Văn 7 Văn giải thích và chứng minh

Nhok Ko tên

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng ba 2018
398
431
76
Gia Lai
ThCS Trần Phú

Pé Phương

Học sinh
Thành viên
17 Tháng tư 2018
185
129
36
18
Hà Nội
THCS Kiêu Kị
Giải thích
I- MỞ BÀI:
– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.
– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.
– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.
– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.
– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.
– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.
III- KẾT BÀI:
– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

--------------------------------------------------------------------
I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Nhok Ko tên

hoangtuan9123

Học sinh gương mẫu
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,151
2,219
319
Hà Nội
THPT Xuân Đỉnh
e tham khảo nhé
Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây.

Nói văn học dân tộc ta luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Trước hết Văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử là cao quí hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “những ngày thơ ấu”, đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại lại vô cùng kính yêu, nhờ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoán cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Quả là đáng quí phải không các bạn! Thật đúng với câu ca dao:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Và chắc hẳn, những người nào đã và đang học cấp II đều biết đến truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến cảnh 2 anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gửi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình:
“Anh em như thể tay chân
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè... hay nói chung đó là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn để cập đến qua các câu ca dao như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Cũng với ‎ nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quận có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần. Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ của nhân dân ta đối với nhau.
Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gửi gắm những suy nghĩ, tình cảm, thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch sanh” quen thuộc. Nhân vật Thạch sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến bài " Bình Ngô Đại Cáo" của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”
Rồi câu chuyện “sọ dừa” cũng không kém phần ‎í nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với sọ dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc sọ dừa một cách tận tình mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thực sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.
Bên cạnh việc ca ngợi những con người “thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện “những ngày thơ ấu”, một người độc ác, “bề ngoài thơn thớt nói cười-mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé-đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “sống chết mặc bay” là tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, dân nhân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung ung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn! Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa lúa mà bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người dân. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy!
Qua những tác phẩm văn học ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng: văn học Việt Nam luôn để cao lòng nhân ái" Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng", và cũng lên án kịch liệt những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả… đã trở thành một truyền thống cao đẹp, quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong học tâp để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau".

CHÚC E HỌC TỐT
 
  • Like
Reactions: Nhok Ko tên

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
....Trong cuộc sống, tiền tài danh vọng hay vật chất xa hoa, tất cả rồi cũng sẽ mất đi. Chỉ có tấm lòng vị tha, tình yêu thương con người, cùng với thời gian sẽ không bao giờ biến mất, tiếp thêm sức mạnh cho cánh chim nhân ái bay xa khắp muôn phương không bao giờ mệt mỏi. Đạo lí cao đẹp ấy đã đi sâu vào trái tim khối óc của nhân dân ta từ ngàn đời nay, trở thành lời ca tiếng hát của dân gian khuyên nhủ con cháu đời sau phải biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào của mình:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”​
....Chân lí cô đọng ở những hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống hàng ngày. “Nhiễu điều”, “giá gương”, hai hình ảnh giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. “Nhiễu điều” là một tấm vải đỏ che phủ bên ngoài chiếc “giá gương”, chỉ được dùng trong giới quý tộc. “Giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo, được dùng để đỡ gương soi. Khi đặt tấm vải đỏ lên chiếc giá gương, tấm vải sẽ giữ cho tấm gương soi luôn sáng trong, không bị ố mờ bởi bụi bẩn. Nhưng ý nghĩa của chúng đâu chỉ quẩn quanh “tấm vải” và chiếc “giá đỡ gương soi”. “Nhiễu điều” tượng trưng cho những người có cuộc sống đủ đầy, ấm no, còn “giá gương” ý chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, cần được bảo bọc, che chở. Từ những hình ảnh ẩn dụ trên, ông bà ta muốn gửi gắm vào câu ca dao một thông điệp rằng: Là người sống trong cùng một đất nước, một cộng đồng thì phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Bởi lẽ: “Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
....Vậy tại sao người trong cùng một nước phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau? Chúng ta sống trong cùng một đất nước, nghĩa là người cùng một dân tộc, đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều tự hào gọi nhau hai tiếng “đồng bào”. Năm mươi bốn dân tộc anh em, dù có ở đâu trên trái đất rộng lớn này, đều chảy trong tim cùng một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam.
....Trong cuộc sống, chúng ta phải có mối quan hệ mật thiết với những người xung quanh, không thể sống đơn độc một mình được. Đời người không phải lúc nào cũng thuận lợi mà có nhiều khó khăn, phong ba bão táp khiến nhiều người gục ngã. Những lúc như vậy, họ rất mong mỏi một cái nắm tay yêu thương của chúng ta đỡ họ dậy để tiếp tục con đường của mình. Giúp đỡ được một ai đó, ta thấy lòng mình vui sướng, hạnh phúc biết bao. Từ ấy, ta sẽ xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, đó chính là động lực thúc đẩy ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và có một cuộc sống vui vẻ.
....Tương thân tương ái xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa, mang một giá trị đạo đức, đem lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Có lẽ vì vậy, đạo lí ấy vẫn được giữ gìn và phát huy đến hiện nay,đã giúp nhân dân ta vượt qua bao dịch bệnh, đói kém, chiến tranh tưởng chừng không thể qua nổi.
....Lịch sử bốn nghìn năm của ta đã chứng minh tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau để đánh đuổi giặc ngoại xâm, cho đến hiện nay là những lần ủng hộ vật chất, tinh thần mỗi khi nghe tin một vùng nào đó trên đất nước bị lũ lụt thiên tai. Hiện nay cũng có những hành động thiết thực và ý nghĩa như hoạt động "Hiến máu nhân đạo" hay các chương trình truyền hình giàu tính nhân văn như “Vượt lên chính mình”, “Điều ước thứ bảy”, “Vì bạn xứng đáng” với mục đích đều là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh để họ vượt qua khó khăn, gian khổ. Đó quả là những tấm gương sáng mà chúng ta cần phải noi theo.
....Thời thế thay đổi, con người đổi thay. Khi cuộc sống trở nên hiện đại hơn, con người ta bị cuốn vào guồng quay vô tận của của những bộn bề lo toan, trở nên thờ ơ, vô cảm với những mảnh đời bất hạnh xung quanh, chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng mình. Cũng có những người luôn luôn ỷ lại, dựa dẫm vào lòng thương cảm của người khác mà không tự hoàn thiện bản thân. Thật đáng phê phán!
....Vậy chúng ta phải hành động thế nào để phát huy truyền thống nhân nghĩa ấy? Trong gia đình, chúng ta phải kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu thương anh em của mình. Không chỉ bó hẹp trong gia đình, mà rộng ra là làng xóm, đất nước và cả cộng đồng, xã hội. Là hàng xóm thì “tắt lửa tối đèn có nhau”, đối với thầy cô thì cần phải lễ phép, vâng lời. Hãy sẵn sàng giúp đỡ, chia ngọt sẻ bùi với bạn bè hoặc những người kém may mắn hơn bằng khả năng của mình. Tình yêu thương sẽ gắn kết con người lại với nhau, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc. Điều đó đâu quá khó mà hoàn toàn nằm trong khả năng của mỗi chúng ta đấy.
....Câu ca dao trên nhẹ nhàng mà ý tình thật sâu sắc, là nghĩa cử cao đẹp sáng ngời đến ngàn năm. Nó như một lời khuyên chân thành, nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc những người xung quanh. Hãy luôn giữ trong mình tấm lòng nhân ái, sống vì người khác để xây dựng đất nước, xã hội tốt đẹp hơn. Một người nhiều tiền trong tay chưa chắc đã giàu có. Biết yêu thương con người, giúp đỡ, đồng cảm với những khó khăn, gian khổ của người khác mới là kẻ giàu sang và hạnh phúc nhất thiên hạ.
 

