của gia đình ngưởi chủ của Shimenawa.

1.jpeg

Shimenawa được treo trước của nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma.
Đặt Kadomatsu ở cạnh cửa
Một bó Kadomatsu truyền thống được làm bằng 3 ống tre tươi, vài cành thông được xếp theo số lẻ, và những chi tiết trang trí khác để Kadomatsu được đẹp hơn. Người Nhật quan niệm rằng hạnh phúc không thể chia được và nỗi bất hạnh mới cần phải “chia hết”, đó là lý do mà các cành thông luôn được chia theo số lẻ. Ngoài ra, thông còn được dùng bởi nó có ý nghĩa là sức sống bất diệt, dù cho thời tiết có khắc nghiệt tới đâu thì những cây thông vẫn xanh tươi, đâm chồi nảy lộc.
2.jpeg

Kadomatsu tượng trưng cho sức sống bất diệt.
Đặt Wakazari trong bếp
Wakazari là một vòng tròn, được bện bởi một đoạn dây thừng, và được kết hoa lên phía đầu, chỗ móc treo. Người ta treo Wakazari ở bếp, với ý nghĩa tạ ơn những vị thần lửa và thần nước đã đem lại cuộc sống sung túc, những bữa cơm gia đình đầm ấm cho họ. Ngoài ra, Wakazari còn được treo ở mui xe ô tô và xe đạp để cầu an toàn trong năm.
3.jpeg

Wakazari với ý nghĩa mang lại cuộc sống sung túc.
Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần
Giống như Việt Nam, người Nhật Bản cũng cúng tổ tiên, các vị thần vào đêm giao thừa. Họ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính, và được các thần linh phù hộ. Khi ăn sẽ dùng đũa nhọn cả 2 đầu vì cả người và thần sẽ dùng.
Mâm cúng tổ tiên và các vị thần vào ngày lễ.
4.jpeg

Mùng 1 tết ăn bánh dầy Ozoni
Trong truyền thuyết cổ ngày xưa của Nhật Bản, vào ngày mùng 1 tết, vị thần Toshidon đã xuất hiện, ban tặng cho các em bé ngoan và vâng lời cha mẹ loại bánh dầy Ozoni. Từ đó, với mong muốn được hưởng nhiều những món quà của các vị thần, người Nhật Bản thường ăn Ozono vào mùng 1 tết.
5.jpeg

Bánh dày Ozoni được ăn vào mồng 1 tết.
Lì xì đầu năm mới
Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, là sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt.
Những chiếc lì xì đầu năm là món quà rất ý nghĩa trong dịp tết.
6.jpeg


Chơi những trò chơi dân gian

Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú. Các trò chơi mà người Nhật Bản hay chơi vào dịp năm mới là thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi…
Những trò chơi dân gian thường được chơi vào dịp tết.
7.jpeg


Đi chùa vào năm mới

Mong ước năm mới sẽ được an khang, thịnh vượng, có nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc, người Nhật Bản thường đi chùa vào những ngày đầu năm. Họ thường rút quẻ, nghe những lời “đọc quẻ” và lấy đó để chiêm nghiệm cho những ngày tới trong năm. Nếu có điềm dữ, họ sẽ nhận được lời khuyên và cách “chữa” để lại được may mắn.
Đi chùa đầu năm là một phong tục của người Nhật.
8.jpeg


Chuẩn bị thiệp ghi lời cảm ơn

Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những chiếc thiệp tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào đối tượng được tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ trang trọng, dễ thương, nhiều màu sắc hay nhã nhặn… với mục đích tri ân, gửi thông điệp yêu thương tới những người sống xung quanh mình như: sếp, họ hàng, người thân, vợ chồng hay con cái…Những tấm bưu thiếp sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1, và rất được người nhận nâng niu, quý trọng.
Những chiếc thiệp xinh xắn được tặng trong dịp tết.
9.jpg

Mỗi nước lại có một nền văn hóa đặc biệt và rất thú vị phải không nào. Chúc các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về đất nước mặt trời mọc này nhé.

