[Văn] Chém Gió Văn 10 <3

N

naniliti

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 
Last edited by a moderator:
B

bebongvip_1999

Đây là kết dị bản trong truyện Tấm Cám đúng không nhỉ? Theo mình nhớ kết trong sgk Ngữ văn 10 là Cám bị đổ nước sôi nên chết, mụ dì ghẻ thấy thế cũng lăn đùng chết theo

Nếu theo dị bản ở trên thì ta không tránh khỏi cảm giác ghê sợ, dã man quá mức. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng dần nhạt nhoà một phần nào đó. Nhưng vì truyện cổ tích ra đời trong xã hội phong kiến nên cách trả thù kiểu trung cổ như trên cũng không có gì xa lạ. Hơn nữa mẹ con nhà Cám làm Tấm chết đi sống lại bốn lần cho nên cách kết thúc trên mới là kiểu trừng phạt triệt để của ngừơi lao động. Đó là hậu quả của những kẻ gieo gió sẽ gặt bão như mẹ con nhà Cám.
 
N

naniliti

cái kết trong sách giáo khoa mà chúng ta đang học đã lược bỏ phân đoạn này, chỉ còn chết bằng nước sôi thôi.
bạn bebongvip_1999 cho rằng đây là cái kết hợp lý dù nó hơi nhẫn tâm
ai còn ý kiến khác?
 
C

coldcold1999

Em cho rằng kết như thế là hợp lý bởi chính Cám đã cùng với mẹ mình 4 lần giết chị gái (Tấm). Để không bị giết lần thứ 5, Tấm không còn cách xử lý nào khác bởi ngày nào mẹ con Cám còn sống thì sự sống của Tấm còn bị đe dọa.
 
B

bebongvip_1999

Em cho rằng kết như thế là hợp lý bởi chính Cám đã cùng với mẹ mình 4 lần giết chị gái (Tấm). Để không bị giết lần thứ 5, Tấm không còn cách xử lý nào khác bởi ngày nào mẹ con Cám còn sống thì sự sống của Tấm còn bị đe dọa.

Vì sao một cô Tấm mồ côi, lam lũ nhưng yêu em, thương cha, tin tưởng dì ghẻ, một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương nhưng khi thành hoàng hậu đã trở nên độc ác đến ghê sợ như vậy? Phải chăng chính bởi Tấm, một cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là chưa được trang bị tri thức để làm người quyền quý bỗng dưng trở thành hoàng hậu nhờ sự trợ giúp của hư vô chính là cội nguồn của những hành vi độc ác của Tấm sau này?
 
N

naniliti

Em cho rằng kết như thế là hợp lý bởi chính Cám đã cùng với mẹ mình 4 lần giết chị gái (Tấm). Để không bị giết lần thứ 5, Tấm không còn cách xử lý nào khác bởi ngày nào mẹ con Cám còn sống thì sự sống của Tấm còn bị đe dọa.

câu trả lời hay đây. bạn coldcold1999 có đồng quan điểm với bạn bebongvip_1999. tính tới hiện tại chưa thấy ai phản bác cái kết này.
ý của mọi người đều là cho hành động của tấm là hợp lý, quá tam ba bận thì vùng lên! tức nước thì vỡ bờ! Mình thấy ý kiến rất hay!

vậy tại sao tấm lúc đầu là một cô gái hiền lành, lương thiện thậm chí là quá yếu đuối. vì sao tới cái kết này lại thay đổi hoàn toàn và có một hành động mà nhiều người cho là dã man như thế? hãy nói theo cách hiểu của mọi người nhé! Bắt đầu kịch tính rồi đây :p

 
B

bebongvip_1999

Theo em là do quyền lực :p
Sự phân cách xã hội cũng là 1 nguyên nhân sau khi Tấm lên hoàng hậu
 
C

coldcold1999

Theo mình là do Tấm tự vùng lên đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của bản thân thôi
 
N

naniliti

Vì sao một cô Tấm mồ côi, lam lũ nhưng yêu em, thương cha, tin tưởng dì ghẻ, một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương nhưng khi thành hoàng hậu đã trở nên độc ác đến ghê sợ như vậy? Phải chăng chính bởi Tấm, một cô thôn nữ nghèo, không được ăn học tức là chưa được trang bị tri thức để làm người quyền quý bỗng dưng trở thành hoàng hậu nhờ sự trợ giúp của hư vô chính là cội nguồn của những hành vi độc ác của Tấm sau này?

mình không đồng ý với ý kiến của bạn. việc tấm có những hành động như thế không bắt nguồn từ sự thay đổi giai cấp. bạn thấy đấy, khi đã là hoàng hậu, tấm vẫn giản dị, vẫn về quê trèo cau hái quả giỗ cha, vẫn giặt áo cho chồng. vì thế lý do này bị bác bỏ nhé :M052:

Come on
Ai phản bác tui cứ việc = )) Nói vậy thôi mình thích tranh biện trong học tập lắm!!!!
 
