Văn giải thích

K

kally_05

mực là một dụng cụ mà thời học sinh, sinh viên ai cũng đã từng một lần dây bẩn. nhưng mực đã dây vào người thì rất khó để mà tẩy ra. còn đèn là một dụng cụ do con người phát minh ra nó có thể phát sang khi có một dòng điện chạy qua, khi có dòng điện chạy qua thì nó sẽ phát ra ánh sáng soi sáng khắp nơi ai ở gần nó thì cũng được sáng theo. người xưa đã dựa vào những hiện tượng đơn giản này để đúc kết thành câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì sáng" để răn day con người ta phải nên chọn bạn mà chơi để không bị dây bẩn bởi những bạn xấu. câu tục ngữ này ông cha ta ngày xưa chủ yếu dùng để răn dạy những em bé thơ ngây-những tờ giấy trắng. các bạn cũng biết đó, các em bé thơ ngây như một tờ giấy trắng mà rất dễ bị dây bẩn bởi mực vì vậy các em bé phải tránh xa các phần tử xấu của xã hội để các


trong kho tàng văn học dân gian việt nam, ông cha ta luôn chú ý đến môi trường đóng vai trò quan trọng đến việc hình thành nhân cách con người.Chẳng vì thế mà có câu tục ngữ"Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", như bao câu khác câu tục ngữ cũng mang hai lớp nghĩa.Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa đen , trước kia thay vì viết bút bi mà học trò thường viết thứ mực tàu nếu chẳng may bị rơi vào tay hay quần áo thi` khó giặt nhìn thật lấm lem .Còn đèn là vật phát ra ánh sáng xưa kia hay dừng đến đâu nếu ai ngồi gần đèn thì bóng hkuôn mặt trở nên sáng sủa ràng rõ.Ẩn trong câu tục ngữ giản dị súc tích ông cha ta muốn khuyên can rằng nếu chúng ta sống trong môi trường xâú thì sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều,còn nếu dc nuôi dưỡng tâm hồn ở những nơi tốt đẹp thì nhất định sẽ thành người tốt.
Ngoài ra bạn nên lấy 1 số dẫn chứng về các tấm gương tiêu biểu để bài văn có sức thuyết phục hơn, và giải thích rõ hơn về nghĩa đen cũng như nghĩa bóng của câu tục ngữ :)

Bn tham khảo những ý trên rùi tự viết thành 1 bài văn nhé :)
 
C

congchualolem_b

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ đúc kết truyền thống tốt đẹp và lời răn dạy rất đỗi chí tình, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng tới nhân cách và đạo đức của con người. Tiêu biểu trong số đó là câu tục ngữ : "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

"Mực" có màu đen, nếu ta tiếp xúc với nó hay sử dụng nó thì sẽ bị vấy bẩn và khó lòng rửa sạch được. Còn "đèn" là vật phát ra ánh sáng, soi rõ bóng đêm, giúp ta làm việc và hoạt động dễ dàng hơn khi trời tối, khi đến gần đèn ta được soi sáng, đó được xem là điều tốt đẹp. Hai hình ảnh trên hòan tòan trái ngược nhau, chúng đối lập và khác xa nhau. Chính vì sự đối lập đó đã tạo nên ý nghĩa của câu tục ngữ. Nhằm nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống cần phải biết "chọn bạn mà chơi", không nên tiếp xúc với những ng xấu, những phần tử vô lợi mà chỉ làm cho xã hội có thêm nhiều điều xấu, những "con mọt" đó sẽ ảnh hưởng và khiến ta bị vấy bẩn rồi tiếp tục đi theo con đường "đục khoét" khiến đất nước ngày càng có thêm nhiều tệ nạn xã hội. Mặt khác, nếu ta chơi và tiếp xúc với những người bạn tốt, những con người chăm chỉ, tốt bụng, có lối sống đạo đức lành mạnh, sẽ giúp ta học hỏi được nhiều điều, từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, là động lực cho chúng ta phát triển và có nhiều thành công trong cuộc sống.

Nói tóm lại, câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải làm chủ bản thân mình, biết cách phân biệt tốt xấu để lực chọn cho mình những người bạn tốt có thể giúp đỡ ta trong cuộc sống cũng như mình giúp đỡ họ, điều đó làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.
 
B

baovy95

Theo nghĩa đen .mực là mực tàu , thứ mực của người Trung Quốcchỉ có một mầu duy nhất là màu đen . Theo nghĩa bóng mực chính là người xấu nết , hoàn cảnh xấu .
Theo nghĩa đen sáng là sáng sủa.Theo nghĩa bóng sáng nghĩa là người tốt, hoàn cảnh tốt .
Cả câu có nghĩa là gần người xấu nết ,hoàn cảnh xấu thì xấu, gần người tốt ,hoàn cảnh tốt thì tốt

Tư tưởng trên đã đúng với người chưa trưởng thành bình thường ,. Người chưa trưởng thành , bình thường thường trí tuệ chưa phát triển ,suy nghĩ chưa chín chắn , tình cảm chưa sâu sắc , ý chí chưa kiên định , lại chưa hình thành được phẩm chất đặc biệt của con người là tự do nên thường nhẹ dạ bắt chước , a dua, đua đòi , nên bị ảnh hưởng của người mình thường xuyên tiếp xúc, hoàn cảnh mình đang sống .Do đó ta phải chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở, chọn sách mà đọc , chọn phim mà xem, xa nơi đang có dịch bệnh khi chưa biết cách phòng bệnh .

Tư tưởng trên đã chưa đúng hẳn với người trưởng thành ,có phẩm chất ưu tú , là những người đã có khả năng độc lập suy nghĩ , phân biệt được tốt xấu , nhất là đã phát huy được nhân tính là tự do nên có khả năng lựa chọn , quyết định , hành động đúng đắn , Mặt khác với lòng vị tha cao cả có được , những người đó còn nỗ lực phấn đấu giúp kẻ xấu cải tạo bản thân cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên.
 
P

phungphuongmai96

mọi người ui típ tục cho thêm mí cái luận cứ nữa đi. em cũng đang cần gấp bài này lắm
 
N

naplo1102

Ta nên làm thật cẩn thận những bài văn giải thích, nó có thể là khó mà nó cũng có thể là dễ.

Chú ý viết bài có dấu em nhé.
Đã sửa!
 
Last edited by a moderator:
Y

yhuynh_98

có ai giúp mình làm mở bài hoàn chỉnh của đề bài này ko?????
Mình sẽ thanks nhiù...........
 
T

thuyhoa17

có ai giúp mình làm mở bài hoàn chỉnh của đề bài này ko?????
Mình sẽ thanks nhiù...........
Mb:
Từ xã xưa con người đã biết dựa vào những điều xung quanh tai nghe mắt thấy, từ những kinh nghiệm của bản thân mà đã hun đúc nên được nhiều những kinh nghiệm quý giá cho con cháu đời sau. Và câu "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" cũng là một trong số đó. Lấy hai hình ảnh "mực" và "đèn" để nói lên được sự đối lập hiển nhiên trong cuộc sống, và phát triển ra thành những điều mà con người cần biết. Nhưng không phải tất cả đều hoàn toàn chính xác,kể cả những kinh nghiệm, nên sẽ có những giới hạn mà con người có thể vượt ra để chế ngự nó.
 
Top Bottom