Món ăn ngày Tết ở Nhật Bản-Bánh Kagaminochi
Kagamimochi là một loại bánh truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Tết tại xứ sở hoa anh đào. Người dân Nhật Bản có phong tục dâng bánh kagamimochi lên các đấng thần linh vào ngày đầu tiên của năm mới đến ngày 11 tháng giiêng. Họ cùng nhau cầu nguyện một năm hạnh phúc và trang trí bánh thật đẹp.
Trong tín ngưỡng và văn hoá của người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Người ta tin rằng, chỉ cần mọi người cùng nhau chia sẻ và ăn kagamimochi, các thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hoà và ngập tràn may mắn. Do đó, kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý, là vật dâng lên thần linh.
2.jpg


Vậy thì, tại sao lại gọi những chiếc bánh dày được xếp chồng lên nhau là kagamimochi? Lý do nằm ở hình dạng và ý nghĩa của chiếc bánh.
Hình dạng tròn của chiếc bánh giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng gương là nơi trú ngụ của các vị thần.
Thêm nữa, chữ kagami (鏡) trong từ kagamimochi (鏡餅) bắt nguồn từ từ kangamiru (鑑 みる) – có nghĩa là hình ảnh phản chiếu. Và qua thời gian, cách gọi kangamimochi được thay đổi, và ngày nay món ăn thiêng liêng này được gọi là kagamimochi. Thêm nữa, hình dạng tròn của bánh kagamimochi tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”.
3.jpg

Người dân trang trí kagamimochi thật đẹp thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ 1 năm bình an. Đây là nét đẹp phong tục đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Nhật Bản. Và ngày 11/1 được coi là ngày “kagamihaki(鏡開き)”- ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi.
Ăn bánh là để cầu chúc cho một năm sức khoẻ và tràn đầy may mắn. Và đó là lý do tại sao tất cả mọi người trong gia đình Nhật đều thích ăn. Thêm nữa, theo tín ngưỡng của người Nhật, những người ăn bánh sẽ được thần linh ban cho sức khoẻ.
Thói quen này xuất phát từ giới võ gia tại Nhật, nhưng nhanh chóng lan rộng ra giới thương nhân – những người mong muốn việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, và sau đó phổ biến ra khắp các tầng lớp người Nhật. Bày trí bánh đẹp mắt và ăn bánh là những hoạt động rất có ý nghĩa.
Món bánh kagamochi nhiều ý nghĩa là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nhật Bản.
(Sưu tầm)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Kyungsoo Do

