[Văn] Dàn bài

T

thuy_078

Rừng xà nu

1. Giới thiệu nhà văn Nguyến Trung Thành và truyện ngắn “Rừng xà nu”
2. Phân tích hình tượng cây xà nu
- Xà nu là một loài cây họ thông mọc rất nhiều ở Tây Nguyên. Đây là một thứ cây khỏe, giàu sức sống, có thể sinh sôi rất nhanh cả ở những nơi có khí hậu khác nghiệt, đồi núi khô cằn. Người Tây Nguyên gắn bó mật thiết với cây xà nu.
- Thiên nhiên mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu và kết thúc bằng chính hình ảnh ấy: “Đến hút tầm mắt không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Cây xà nu là hình ảnh nổi bật, xuyên suốt toàn bộ câu chuyện.
- Mở đầu truyện là hình ảnh rừng xà nu trong đau thương, tàn phá: “… Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hang vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lơn”.
- Nhưng xà nu vẫn sống một cách kiên cường và mãnh liệt. “Cạnh một cây xà nu mới gục ngã, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Bất chấp sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, những lớp xà nu vẫn nối tiếp nhau mọc lên và vươn tới ánh sáng mặt trời. Đại bác của kẻ thù đã làm bị thương cả rừng xà nu, đã gây ra những cái chết cho cây xà nu, nhưng không giết nổi cả rừng xà nu: “Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế nhưng cây đã ngã”.
- Cây xà nu xuất hiện trong suốt câu chuyện, gắn bó với cuộc sống của người dân làn Xô Man. Lửa xà nu cháy trong bếp mỗi nhà; trẻ con mặt mày lem luốc khói xà nu; khói xà nu xông làm bảng đen để anh Quyết dạy cho Tnú và Mai học chữ…
- Xà nu không chỉ gắn bó với sinh hoạt hằng ngày mà còn gắn bó với những sự kiên trọng đại của nhân dân làng Xô Man, từ những sự kiện đau thương đến những sự kiện hào hung: lửa xà nu cháy trên mười đầu ngón tay của Tnú; đống lửa xà nu lớn do thằng Dục đốt lên để dân làng thấy rõ cảnh Tnú bị tra tấn dã man sau đó lại soi rõ xác mười tên lình giặc; cả làng đốt đuốc xà nu theo cụ Mết vào làng lấy vũ khí; rừng xà nu ào ào rung động trong đêm làng Xô Man đồng khởi….Cây xà nu không chỉ gắn với cuộc sống mà còn “thấm sâu vào nếp nghĩ và cảm xúc của con người” (Tnú thấy ngực cụ Mết “căng như một cây xà nu lớn”. Cụ Mết tự hào “không có cây gì mạnh bằng rừng xà nu đất ta”…)
- Cây xà nu được mô tả trong sự hòa nhập, tương ứng với những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man. Ở đây, tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân hóa, tức là ông đã mô tả cây xà nu với biểu hiện giống như con người.
- Trong thiên truyện, rừng xà nu được miêu tả như một nhân vật có tính cách, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất con người làng Xô Man. Rừng xà nu bị đại bác tàn phá cũng như dân làng Xô Man bị kẻ thù hủng bố bạo tàn. Sức sống mãnh liệt của cây xà nu cũng là sức sống bất diệt của con người.Trong đau thương tàn phá, cây xà nu vẫn vươn lên ánh sáng mặt trời, cũng như con người vẫn hướng tới tự do, vẫn hướng về Đảng, về cách mạng. Những lớp xà nu nối tiếp nhau mọc lên thay thế những cây đã ngã. Con người cũng thế: anh Quyết hi sinh thì có Tnú thay anh lãnh đạo dân làng, Mai ngã xuống thì có Dít lớn lên thay chị và những thế hệ tiếp theo như bé Heng sẵn sàn kế tiếp.
- Hình ảnh cây xà nu mở đầu và kết thúc tác phẩm có một ý nghĩa đạc biệt.Khép lại đoạn văn đầu tác phẩm là hình ảnh đồi xà nu: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Kết thúc truyện vãn là điệp khúc ấy, chỉ thay chữ “đồi” bằng chữ “rừng”: đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy tượng trưng cho sức sống bất diệt và đội ngũ hung hậu của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chốn kẻ thù. Đó là những sáng tạo nghệ thuật bắt nguồn từ ấn tượng của Nguyễn Trung Thành về cây xà nu: “Âý là một loại cây hung vĩ và cao thượng,man dại và trong sạch, mỗi cây vút,vạm vỡ ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi…”
3. Kết luận.
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng cây xà nu một cách hoàn hảo, không tạo được không khí Tây Nguyên hung vĩ, hoang dã, đậm chất sử thi mà còn gửi gắm những suy tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sức sống bất diệt của con người và mảnh đất này.
 
