Văn hấp dẫn

N

nguyenbahiep1

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT.Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ
 
C

chienhopnguyen

Hôm nay, trường Lam Sơn khai giảng năm học mới.
Đã 5 năm ta rời xa trường, 5 năm ta khoác bỏ chiếc áo đồng phục, 5 năm ta không còn được tham gia vào ngày tựu trường nữa. 5 năm với bao nhiêu đổi thay, bao nhiêu biến cố cuộc đời.
Cũng ngày này cách đây 8 năm, ta giống như các em học sinh đang học lớp 10 trường Lam bây giờ, ngơ ngác bước vào cánh cổng trường. Lần đầu tiên ấy, ta thấy trường của ta thật đẹp, thật hoành tráng. Ta vui lắm. Mọi thứ đều rất mới lạ, đầy bí ẩn đối với ta, ta thích thú khám phá dần dần. Từ những bộ bàn ghế chắc chắn tới chiếc bảng màu xanh lần đầu tiên ta thấy. Cả những bạn cùng lớp xinh xắn, hay các anh chị khóa trên chững chạc. Tất cả đều lung linh lắm.
Ngày tựu trường đầu tiên của phổ thông cũng là ngày đầu tiên ta mặc áo dài. Chiếc áo dài trắng tinh khôi! Ta như con quạ hóa công khi mặc chiếc áo ấy bởi lẽ ta thấy mình lớn hơn, duyên dáng hơn, xinh xắn hơn. Chiếc áo dài ấy theo ta suốt 3 năm phổ thông và được treo ngay ngắn trong tủ quần áo của ta suốt 4 năm đại học. Ta không một lần mặc lại chiếc áo ấy khi vào đại học không phải vì ta đã có thêm 2, 3 chiếc áo dài mới với nhiều màu sắc đẹp hơn. Ta không mặc vì ta đã không còn có được vẻ vô tư, hồn nhiên, không còn có được tâm hồn trong sáng như khi còn học phổ thông nữa. Cuộc sống sinh viên với những bon chen, những khó khăn, va vấp với nhiều con người khác nhau khiến tâm hồn ta chai sạn, ta bị vương bụi bẩn. Ta thấy xấu hổ khi khoác lên mình chiếc áo dài trắng ấy.
Ta nghe các em đang học ở trường nói không thích mặc áo dài, khó chịu khi năm nay tựu trường lại phải mặc áo dài. Dường như đối với các em, mặc áo dài là một cực hình.Các em đâu biết rằng, sau này các em sẽ nuối tiếc vì khi đang học phổ thông ko dc mặc áo dài mỗi tuần đấy. Nó cũng là một nét văn hóa của trường Lam để tự hào với bạn bè khắp nơi đó.
Có lẽ, đối với các em mặc áo dài là mất tự do, mặc áo dài không thời trang bằng những bộ đồ đầy kiểu cách. Áo dài quá đơn điệu so với những chiếc áo khác. Hay vì các em là thế hệ 9x, các em hiện đại hơn, các em chối bỏ vẻ đẹp đơn giản, bình dị do chiếc áo dài mang lại.Nhưng dù hiện đại tới đâu thì hồn dân tộc vẫn không thể mất đi được đâu!
Giờ ta đã không còn là học sinh phổ thông, đã chuẩn bị đi làm, nhưng ta luôn nhớ về ngày ta vào trường phổ thông. Đó là ngày đầu tiên ta đến trường được mẹ đưa đến và chờ ở cổng trường. Nghe khó tin quá, nhưng đó là sự thật. Suốt 9 năm đi học, ta không 1 lần dc mẹ hay bố, hoặc ông bà đưa đi học. Bố mẹ ta còn bận đón những khóa học trò vào trường như thầy ta đã đón ta khi ấy. Ta vui lắm. Vui vì cảm thấy có mẹ kề bên trong ngày đầu bỡ ngỡ ấy, vui vì dù có muộn nhưng ta vẫn cảm nhận dc hạnh phúc khi có mẹ đưa đi học như bao bạn bè khác.
Ba năm trung học đi qua thật nhanh, như cơn gió thoảng rồi đọng lại trong giây phút này là ta và một giọt thời gian rất khẽ. Có phải là "ta đi qua những năm tháng không ngờ. Vô tư quá để bây giờ xao xuyến". Giờ cũng vẫn là ngôi trường Lam ấy, cũng vẫn là khung cảnh học trò ấy, cũng vãn là những thế hệ thầy cô và bao bạn bè năm xưa nhưng tất cả giờ chỉ còn là hoài niệm!!!
Chưa một lần trở về trường xưa, chỉ nghe tin về trường qua bạn bè và các em khóa sau. Ta nhớ trường, nhớ bạn cũ, nhớ thầy cô lắm. Ngồi ngẩn ngơ đọc lại đôi vần thơ cũ của Hoàng Nhuận Cầm:

"Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế.
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?"
Thèm lắm một tiếng trống trường xưa vọng lại!
 