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Lì xì đầu năm - cách người Nhật dạy con về giá trị đồng tiền
Ngày đầu năm mới theo lịch dương, các gia đình Nhật Bản có truyền thống ngồi cùng nhau để chuyện trò, ăn uống. Theo Sora News24, trẻ con háo hức với những bát lớn đựng đầy trứng cá, đậu nành đen, cam Nhật Bản (mikan) và không thể thiếu otoshidama - khoản tiền lì xì từ bố mẹ, cô dì, chú bác, ông bà.
Tiền mặt có thể bị coi là món quà không hợp lý ở một số quốc gia, nhưng không thể phủ nhận rằng đối với một đứa trẻ bình thường, việc được quyền sử dụng tiền theo nhu cầu sẽ ý nghĩa hơn món quà cụ thể từ một người họ hàng.
Truyền thống lì xì phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam vào dịp Tết nguyên đán (theo lịch âm) hay ở đất nước châu Âu xa xôi như Scotland, nơi trẻ nhận được một số tiền nhỏ vào thứ hai đầu tiên của năm mới.
li-xi-nhat-ban-2-7757-1518087226.jpg
Tiền lì xì được nhét trong những phong bao trang trí cầu kỳ. Ảnh: Taiken Japan
[TBODY] [/TBODY]
Nguồn gốc otoshidama
Trang Live Japan thông tin, otoshidama được cho là bắt nguồn từ văn hóa dân gian Nhật Bản. Số tiền trao cho trẻ cũng chính là để dâng cho Toshigami, vị thần ghé thăm từng nhà vào đầu năm mới. Theo giả thiết này, thần Toshigami sẽ bảo vệ cho những đứa trẻ nhận được tiền lì xì.
Trước đó, theo nghi lễ Thần đạo (tôn giáo của dân tộc Nhật Bản), những người thờ phượng bày bánh gạo tròn kagami-mochi để cúng vị thần năm mới, sau đó lấy một phần bánh. Khi về nhà, họ nghiền bánh gạo, gói lại bằng giấy, chia cho gia đình và những người giúp việc.
Đó là nguồn gốc của otoshidama. Từ này có nghĩa "linh hồn của chúa trời", bởi người Nhật tin rằng linh hồn thần thánh trú ngụ trong chiếc bánh. Đầu năm, trên bàn thờ của mỗi nhà đều bày loại bánh này.
Từ thời kỳ Edo (1603-1868), các gia đình giàu có và các doanh nghiệp phân phát túi bánh mochi và cam Nhật Bản cho những người khác để lan tỏa niềm hạnh phúc đầu năm. Qua nhiều thế kỷ, otoshidama bắt đầu được dùng để chỉ món quà dành cho trẻ con khi ghé thăm nhà nhau vào dịp Tết. Bánh gạo dần được thay thế bởi tiền mặt.
Từ trước Tết, người lớn chuẩn bị sẵn nhiều phong bao đựng tiền, gọi là pochi bukuro. Tiền giấy phổ biến hơn và thường được gập cẩn thận ba lần trước khi nhét vào trong. Bìa phong bao có thể là hình con giáp của năm, nhân vật hoạt hình dễ thương, biểu tượng của Nhật Bản như mèo thần tài Maneki Neko hoặc búp bê may mắn Daruma, mục đích là để trẻ cảm thấy hào hứng khi cầm trên tay.
Theo Taiken Japan, giá trị lì xì phụ thuộc vào mối quan hệ hoặc độ tuổi của người nhận, trong đó những đứa trẻ lớn hơn nhận được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, nhiều người để số tiền giống nhau trong các phong bao để tạo ra sự công bằng cho những anh chị em trong gia đình khi nhận lì xì. Với những đứa trẻ quá bé để hiểu giá trị của tiền bạc, người ta cũng có thể thay thế otoshidama bằng đồ chơi hoặc món quà khác.
Dù không bắt buộc, một số người có thói quen ghi số tiền lì xì lên mặt trong nếp gấp của phần mở phong bao. Đôi khi, người tặng nảy ra ý định trêu đùa. Chẳng hạn, một người từng khiến mạng xã hội cười sảng khoái đầu năm khi chia sẻ bức ảnh phong bao lì xì có ghi sẵn 3 triệu yên (27.000 USD), bên trong là các tờ 1.000 yên (9 USD) được gấp khéo léo ba lần để “ngụy trang” số 0 còn thiếu.
Phong tục nhỏ, bài học lớn
Khoản tiền lì xì được xem như lời chúc một năm nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Không chỉ thế, đây là cơ hội để dạy trẻ về tính lịch sự, cách ứng xử khi nhận tiền và suy nghĩ thấu đáo về cách chi tiêu.
Tiền dùng để lì xì thường mới tinh, khiến trẻ có cảm giác phải dùng thật cẩn thận, giữ phẳng, không làm nhăn nhúm. Chúng thường nhận nó và nói to “Cảm ơn nhiều ạ”.
Mở phong bao trước mặt người tặng được xem là hành vi bất lịch sự, do đó trẻ phải học cách chờ đợi đến lúc thích hợp. Thái độ khi nhận quà được đề cao trong văn hóa Nhật Bản.
Độ tuổi nhận lì xì là từ trẻ sơ sinh đến thanh niên 20 tuổi - tuổi trưởng thành hợp pháp ở Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn được người thân lì xì bởi chi phí học tập và thuê nhà rất đắt đỏ. Khi lớn lên, chúng lại đổi vị trí, trở thành người trao otoshidama cho trẻ. Trong các gia đình đông thành viên, người lớn có thể tiêu tốnkhá nhiều khi Tết đến bởi họ không chỉ lì xì cho con mà còn cho những đứa trẻ trong họ hàng.
li-xi-nhat-ban-1463-1518087226.jpg
Trẻ nhận được nhiều bài học qua phong tục otoshidama. Ảnh: Giapponizzati
[TBODY] [/TBODY]
Viện nghiên cứu trẻ em Kumon ở Nhật Bản cho biết, trung bình học sinh tiểu học ở xứ sở hoa anh đào có thể nhận được đến 5.000 yên (45 USD), trong khi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông bỏ túi gấp đôi số đó. Do vậy, kết thúc mỗi mùa Tết, tổng số tiền mỗi trẻ nhận được thường không nhỏ. Đây là dịp đáng chờ đợi trong năm của trẻ con Nhật Bản, tương tự việc được ông già Noel tặng quà vào Giáng sinh. Khác biệt ở chỗ trẻ được trao quyền quản lý tài chính.
Nếu tổng số tiền khá lớn, nhiều phụ huynh sẽ lấy một nửa cho vào khoản tiết kiệm ngân hàng để trẻ sử dụng trong tương lai, khi lên đại học. Phần còn lại, trẻ dùng theo ý thích, thường là mua món đồ chơi mơ ước từ lâu.
Ý nghĩa của tiết kiệm được lồng ghép vào truyền thống otoshidama. Dù có tiền, trẻ nên giữ lại một ít, không dùng trong một lần. Nếu tiêu hết ngay lập tức, chúng sẽ không thể mua những thứ mình muốn trong năm. Tuy nhiên, bố mẹ thường chỉ đưa ra lời khuyên, cho trẻ lựa chọn cách chi tiêu và tự rút kinh nghiệm.
 