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦
Hãy giải thích và chứng minh câu tục ngữ "Nhiễu điều phủ...giá gương".
Lập dàn ý:
Mở bài:
- Ca dao, tục ngữ là nơi chứa đựng những đạo lí truyền thống của dân tộc từ bao đời nay.
- Nói về truyền thống đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, chúng ta đều nhớ đến câu ca dao quen thuộc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng,
Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Hình ảnh ẩn dụ: nhiễu điều phủ giá gương:
Tấm nhiễu đỏ phủ lấy giá gương - giữ cho gương được trong sáng, làm tôn thêm vẻ đẹp, sự trang trọng của giá gương.
- Đó cũng có thể là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam truyền thống: hình ảnh thiêng liêng, trang trọng của tấm nhiễu đỏ phủ lấy giá gương thờ đặt ở trên bàn thờ tổ tiên. Những hình ảnh này gợi liên tưởng đến sự đoàn kết, bao bọc không tách rời.
- Từ đó câu ca dao gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa người với người trong một đất nước, đưa ra lời khuyên nhủ: người trong một nước phải thương nhau cùng.
* Cần hiểu lời khuyên nhủ trong câu ca dao trên như thế nào?
Câu ca dao đã đề cập đến một truyền thống đạo lí quý báu của dân tộc từ ngàn xưa, truyền thống ấy đã được thể hiện qua nhiều câu chuyện truyền thuyết qua ca dao tục ngữ:
+ Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
+ Tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, Môi hở răng lạnh...
+ Ca dao:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Truyền thống đạo lí đó là sức mạnh giúp dân tộc vượt qua những sóng gió bão táp của lịch sử:
+ Tinh thần đoàn kết yêu nước thương nòi tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm.
+ Đạo lí ấy đã được chứng minh bằng những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống:
+ Các quỹ từ thiện, những tấm lòng vàng, những nghĩa cử cao đẹp giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hay gặp những bất hạnh trong cuộc sống:
* Vậy cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp đó?
- Hiện nay, trong xã hội hiện đại, có một bộ phận thanh niên chạy theo lối sống thực dụng, lạnh lùng và làm ngơ trước nỗi đau của đồng loại, một biểu hiện của lối sống vô cảm. Bởi vậy ngay từ khi còn nhỏ, phải giáo dục cho trẻ em về lòng yêu thương con người, về truyền thống đạo lí của dân tộc...
- Sự giúp đỡ không phải chỉ là những giá trị vật chất mà còn là những giá trị tinh thần, với một thái độ chân thành và thực sự yêu thương con người...
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa và giá trị đạo lí sâu sắc của câu ca dao.
- Ý nghĩa thiết thực của nó trong xã hội hiện đại ngày nay...
 
Top Bottom