Last edited by a moderator:
B

byakura

dù chưa học đến chương trình lớp 10 nhưng theo em thấy cái kết này hơi rợn. Tấm-một con người hiền lành, nết na lại có thể dội nước sôi rồi lấy Cám để làm mắm. Đúng là cái kết này rất thích hợp với suy nghĩ của người xưa là cái ác sẽ bị trừng trị nhưng Tấm làm vậy thì thành ra cô đâu có khác gì mẹ con nhà Cám, lấy đi mạng sống của người khác để trả thù. Cho dù mẹ con Cám đã giết co nhiều lần nhưng hành động này của Tấm hoàn toàn trái ngược với hình ảnh nằng Tấm nết na hiền dịu. Để hợp lí hơn thì có lẽ mẹ con tấm nên bị trời phạt thay vì chính tay Tấm ra tay

Đó là ý kiến của riêng em ạ. Anh chị nào thấy không ổn thì có thể bổ sung giùm em
 
N

naniliti

Theo mình là do Tấm tự vùng lên đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của bản thân thôi

Ai còn lý do nào khác không?????

Bạn cold2 có nghĩ rằng đây là hành động bắt nguồn từ sự đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của Tấm. Được đấy! Đây là một lý do hay! Thế bạn có suy nghĩ gì mở hơn từ ý kiến này không??
 
B

bebongvip_1999



mình không đồng ý với ý kiến của bạn. việc tấm có những hành động như thế không bắt nguồn từ sự thay đổi giai cấp. bạn thấy đấy, khi đã là hoàng hậu, tấm vẫn giản dị, vẫn về quê trèo cau hái quả giỗ cha, vẫn giặt áo cho chồng. vì thế lý do này bị bác bỏ nhé :M052:

Come on baby
Ai phản bác tui cứ việc = )) Nói vậy thôi mình thích tranh biện trong học tập lắm!!!!

Khi con người có quyền lực, thì có thể biến từ 1 người chân chất,tốt bụng và hiền lành thành 1 người tàn ác Nhưng nó phải cần thời gian để có thể như thế. Chứ ko phải,đột nhiên có quyền lực ,có thể tàn ác ngay.
Các-mác từng nói :" Vật chất sinh ra ý thức." Vậy phải do sự phân hóa xh chứ nhỉ
 
C

coldcold1999

Ai còn lý do nào khác không?????

Bạn cold2 có nghĩ rằng đây là hành động bắt nguồn từ sự đấu tranh bảo vệ hạnh phúc của Tấm. Được đấy! Đây là một lý do hay! Thế bạn có suy nghĩ gì mở hơn từ ý kiến này không??

Nhân vật Tấm ở đây là tức nước vỡ bờ. Một con người bị mưu hại nhiều lần mà không đứng lên chống lại như vậy mới gọi là hiền sao? Một dân tộc bị nhiều lần xâm hại mà không đứng lên chống lại để ngoại bang xâm chiếm hay sao? Tấm phải đấu tranh. Có điều cách đấu tranh hay phải là đưa ra xét xử hai mẹ con nhà cám. Nhưng trong truyện cổ tích thì hình như như vậy làm mất hay, mất kỳ bí thì phải, nên em chưa thấy truyện cổ tích nào có cách xử như vậy, thường để trời, thần xử hoặc người giết, con vật ăn thịt. Vì vậy có lẽ truyện Tấm Cám cũng không nằm ngoài lệ đó. Theo mình thì ý kiến bebongvip_1999 sai. Đó không phải là sự tha hoá của quyền lực. Đó là điều tất yếu phải làm có điều mỗi người có một cách đấu tranh mà thôi.
 