  • Like
Reactions: Victoriquedeblois

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Nếu là fan cuồng nhiệt của phim Doraemon, chắc các bạn cũng quen thuộc với loại món ăn yêu thích của chú- bánh rán dorayaki. Bài viết của mình sẽ giới thiệu về loại bánh này nhé.
I) giới thiệu:
Dorayaki (tiếng Nhật: どら焼き, どらやき, 銅鑼焼き, ドラ焼き) là một món bánh ngọt của người Nhật từ những thế kỉ 20-21. Nó có hình dáng giống như bánh bao, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ. Ngày nay người ta có thể làm nhiều loại nhân (chocolate, chuối, đậu đen...) nhưng nhân đậu đỏ là loại nhân đặc trưng nhất. Ban đầu loại bánh này chỉ có một lớp, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914. Trong tiếng Nhật, Dora (銅鑼) có nghĩa là cồng, chiêng, và tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này. Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của anh ta khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại chiên ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki. Ở vùng Kansai, như Osaka hay Nara, loại bánh này thường được gọi là mikasa (三笠). Từ này có nghĩa là mũ rơm ba lớp, nhưng cũng là một tên khác của núi Wakakusa, một ngọn đồi thấp với dốc lên thoai thoải ở Nara. Nhiều người dân địa phương hình dung ra hình thù ngọn núi khi ăn mikasa. Ở Nara, loại mikasa lớn với đường kính khoảng 30 cm phổ biến hơn.
II) Bánh rán và Doraemon:
Ngay lần đầu tiên ăn thử ở thế kỉ 22, Doraemon bị "nghiện" về bánh rán do nó quá ngon tức là nhiều năm sau của món bánh rán đến ngay cả thế kỷ 20 của các bạn Nobita, cậu vẫn ưa thích món đó dù không phải đậm đà ở thế kỷ 22. Mặc dù thế, vẫn chưa rõ cụ thể về món ăn ưa thích xuất hiện tại đâu. Được biết đến là tập Người bạn đến từ tương lai, món ăn đó rất có thể là bánh nếp hay bánh bèo hay là bánh rán Dorayaki. Ăn vào có một hương vị y hệt cà phê có sữa và đậu đỏ. Bánh rán cũng cần ngũ cốc từ lá kê xanh giúp bánh rán nó thêm bèo và dễ xé. Màu sắc khỏi phải chê vì nó luôn màu nâu, viền bánh màu vàng nhạt.
Có thể thấy, Dorayaki là món bánh ưa thích "số một" của Doraemon. Chính vì điều đó, Suneo thường lợi dụng đặc điểm này của Doraemon để hối lộ cho cậu mượn bảo bối (Đôi lúc Nobita cũng làm tương tự) và thường cũng vì thế mà Suneo đã vô tình gây ra rắc rối và tẩu hỏa cho việc một ông võ sư béo đạp miếng dán chủ nhân.
Thay vào đó là tần suất số lần Nobita gặp phải bánh rán do chính tay Doraemon mua và để dành, với bánh rán ở trong tủ mà Doraemon hay ngủ, cậu dọn dẹp nhìn thấy bánh rán được giấu ở dưới chăn Doraemon và khiến cậu buộc phải ăn nó làm cho Doraemon nhìn thấy và tức điên lên với cậu.
Không chỉ mèo máy Doraemon thích, ngay cả các chú Mini-Dora cũng rất thích loại bánh này và một số Doraemon trong truyện bóng chày đều thích nhưng họ ăn một kiểu rất lạ (ví dụ: Dora The Kid ăn kèm bánh rán Dorayaki với cà chua và wasabi).
III) Cách làm:
Nguyên liệu:
– 2 quả trứng
– 80g đường
– 1 muỗng cà phê mật ong
– 1/2 muỗng cà phê baking soda
– 50ml nước
– 130g bột mì
-bơ
– 100g bột đậu đỏ
– 50ml whipping cream
– 1/2 muỗng canh đường
Cách làm:
Bước 1:
– Trộn trứng, đường, và mật ong. Thêm baking soda và 50ml nước. Trộn đều.
trung-danh-that-deu-tay-cho-min.jpg