C

chienhopnguyen

Nếu bạn muốn tiếp thì mình có nữa đây:
Cảm xúc lớp Mười


Vậy là tròn mười năm - lần đầu tiên tôi đặt chân lên ngôi trường THPT Chuyên Quảng Bình. Biết bao cảm xúc bâng khuâng, nao nao xen lẫn niềm tự hào của một nữ sinh lớp Mười cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên. Cô nữ sinh ấy giờ đây đã trưởng thành hơn với vai trò là một giáo viên ngay chính ở ngôi trường yêu dấu này. Và hôm nay tôi lại bắt gặp những cung bậc cảm xúc đã qua ngay chính ở các em - những học sinh lớp Mười thân thương.

Bài học đầu tiên tôi dành cho các em: "Em hãy trình bày những cảm xúc của mình về ngày đầu tiên bước chân vào mái trường THPT Chuyên Quảng Bình." Hơn một trăm bài viết là hơn một trăm nỗi niềm bâng khuâng, hồi hộp đan xen với niềm hạnh phúc vô ngần. Trong ánh mắt chan chứa hy vọng của các em, ngôi trường chính là nơi chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa. Có em còn bay bổng so sánh trường THPT Chuyên Quảng Bình là " dải lụa hồng nâng cánh tâm hồn và tương lai của em". Niềm hy vọng trần trề qua những nét chữ non nớt - tôi biết các em tự hào lắm về nơi đây.

Không chỉ tự hào, các em còn bày tỏ sự ngỡ ngàng trước khung cảnh bề thế, trang nghiêm và thân thiện của ngôi trường. Với nhiều dãy lớp học sắp xếp theo hệ thống hình chữ U nằm nép dưới những bóng cây xanh, ngôi trường thực sự đã mang lại cho các em niềm thích thú. Điều này khiến cho tôi nhớ về ngôi trường hơn mười bảy năm tuổi trước đây. Tọa lạc ngay giữa một vùng đồng ruộng mênh mông, mùa đông cây non chưa kịp bám rễ đã phải oằn mình chống chịu với gió, mưa, bão; mùa hè sân trường trơ trọi một vài cây trụi lá vì gió Lào, nắng cháy. Cần mẫn và tận tụy - biết bao thế hệ thầy cô giáo và học sinh không quản ngại khó khăn ươm mầm để bây giờ có được không gian ấm áp như ngày hôm nay. Tôi mong các em nâng niu và trân trọng!

Tâm hồn tôi lắng lại ở một bài viết chất chứa đầy những ưu tư. "Sau khi biết tin mình đã đậu vào trường Chuyên Quảng Bình, ngày nào tôi cũng háo hức mong đợi ngày tựu trường. Tôi sẽ được vào thành phố học. Cuộc sống nghèo khó ở quên hơn mười lăm năm làm tôi không biết đến sự phồn thịnh, tấp nập ở thành phố. Nhưng đặc biệt ở đây tôi sẽ có cơ hội học tập, mở mang cố gắng phấn đấu đem ánh sáng về cho gia đình và quê hương còn nhiều vất vả. Ngày đầu tiên đến trường, tôi không có áo quần mới như các bạn trong lớp, sách vở của tôi cũng đã cũ nát không giống như các bạn nhưng thành tích học tập của tôi thì sẽ như các bạn - tôi tự hứa với lòng mình như thế." Các em thấy không? Chúng mình tụ họp dưới mái trường này từ nhiều miền quê khác nhau. Không phải ai cũng có điều kiện học tập tốt vì thế hãy yêu thương và đoàn kết. Chùm bóng bay rực rỡ màu sắc mà các em thả lên trời sẽ đẹp hơn nếu chúng gắn bó cùng nhau trong chặng hành trình xa xôi.