N

naniliti

dù chưa học đến chương trình lớp 10 nhưng theo em thấy cái kết này hơi rợn. Tấm-một con người hiền lành, nết na lại có thể dội nước sôi rồi lấy Cám để làm mắm. Đúng là cái kết này rất thích hợp với suy nghĩ của người xưa là cái ác sẽ bị trừng trị nhưng Tấm làm vậy thì thành ra cô đâu có khác gì mẹ con nhà Cám, lấy đi mạng sống của người khác để trả thù. Cho dù mẹ con Cám đã giết co nhiều lần nhưng hành động này của Tấm hoàn toàn trái ngược với hình ảnh nằng Tấm nết na hiền dịu. Để hợp lí hơn thì có lẽ mẹ con tấm nên bị trời phạt thay vì chính tay Tấm ra tay

Đó là ý kiến của riêng em ạ. Anh chị nào thấy không ổn thì có thể bổ sung giùm em

Ủng hộ em tham gia nếu có ý kiến hợp lý. thực ra đây là một văn bản quá quen thuộc với chúng ta rồi nên cũng ko nhất thiết phải là học sinh lớp 10 mới tham gia.

Chị có thể khái quát ý của em đó là em không muốn tấm dùng oán báo oán và có thể thay đổi thành trời trừng phạt. ok. có thể như cái kết trong thạch sanh cũng đc. tốt!

Khi con người có quyền lực, thì có thể biến từ 1 người chân chất,tốt bụng và hiền lành thành 1 người tàn ác Nhưng nó phải cần thời gian để có thể như thế. Chứ ko phải,đột nhiên có quyền lực ,có thể tàn ác ngay.
Các-mác từng nói :" Vật chất sinh ra ý thức." Vậy phải do sự phân hóa xh chứ nhỉ

Bạn bebongvip_1999 có những suy nghĩ rất sáng tạo. Môn văn rất chuộng kiểu học sinh này. Và mình rất thích những người như thế. Nhưng mình không đồng ý với bạn vì ý kiến của bạn không hợp lý. Lý do là vì đây là truyện cổ tích. Và nhân vật cổ tích thì sẽ không bị phức tạp hóa như nhân vật trong truyện hiện đại. Tấm chỉ là tiếng nói của nhân dân lao động mà thôi. Nhân dân muốn hành xử cái ác chết, họ dùng nhân vật để hành xử. Mình không nghĩ là Tấm trở nên tha hóa và tha hóa vì quyền lực do sự phân hóa xã hội như những nhân vật hiện đại! Không nên đồng nhất con người trong VHDG với con người ở các thời kỳ vh khác

Còn trở thành hoàng hậu, mình đồng ý với bạn là có quyền lực. Nhưng có phải nhân dân đưa tấm lên ngôi vị hoàng hậu, có quyền lực, có vật chất, tiền bạc,... trở thành một người trên vạn người, dưới một người là để nàng tàn ác lên không?? Tại sao, tại sao? Ai trả lời được nào???? Vì sao nhân dân lao động lại đưa Tấm lên làm hoàng hậu?


Nhân vật Tấm ở đây là tức nước vỡ bờ. Một con người bị mưu hại nhiều lần mà không đứng lên chống lại như vậy mới gọi là hiền sao? Một dân tộc bị nhiều lần xâm hại mà không đứng lên chống lại để ngoại bang xâm chiếm hay sao? Tấm phải đấu tranh. Có điều cách đấu tranh hay phải là đưa ra xét xử hai mẹ con nhà cám. Nhưng trong truyện cổ tích thì hình như như vậy làm mất hay, mất kỳ bí thì phải, nên em chưa thấy truyện cổ tích nào có cách xử như vậy, thường để trời, thần xử hoặc người giết, con vật ăn thịt. Vì vậy có lẽ truyện Tấm Cám cũng không nằm ngoài lệ đó. Theo mình thì ý kiến bebongvip_1999 sai. Đó không phải là sự tha hoá của quyền lực. Đó là điều tất yếu phải làm có điều mỗi người có một cách đấu tranh mà thôi.


Bạn coldcold1999 đã nói được một ý đó chính là Tấm đại diện cho nhân dân. Hành động của Tấm chính là sự đấu tranh, phản kháng quyết liệt của nhân dân, của công lý, của cái thiện đối với cái ác, cái phi nghĩa... Bạn có nói thêm là nên đưa ra xét xử mẹ con cám hơn là tự tay tấm giết. Và bạn phản bác ý kiến bebongvip_1999. Có ai có ý kiến gì không????
 