Bước 2:
– Rây mịn bột mì và đổ vào hỗn hợp trứng. Trộn đều. Giữ nguyên hỗn hợp trong 30 phút.
cach-lam-banh-ran-dorayaki-2.jpg

Bước 3:
– Cho ít bơ thực vật vào chảo, trải đều và bật bếp.
Bước 4:
– Đổ hỗn hợp bột, đường, mật ong vào chảo (sao cho đường kính mỗi bánh khoảng 9cm). Rán cho đến khi xuất hiện bong bóng trên bề mặt bột thì lật bánh. Chờ khoảng 10 phút tới khi bánh có màu vàng hơi ngả nâu ngon mắt. Lấy bánh ra và phủ khăn trên bánh để giữ độ ẩm.
cach-lam-banh-ran-doremon.png

Bước 5:
– Và giờ đến lượt nhân bánh. Cho wippng cream vào một cái bát, sau đó trộn với 1/2 muỗng canh đường, đặt trên một bát nước đá, sử dụng máy đánh trứng trộn khoảng 2-3 phút.
japanese-cotton-cheesecake-7-091334221.jpg

Bước 6:
– Chuyển bát hỗn hợp ra khỏi nước đã, trộn nhẹ nhàng hỗn hợp trên với bột đậu đỏ.
kemdaudo9.jpg

Bước 7:
– Kẹp hỗn hợp bột đậu đỏ trên vào hai chiếc bánh kếp vừa rán. Sau đó nhẹ nhàng ấn chúng về hình dạng Dorayaki. Và đây là thành quả:
r21.jpg

Lưu ý khi làm bánh rán Dorayaki
– Dùng bơ để rán sẽ ngon hơn là dùng dầu ăn (không bị mùi hôi của dầu cháy).
– Dùng chảo chống dính tốt, đế phẳng. Nên rán trên bếp từ hoặc bếp điện để nhiệt tỏa đều ở đáy chảo (thay vì tập trung vào một số điểm).
– Để lửa rất nhỏ, tránh cho bánh bị cháy nhanh khi phần ruột chưa kịp chín. Mình để mức 2/6 của bếp điện. Đo thử nhiệt kế thì chảo nóng khoảng 100 độ C. Nếu không thể chỉnh lửa nhỏ hơn, các bạn có thể chuẩn bị một chiếc khăn ẩm, trước khi đổ bột vào thì đặt chảo lên khăn để giảm bớt độ nóng của chảo.
Dorayaki có thể ăn nóng hoặc để lạnh đều được. Bánh thật dễ làm phải không?
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Chanh Đào

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Nguồn gốc của bộ kimono Nhật Bản

Bộ Kimono (着物 “Trứ vật” nghĩa là “đồ để mặc”; hoặc 和服 “Hòa phục”, nghĩa là “y phục Nhật”) là loại y phục truyền thống của Nhật Bản hơn nữa nó còn được xem như một tác phẩm nghệ thuật của người Nhật.
Người Nhật đã sử dụng áo bộ Kimono trong vài trăm năm nay. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
Ban đầu, “Kimono” là một từ tiếng Nhật mang nghĩa là “quần áo”. Nhưng trong những năm gần đây, từ này được sử dụng để nói đến bộ quần áo Nhật truyền thống. Những bộ Kimono mà ta biết đến ngày nay được ra đời vào triều đại Heian (794 – 1192).
Tim-hieu-ve-bo-kimono-ki-du-hoc-Nhat-ban.jpg

Tìm hiểu về bộ Kimono khi du học Nhật Bản
Day-la-mot-bo-trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-Nhat-Ban.jpg