Last edited by a moderator:
T

thuy_078

Tâm lý Bà cụ tứ

1. Gioi thiệu
2. Phân tích
- Bà cụ Tứ là một nông dân nghèo từng trải và nhân hậu. Kim Lân đã thể hiện rất chân thật và sâu sắc diễn biến tâm trạng của bà cụ trước hạnh phúc của đứa con trai.
- Buổi chiều hôm ấy, trở về nhà thấy có một người đàn bà lạ “đứng ngay đầu giường thằng con mình”, bà cụ hết sức ngạc nhiên. Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra mà bà không tài nào hiểu được. Người đàn bà hai lần lên tiếng chào và gọi bà bằng “u”, bà cụ vẫn băng khoăn: “Ô hay.thế là thế nào nhỉ?”. Tràng nhắc lần đầu: “Kìa nhà tôi nó chào u”, bà cụ vẫn không hiểu. Bà không hiểu, vì lâu nay nào dám nghĩ đến đứa con trai của mình mà lại có vợ. Vả lại, ai mà dám lại vợ giữa cái buổi đói khát này.
- Đến khi hiểu ra “bà lão cúi đầu nín lặng”. Trog cái “cúi đầu” ấy, ngổn ngang những nỗi niềm, “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình”. Bà cụ tủi hờn cho thân phận nghèo hèn không lo lắng được cho con. Bằng những nếm trải của cuộc đời cơ cực, bà mẹ nghèo băn khoăn, rồi đây “chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”.
- Nhưng nhìn người đàn bà tiều tùy vì đói khát hiểu vì đâu mà người ta chịu theo không con mình. Giữa cảnh cùng quẫn, tấm lòng người mẹ bao dung và nhân hậu đã mở rộng để đón nhận “nàng dâu mới” vào gia đình mình. Thương con trai, cụ thương cả con dâu. Tình thương ấy bộc lộ trong những lời khuyên nhủ, an ủi, lời lẽ từ tốn, giản dị mà sâu sắc, chân tình. Bà cụ mừng trước hạnh phúc của con,nhưng nỗi lo và niềm thương xót làm cho “nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.
- Tuy vậy, niềm vui của người mẹ vẫn ánh lên. Sáng hôm sau, đã thấy bà “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn quét tước nhà cửa”. Hạnh phúc đã đỡ cái dáng “lọng khọng” thường ngày trở nên “xăm xắn” – nhanh nhẹn, hang hái.
- Trong bữa ăn đầu tiên của ngày cưới, cái đói lại hiện ra trong sự thảm hại của bữa cơm ngày đói. Nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Và “chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hòa hợp đến thế”. Đến khi niêu cháo long bõng đã hết nhẵn, bà cụ “nhìn hai con vui vẻ”, “lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút” rồi “ vừa khuấy vừa cười”. Thật tội nghiệp, bao nhiêu cố gắng của bà cụ vẫn không thế vực niềm vui khỏi sự ám ảnh của cái đói. Cái đói hiện ra thành bóng tối trùm lên đôi mắt của người đàn bà “vợ nhặt”, hiện ra trong cái vị của “miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”.
3. Kết luận
Bà cụ Tứ không chỉ có tấm lòng người mẹ thương con mà còn có cả đức vị tha cao cả. Vượt lên tình thương, vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ là vẻ đẹp của tình thương con, vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ là vẻ đẹp của tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ. Đó là vẻ đẹp của những người lao động “áo rách lòng vàng”


mỏi + đau lưng ---> câu cuối để chị nghĩ đã nha.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom