Văn 12 Văn dĩ tải đạo

ngohoaithanh2002@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng sáu 2019
8
5
6
Hà Nội
THPT Hoài Đức B
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người nghĩ thế nào về quan niệm "văn dĩ tải đạo"?
Tham khảo một số nguồn khác nhau, mình thấy có nhiều cách hiểu khác nhau
- Trong "Lí luận văn học" (Phương Lựu chủ biên), có đoạn: "Từ thế kỉ 16 về sau. giai cấp thống trị thoái hóa, đặc biệt là vua quan triều Nguyễn, mới thực sự rập khuôn công thức "văn dĩ tải đạo", tước bỏ tác dụng nhận thức và thẩm mỹ của văn học, đem đồng nhất nó với đạo đức- hiển nhiên là đao đức phong kiến suy tàn".
- Theo nhiều bài đăng trên internet và cũng là những gì mình đươc hoc thì "văn dĩ tải đạo" là môt quan niệm văn học có vai trò to lớn trong viêc giáo duc con người (nói như vậy, "đạo" ở đây không phải là đạo đức phong kiến suy tàn như Phương Lựu quan niệm).
Mình thấy có chút mâu thuẫn trong hai quan niệm này.
Riêng mình, mình thấy ý kiến của Phương Lựu chưa thât sự thuyết phuc. Đương nhiên, "văn dĩ tải đạo" vẫn mang môt số hạn chế nhất định như: trong khi vua quan bỏ bê, không lo vận nước và cuộc sống nhân dân thì một bộ phận không lớn nhà nho thời bấy lui về ở ẩn, có chút gì đó tách rời với thực tại đen tối của xã hội và đạo đức phong kiến kho tránh khỏi một phần chưa phù hợp (như trong "Lục Vân Tiên", Nguyễn Đình Chiểu vẫn đâu đó quan niệm "nam nữ thu thụ bất thân") thế nhưng họ vẫn làm thơ để chiến đấu với cái ác, ủng hộ cái thiện, chở đạo lí vào lòng người, mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn ("Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà), và trong thời buổi mà nhiều giá trị đạo đức bị chà đap thì viêc giáo duc không thể bỏ qua, vì có chức năng giáo dục nên kèm theo đó là chức năng nhận thức (nhận thức về đạo đức) và thẩm mỹ (xúc động trước cái đẹp của con người)...
Trên đây là quan điểm của mình về vấn đề này.Mọi người đưa ra quan niệm của bản thân nhé ^^
 
Top Bottom