Đây là một bộ trang phục truyền thống của người Nhật Bản
Từ triều đại Nara (710 – 794) tới lúc đó, người Nhật thường mặc một bộ gồm phần trên và phần dưới (quần hoặc váy) tách rời hoặc một bộ quần áo liền. Nhưng vào triều đại Heian, một công nghệ làm kimono mới đã được phát triển. Được biết tới như là phương pháp straight-line-cut (cắt đường thẳng), nó yêu cầu cắt các mảnh vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau. Với công nghệ này, những người làm kimono không còn phải lo lắng về hình dáng của cơ thể người mặc.
Những bộ Kimono straight-line-cut đem lại rất nhiều lợi thế. Chúng rất dễ gấp, hơn nữa còn phù hợp với mọi thời tiết. Chúng còn được mặc ở bên trong để tạo sự ấm áp trong mùa đông và được làm từ những loại vải mát như lanh rất thích hợp cho mùa hè. Vì vậy mà Kimono được mọi người dân Nhật ưa chuộng và sử dụng.
Qua thời gian, Kimono trở thành thời trang, người Nhật bắt đầu quan tâm đến việc phối hợp những bộ Kimono và họ đã phát triển một độ nhạy cao hơn cho màu sắc. Điển hình, sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa hoặc địa vị chính trị của người mặc.
Vào triều đại Kamakura (1192 – 1338) và triều đại Muromachi (1338 – 1573), cả nam lẫn nữ đều mặc những bộ Kimono đầy màu sắc. Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ và đôi khi, chiến trường sặc sỡ như một buổi trình diễn thời trang.
Vào triều đại Edo (1603 – 1868), tộc chiến binh Tokugawa thống trị khắp Nhật Bản. Đất nước bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Chúng gồm có 3 phần: kimono, bộ y phục không tay mặc ngoài kimono (kamishimo) và quần giống váy xẻ (hakama). Kamishimo làm bằng vải lanh, được hồ cứng để làm nổi bật phần vai. Do làm nhiều y phục samurai, tay nghề những nghệ nhân bộ Kimono càng ngày càng cao và làm Kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các bậc cha mẹ truyền lại cho con cái họ như một vật gia truyền.
Trong triều đại Meiji (1868 – 1912), Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh từ văn hóa nước ngoài. Chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền. (Luật này không còn hiệu lực nữa). Đối với các công dân bình thường, khi mặc Kimono đến các sự kiện trang trọng, bộ Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc.
Giong-nhu-o-Viet-Nam-thi-bo-cung-mac-de-co-dip-le-hoac-su-kien-nao-do.jpg

Giống như ở Việt Nam thì Kimono chỉ mặc những dịp lễ hoặc sự kiện quan trọng
Thời đại ngày nay, trong cuộc sống hàng ngày người Nhật đã không còn mặc Kimono nhiều như trước mà họ chỉ mặc trong những ngày lễ quan trọng trong năm như đám ma, đám cưới, tiệc, tết hay những như kiện đặc biệt khác. Cùng đến Nhật Bản để trải nghiệm những nét văn hóa Nhật Bản đặc biệt này với gia đinh và bạn bè nhé!
Trà đạo ở Nhật Bản ra đời như thế nào?
10 phong tục Nhật Bản nên nhớ khi du học
Các loại Kimono ở Nhật Bản

  1. Tsukesage
Loại áo này thường được măc trong các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè. Tsukesage thường có hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo, đắp ở đỉnh vai, họa tiết trên áo sáng và nổi rất rỡ.
  1. Yukata
Đây là loại Kimono được làm từ cotton dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc sáng và có kiểu thiết kế đơn giản, không cầu kì và rất dễ mặc. Yukata thường được mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè khác. Ngoài ra Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật Bản.
Với vài nét đặc trưng của những loại kimono phổ biến ở Nhật Bản hiện nay, chúng ta phần nào hình dung ra sự đa dạng và có phần phức tạp trong nghệ thuật mặc kimono của người Nhật. Tuy nhiên đây sẽ là những thông tin vô cùng giá trị với những ai đam mê văn hóa Nhật Bản và muốn theo học ngành nghệ thuật tại Nhật.
Co-rat-nhieu-loai-kimono-khac-nhau-tuy-theo-su-kien-mac.jpg