Tôi tin rằng được học tập dưới ngôi trường này, học sinh của tôi sẽ thực hiện được biết bao ước mơ, khát vọng mà các em ấp ủ bấy lâu. Tôi cũng tin rằng các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp của tôi sẽ là người nâng cánh tâm hồn và ước mơ của các em bay cao, bay xa dù còn nhiều vất vả, gian khổ.

Bài học đầu tiên của tôi với học sinh lớp Mười không phải về lịch sử văn học, về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Bài học đầu tiên của tôi dành cho các em chính là tình yêu, niềm tự hào của các em dành cho ngôi trường của mình.
 
L

luffy_1999_2000

Ngày 8/8/2012, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị, trường học không được yêu cầu học sinh tập dượt khai giảng quá nhiều trước ngày khai giảng.

Thế nào là tập quá nhiều? Tập bao nhiêu thì đủ? Đủ so với cái gì?

Trả lời câu hỏi "Ai khai sinh ra nó và để nó tồn tại"? thì công văn gần như đã gián tiếp trả lời: Không phải Sở. Nhưng thấy các trường yêu cầu các học sinh tập dượt đến bở hơi tai, đến chán chường cái chuyện đứng ngay hàng, nghiêm nghỉ,…mới có cái công văn trên yêu cầu các trường bớt lại. Cũng không phải là cấm.

Vậy tập dượt để làm gì mà các ban giám hiệu ở các trường hăng hái đến vậy? Có lẽ vì thói quen trong nếp nghĩ muốn thấy một buổi lễ khai giảng chỉn chu, nghiêm túc, đàng hoàng. Nhất là trong buổi lễ quan chức cấp trên về dự nữa.

Cũng chẳng có gì đáng nói nếu muốn làm tốt một việc gì đó. Song với việc tổ chức tập dượt đã thành quen lệ nhiều năm, những người làm giáo dục có lẽ đã bỏ quên một phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường, đó là cảm xúc của học trò.

Cảm xúc gì ở đây, khi lễ khai giảng chỉ là buổi diễn lại? Đánh trống khai trường cái gì đây khi mà trường đã học hơn nửa tháng rồi?

Nói về cảm xúc ngày khai giảng, không ai là không nhớ tác phẩm: "Tôi đi học" của nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh. Những cảm xúc rưng rưng mà ai đã đọc một lần gần như không thể quên được trong cả cuộc đời.

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.”

“Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.”

Vẫn biết cái cảm xúc lần đầu tiên đi học, là một cảm xúc mãnh liệt, hơn hẳn cái cảm xúc lớp 5 lên lớp 6, lớp 9 lên 10, hay là cảm xúc 10 lên 11 chẳng hạn. Song cảm xúc là cảm xúc, làm sao con người không có được. Nghe lời bài hát “Nỗi buồn hoa phượng” của nhạc sỹ Thanh Sơn, ai bảo rẳng 3 tháng hè chẳng có gì để nói?

“Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!”

“Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
Buồn riêng một mình ai
Chờ mong từng đêm gối chiếc
Mối u hoài này ai có hay”

Cứ cho đây là cái cảm xúc của trai gái chớm yêu nhau. Nhưng hoạt động tình cảm, tâm lý của học sinh trong 3 tháng hè đâu phải có chừng đó là hết. Còn bạn bè, ông bà, quê hương…chỉ có điều chưa có ai nói giùm ra mà thôi.

Việc tập dượt khai giảng, quả thực đã giết chết những cảm xúc đầu đời đáng yêu này một cách... tưởng chừng như vô hại mà nguy hai. Chẳng có cảm xúc gì nữa. Khai giảng là trách nhiệm đúng giờ, đứng ngay hàng, im lặng… Mà đúng ra là trách nhiệm của người lớn, chứ chẳng phải của học trò.

Nếu Thanh Tịnh ngày xưa cũng tập dượt khai giảng như bây giờ, thì liệu ông có viết lên nổi áng văn bất hủ đó? Người ta muốn thấy một lứa học trò hàng lối xộc xệch, nhưng đầy cảm xúc đáng yêu, hay người ta muốn thấy một lớp học trò hàng lối ngay ngắn thẳng tắp, nhưng đầu óc không cằn như một con rô-bốt?

Liệu có nói quá không, khi cho rằng đây là một biểu hiện của bệnh thành tích?
 
Top Bottom