Last edited by a moderator:
T

trangvip75

mình lại nghĩ thế này:cái kết này vừa có hậu lại ko có hâu......đầu tiên là có hậu:cám,mẹ hết, rồithì tấm sẽ sống yên bình
ko có hậu: cái chết wa là bi thảm ..............mình nghĩ kết thúc chuyện thế này có vẻ ko bi thương nek: sau khi cám trở về thì tấm thấy xấu hổ và trở lại thành 1 người hiền lành và sống hạnh phúc bên chị và anh rể............................
mọi người nghĩ sao************************************************************************************???????
 
N

naniliti

mình lại nghĩ thế này:cái kết này vừa có hậu lại ko có hâu......đầu tiên là có hậu:cám,mẹ hết, rồithì tấm sẽ sống yên bình
ko có hậu: cái chết wa là bi thảm ..............mình nghĩ kết thúc chuyện thế này có vẻ ko bi thương nek: sau khi cám trở về thì tấm thấy xấu hổ và trở lại thành 1 người hiền lành và sống hạnh phúc bên chị và anh rể............................
mọi người nghĩ sao************************************************************************************???????

ý bạn trangvip75 là kết này vừa HE vừa SE. ai có ý kiến không? mình thấy cũng ổn. Nhưng bạn có thể nói rõ hơn vì sao lại không có hậu được không?
còn nếu cái kết như bạn đề xuất thì nhân vật đã có sự phát triển tính cách, tức là đổi ác thành thiện. Mà nhân vật cổ tích thì ác là ác từ đầu đến cuối. không thể dùng cái kết này được
 
T

thuythumattroi1999

Tôi ko thích cái kết này

Bởi vì, cái kết quá chi là nhẫn tâm và độc ác, cứ như tấm đang hiền thế, nhưng chỉ vì sự tác động của bên ngoài, tấm đã làm những hành động ác độc... Vậy sao tấm ko nghĩ cho cám với, lỡ như cám đang ác thế, nhưng sau 1 thời gian được tiếp xúc với những người hiền lành tốt bụng, cám sẽ thay đổi thì sao, rồi cám cũng làm những điều tốt đẹp với tấm thì sao...
Và cả mẹ cám nữa...
Nói chung theo mình thì chuyện nên kết thúc thế này cho tấm đỡ ác, đó là kiếm cho cám một tấm chồng rồi cho cám nếm trải một cuộc đời y chang như của nàng kiều ấy... Còn mẹ cám thì cho bà nếm trải một cuộc sống xa hoa trong cung điện nhưng lạc lõng, đau xót mỗi ngày vì ko còn cám nữa... Ok?
 
B

bebongvip_1999

Bởi vì, cái kết quá chi là nhẫn tâm và độc ác, cứ như tấm đang hiền thế, nhưng chỉ vì sự tác động của bên ngoài, tấm đã làm những hành động ác độc... Vậy sao tấm ko nghĩ cho cám với, lỡ như cám đang ác thế, nhưng sau 1 thời gian được tiếp xúc với những người hiền lành tốt bụng, cám sẽ thay đổi thì sao, rồi cám cũng làm những điều tốt đẹp với tấm thì sao...
Và cả mẹ cám nữa...
Nói chung theo mình thì chuyện nên kết thúc thế này cho tấm đỡ ác, đó là kiếm cho cám một tấm chồng rồi cho cám nếm trải một cuộc đời y chang như của nàng kiều ấy... Còn mẹ cám thì cho bà nếm trải một cuộc sống xa hoa trong cung điện nhưng lạc lõng, đau xót mỗi ngày vì ko còn cám nữa... Ok?

Nhn vật cổ tích ác được xây dựng ác từ đầu đến cuối mà @-)
Truyện Tấm Cám đại diện cho nhân dân lao động ngày xưa, thì cái ác là phải bị trừng trị chứ không được tha bổng hay cảm hóa như ngày nay đâu =))
 
T

thuythumattroi1999

Nhn vật cổ tích ác được xây dựng ác từ đầu đến cuối mà @-)
Truyện Tấm Cám đại diện cho nhân dân lao động ngày xưa, thì cái ác là phải bị trừng trị chứ không được tha bổng hay cảm hóa như ngày nay đâu =))

vậy nên mình đã để cho cám sống cuộc đời của nàng kiều để bị trừng trị một cách công khai, chứ ko nên để cám chết làm gì, tội cám chứ
 
Top Bottom