Có rất nhiều loại Kimono khác nhau tùy theo mục đích sử dụng
  1. Furisode
Furisode là loại Kimono chỉ dành cho các cô gái độc thân, thường có màu sắc tươi sáng và làm bằng loại lụa tốt. Điểm đặc biệt của Furisode là tay áo rất dài và rộng. Thời xưa, các cô gái thường bày tỏ tình yêu với các chàng trai bằng cách vẫy ống tay áo. Ngày nay, Furisode thường được mặc trong các ngày lễ lớn, dự đám cưới hay tham gia một buổi tiệc trà.
  1. Shiromaku
Shiromaku là trang phục truyền thống của các cô gái Nhật khi tổ chức cưới, đây là loại kimono rực rỡ và sang trộng nhất. Shiromaku thường có màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần. Shiromaku là loại Kimono khá dài và tỏa tròn ra nên khi di chuyển cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm.
  1. Houmongi
Houmongi là loại Kimono dành cho các cô gái đã kết hôn, thay thế cho Furisode. Đây cũng là món quà của cha mẹ trao cho con gái khi hộ đi lấy chồng. Houmongi trở thành loại kimono dành cho các dịp đặc biệt của phụ nữ đã có chồng như tham dự đám cưới, tiệc trà, đi lễ,…
 
  • Like
Reactions: Chanh Đào

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Hì, lâu rồi chưa đụng topic này....
Nét độc đáo trong cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Nhật Bản- một quốc gia giàu bản sắc dân tộc. Trải qua những biến đổi của lịch sử và sự phát triển nhanh chóng không ngừng. Nhưng nét văn hóa dân tộc độc đáo, vẫn được lưu giữ cho đến tận ngày nay. Bài viết này, mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nét độc đáo trong cách thưởng thức trà đạo của người Nhật Bản.
tr%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A1o-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n.png

Người Châu Á chúng ta nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích uống trà. Tùy theo mỗi nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mà cách thưởng thức trà sẽ khác nhau.
Việt Nam thưởng thức trà theo cách người Việt Nam, người Nhật Bản thưởng thức trà theo kiểu người Nhật Bản. Đó chính là nét văn hóa, là bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia làm nên thương hiệu của mỗi quốc gia đó. Nghệ thuật trà đạo tại Nhật Bản, được phát triển từ cuối thế kỷ 12. Vào khoảng những năm từ 1141 đến 1215, có một vị cao tăng người Nhật tên là Eisai đã sang Trung Hoa học đạo.
Trong suốt thời gian học đạo cho đến khi kết thúc trở về, vị cao tăng này đã đem một số hạt trà về trồng tại sân chùa. Trải qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm thực tế, vị cao tăng đã viết ra cuốn “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” mang ý nghĩa về cách uống trà và công dụng khi thưởng thức. Đặc biệt là hương vị trà vô cùng thu hút người thưởng trà. Nét đặc sắc trong phong cách thưởng thức trà đạo Nhật Bản chính là sự kết hợp độc đáo từ cách pha, cách uống đến nghi thức uống trà. Đã tạo nên phong cách uống trà của người Nhật Bản. Để thưởng thức trà đạo hoàn chỉnh, thì người Nhật phải tiến hành các bước sau:
Bước thứ nhất: Nước pha trà – Nước pha trà chỉ khoảng từ 80 độ đến 90 độ và người Nhật
không bao giờ lấy nước sôi 100 độ hay nước đang sôi để pha trà. Vì như thế, nước trà sẽ đẹp mắt hơn.
Bước thứ hai: Làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà – Trước khi pha trà, chén uống trà và ấm pha trà phải được tráng bằng nước sôi ở trong bình thủy tinh. Mục đích là làm ấm dụng
cụ pha trà và chén uống trà. Sau đó, sẽ lau khô bằng khăn để sử dụng.
Bước thứ ba: Pha trà – Thông thường người ta hay sử dụng loại trà xanh trung bình để pha. Với loại trà này, người ta thường pha làm 3 lần:
Lần 1: Chỉ sử dụng nước nóng khoảng 60 độ để pha trà. Với nhiệt độ này, thì phải ngâm trà khoảng 2 phút để cho trà ngấm thì mới rót ra mời khách. Để có được nhiệt độ khoảng 60 độ đó thì người ta phải rót nước sôi từ bình thủy tinh ra một bình trà khác nhằm cho giảm nhiệt độ như yêu cầu để pha trà.
Lần 2: Lúc này khi trà đã ngấm và nở, thì người pha trà phải dùng nước có nhiệt độ khoảng 80 độ để pha và chỉ cần để khoảng 40 giây là có thể rót ra mời khách được
Lần 3: Cũng pha tương tự như lần 2, chỉ có điều là nước pha ở lần 3 này khoảng 90 độ C.
Lưu ý: Lượng nước pha trà của mỗi lẫn sẽ chỉ đủ rót ra cho khách. Không nên pha quá nhiều nước hay ít nước làm chè quá loãng hay quá đặc.
Bước thứ tư: Rót trà – Để tránh tình trạng rót trước rót sau khiến độ đậm nhạt của trà khác nhau. Vì thế, trước khi mời khách người rót trà thường rót lần lượt vào mỗi chén khoảng 1/ 3 chén. Sau đó sẽ rót lần thứ 2 nhưng không phải rót xuôi mà rót ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau đến khi đầy chén. Nhằm mục đích cho vị trà đều ở các chén. Sau đó mới đem ra mời khách.
Bước thứ năm: Uống trà – Để tăng thêm hương vị của trà, nên trong quá trình uống trà
người Nhật thường sử dụng thêm một số loại bánh ngọt. Trước khi uống, tất cả người uống trà phải ăn hết bánh trong miệng mới được uống trà để cảm nhận được vị ngon của trà xanh hơn.
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

