1. Thiết kế thực nghiệm để so sánh độ lớn lực kéo gây ra bởi quá trình thoát hơi nước lên dòng nước trong thân của 2 đối tượng cây trồng khác nhau. Chỉ ra 2 yếu tố khiến so sánh này có thể không chính xác?
2. Thiết kế thực nghiệm để đo độ lớn lực hút tạo bởi quá trình thoát hơi nước và độ lớn áp suất rễ tác động lên quá trình vận chuyển nước trong thân cây.
mọi người có thể giúp em các thí nghiệm này được không ạ
Đây là những thông tin mà anh tìm kiếm được, em tham khảo qua nhé.
Anh sẽ đi vào câu 2 trước,
Thiết kế thực nghiệm để đo độ lớn lực hút tạo bởi quá trình thoát hơi nước và độ lớn áp suất rễ, vậy chúng ta tìm hiểu trước về 2 lực trên để xem nó hoạt động hay ảnh hưởng gì nhé.
Áp suất rễ là áp suất thẩm thấu phát triển trong tế bào rễ do sự di chuyển của nước từ dung dịch đất đến tế bào rễ, và dòng vận chuyển của áp suất rễ sẽ được nhận biết qua hiện tưởng rỉ nhựa - xảy ra khi cắt ngang thân cây gần gốc, qua một thời gian sẽ có hiện tượng tại vùng thân cây bị cắt đó => Do áp suất rễ, và có thể đo được bằng
áp kế.
Trong khi lực hút do thoát hơi nước là áp suất âm phát triển ở ngọn cây do bay hơi của quá trình thoát hơi nước, từ đó tạo động lực dẫn động dòng nước vận chuyển trong thân cây, khác với áp suất rễ thì quá trình này nhận biết ngoài lượng nước cây hấp thụ, còn dựa vào hiện tượng thoát hơi nước ở lá.
Qua hai thông tin trên chúng ta sẽ có cách thiết kế, quan sát
thực nghiệm.
Đối với áp suất rễ, chúng ta tìm các loại cây thân thảo để dễ quan sát, cắt thân cây ở gần gốc và để thời gian quan sát hiện tượng, có thể lấy vật dụng khác đậy lại để tránh nguồn nước khác như hơi nước,.. anh hưởng đến kết quả.
Đối với thoát hơi nước, chúng ta hãy dùng một bì nilon màu trắng và chụp lại các vùng lá của cây, sau một thời gian cũng có thể quan sát được hơi nước bám trên túi nilon là do quá trình thoat hơi nước tạo ra.
Và ta quan sát kĩ hơn lượng nước, chất khoáng cây hấp thụ nếu cây trồng trong môi trường nước và có thể đong đếm và quan sát, nhưng lại không hướng về thực nghiệm, anh thấy giống thí nghiệm hơn.
Em quan sát các hình ảnh dưới để hình dung nhen.
Hình 1. Nói về áp suất rễ khi cắt ngang thân, sau một thời gian sẽ đẩy cột nước lên.
Hình 2. Nói về thoát hơi nước.
Hình 3. Tương tự thoát hơi nước, ta cũng có thể quan sát quá trình và nước được cây hấp thụ.
Giờ chúng ta sẽ đến câu 1.
Câu 1: Các thiết kế thực nghiệm tương tự câu 2, tuy nhiên ở đây chúng ta có vấn đề là yếu tố dẫn đến so sánh sai.
- Có thể sự sai khác giữa các loài cây do yếu tố
sinh lí của từng cây, nhu cầu nước, chất khoáng khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và thoát hơi nước.
- Ngoài ra còn phụ thuộc các đặc điểm của cây về số lượng lá, số lượng khí khổng trên bề mặt lá, lớp biểu bì,.. cũng ảnh hưởng tới quá trình làm sai khác kết quả.
- Khi đặt hai cây so sánh thì các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, gió,… sẽ đều
giống nhau ở hai cây.
Chúc em học tốt, có vấn đề hay câu hỏi hãy lên trao đổi cùng mọi người nhé !