Văn 7 văn giải thích

Trương Hoài Nam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng ba 2018
773
1,258
171
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Trãi
giai thích câu tục ngữ:không thầy đố mày làm nên
DÀN Ý
I- MỞ BÀI:
– Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nhân dân ta luôn đề cao. Người thầy đóng vai trò quan trọng trong công việc dạy học.
– Người xưa có câu “Không thầy đố mày làm nên”.
– Khẳng định vai trò to lớn của người thầy đối với sự nghiệp của người học trò, đồng thời cũng là lời nhắc nhở mọi người phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
– Câu tục ngữ giản dị, nhưng ẩn chứa một bài học vô cùng quý giá. “Làm nên” ở đây có nghĩa là có được công danh, sự nghiệp, thành đạt. Như vậy, nếu không có người thầy dạy dỗ thì người học trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức “đố mày" đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
b) Tại sao người thầy có vai trò quan trọng như thế trong sự nghiệp của người trò?
– Thầy là người hướng dẫn, cung cấp kiến thức, mở mang trí óc cho ta, dạy cho ta những điều hay, điều phải. Lúc còn bé thơ, thầy dạy ta từng chữ cái, từng con số… Rồi dần dần lớn lên, thầy dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn… để ta có được kiến thức như hôm nay. Thầy đã bỏ nhiều công sức, tâm huyết để rèn luyện, giáo dục ta nên người có tri thức, có đạo đức. Công ơn ấy có thể sánh ngang bằng với công ơn cha mẹ.
– Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.
– Ngày nay, người thầy luôn đóng vai trò chủ đạo vì thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành . Đó là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì sự làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao dạy dỗ của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên chúng ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.
III-KẾT BÀI:
– Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ, bổn phận thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi chúng ta.
– Câu tục ngữ là lời giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ ngày nay.
 
  • Like
Reactions: Moon Crush
Top Bottom