uy mịch

Học sinh
Thành viên
5 Tháng tám 2018
137
83
21
23
Thái Bình
thpt
Những điều thú vị trong cách cúi chào của người Nhật Bản (phần 1)
Một trong những bài học đầu tiên mà trẻ em tại Nhật Bản phải học là cách cúi chào. Nếu từng có có hội đến một nhà hàng Nhật Bản, bạn sẽ có cảm thấy mình giống "thượng đế" như người ta vẫn thường nói: tất cả nhân viên dù đang làm gì cũng sẽ cúi đầu chào bạn, cùng với một câu chào tiếng Nhật. Cúi chào là một phần không thể thiếu trong cung cách phục vụ của người Nhật Bản cũng cũng thể hiện nét văn hóa lâu đời. Hành động cúi chào ở Nhật Bản có tên là Ojigi. Ojigi có các mức độ khác nhau từ một cái gật đầu khẽ đến tư thế cúi gập người 90 độ. Tư thế cúi chào của hành động này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, vị thế của người bạn chào đối với bạn và giới tính của bạn.
1. Cúi chào trong mọi trường hợp
Trong mọi tình huống, người Nhật luôn gập người cúi chào, cúi chào khi gặp mặt, tạm biệt, lễ kỷ niệm… Ngoài ra, người Nhật còn cúi chào khi cảm ơn, xin lỗi ai đó hay chúc mừng và đặc biệt là khi thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Nghi thức cúi chào của Nhật Bản thể hiện nhiều ý nghĩa, cho thấy những cảm xúc khác nhau: từ biết ơn, tôn trọng cho đến hối lỗi…

2. Cách cúi đầu:
Đối với người Nhật Bản, sẽ có 2 tư thế cúi đầu cơ bản là cúi đầu khi đang ngồi và khi đang đứng, và cả các kiểu cúi đầu phụ thuộc vào mục đích và thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, dù cúi đầu theo kiểu nào, bạn cũng phải nhớ thẳng lưng và chân. Đây là một điều quan trọng trong văn hóa cúi chào của Nhật Bản và cho thấy tính cách của người Nhật: tôn trọng người khác nhưng vẫn phải thẳng thắn. Ngoài ra, theo quy tắc, bạn sẽ hít vào khi gập người, thở ra khi cúi xuống rồi lại hít vào khi ngẩng đầu lên lần nữa.

3. Không chắp tay trước ngực khi cúi đầu
Đối với nhiều người, tư thế chắp tay trước ngực khi cúi đầu có nguồn gốc từ Phật giáo Trung Quốc và được cho là một trong những dáng cúi đầu đầu tiên. Nhưng tại Nhật Bản, nó không còn trong các giao tiếp thông thường. Chúng ta vẫn có thể thực hiện những động tác như vậy ở các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng.

4. Không cúi chào khi đang nói:
đang đi hay đang ngồi Khi bạn đang nói điều gì đó, hãy kết thúc câu nói trước khi cúi chào. Tuy nhiên, điều này cũng có ngoại lệ khi bạn muốn cúi chào và xin lỗi. Tương tự như vậy, khi bạn đang đi, hãy dừng lại rồi hẵng cúi chào. Việc đang ngồi và cúi chào cũng có vẻ không được đánh giá cao về phép lịch sự nên nếu ở Nhật Bản, hãy đứng dậy chào nhau trước khi ngồi lại ghế.

(Sưu tầm)
really ?
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
Top Bottom