văn cần chất lượng

N

nguyenbahiep1

Ai đã từng qua một thời cắp sách hẳn không thể nào quên không khí của những buổi tựu trường. Với tôi, ngày khai trường luôn là một kỷ niệm đẹp. Đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn nên thường đến ngày khai trường và lễ tết chúng tôi mới có quần áo mới. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động, sao tôi cảm thấy có cái sự nô nức nhiệt tình hơn hẳn ngày nay.

Ngày đầu tiên tôi bước vào lớp một cũng vậy. Hình như là khoảng mùng năm hay mùng sáu tháng chín gì đó, tôi không còn nhớ rõ nữa. Tôi chỉ nhớ đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt- mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam . Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?Ngay từ sang sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ thật tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến tôi cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự tôi vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó.
Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em tôi và tôi đến trường. Dọc đường, chúng tôi gặp những cậu bé, cô bé cùng lứa tuổi. Đứa nào đứa nấy cũng đều ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi và trên khuôn mặt chúng có chút gì đó sợ sệt. Thường thì khi gặp điều gì đó có vẻ lạ, tôi đều muốn khám phá và tìm hiểu nó. Có lẽ điều đó khiến cho ngày tựu trường đối với tôi thật đặc biệt, giống như một cuộc phiêu lưu kỳ lạ. Ngay trong lễ khai giảng, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía những học sinh lớp một khiến tôi cảm thấy tự hào vô cùng. Mà đâu chỉ có mình tôi, nhiều bạn đứng trước, bạn thì ưỡn ngực ra vẻ, bạn thì mặt mày tỏ vẻ nghiêm túc lắm mà miệng thì cứ cười tít mắt. Rồi một chị lớp năm với cương vị là liên đội trưởng chỉ huy cho toàn trường hát quốc ca. Tất cả chúng tôi đều hát rất to. Tôi bất giác tưởng tượng ra mình chính là một chiến sĩ nhỏ đang đứng trong một đoàn kị binh oai hùng đánh đuổi những tên khổng lồ mà hằng đêm mẹ vẫn kể trong các câu chuyện cổ tích. Xong tiết mục chào cờ, chúng tôi được nghe đọc thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Điều này khiến tôi dần dần nhận ra được tầm quan trọng của việc học hơn trước rất nhiều. Tiếp đến là tiết mục đánh trống khai trường của thầy hiệu trưởng. Trông thầy thật hiền từ và nhân hậu biết bao. Thầy giống như một người cha lớn của hàng trăm em học sinh đang ngồi đây vậy. Tiếng trống trường cất lên “Tùng! Tùng! Tùng!” nghe thật vang xa báo hiệu cho một năm học mới đã đến. Rồi những quả bóng bay đủ màu sắc cũng được thả bay trên bầu trời. Lúc đó tôi có một cảm giác rằng mình cũng đang bay, đang bay trong một biển trời tri thức mới, vai trò một người học sinh đang đến với tôi khiến tôi tự hào vô cùng. Nó làm tôi cảm giác mình lớn hẳn lên không phải vì mấy hôm trước có cao hơn vài xentimét mà lớn hơn trong tiềm thức tôi mặc dù tôi chỉ vừa tròn sáu tuổi.

Dẫu rằng 6 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm trong ngày tựu trường bước vào lớp một vẫn luôn hiện lên trong tôi một cách vẹn nguyên, bởi hàng đêm vào mùa thu nó lại ùa về nhắc nhở tôi về con đường tri thức mà tôi đang tiến bước. Nếu như lòng yêu nước được xuất phát từ tình yêu những điều bình dị nhất như nhà văn Ê-ren-bua đã nói thì có lẽ chính những kỷ niệm của ngày tựu trường đầu tiên là nguồn sức mạnh cho tôi lòng yêu tri thức. Tôi chắc rằng mình sẽ mài nhớ về nó, nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình bởi nếu có điều gì đó khiến cho người ta phải nghĩ thì chắc chắn đó là một điều quan trọng.
 
T

taitutungtien

Tuổi thơ của mỗi người gắn liền với những vui buồn của tuổi học trò. Với tôi, cái ngày khai giảng đầu tiên, ngày mà tôi bắt đầu bước vào lớp 1 là ngày đã để lại cho tôi kỉ niệm sâu sắc nhất không bao giờ phai nhòa.
Buổi sáng hôm đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao và trong xanh với những tia nắng vàng dịu nhẹ. Ngay từ sớm, mẹ đã đánh thức tôi dậy, sửa soạn mọi thứ tinh tươm. Tôi cũng không nũng nĩu không chịu dậy như mọi ngày. Trên chiếc xe đạp cũ, mẹ đèo tôi đến trường trên con đường làng trong bộ quần áo đồng phục trắng tinh cùng chiếc cặp sách hình con cún mới toanh đựng những quyển vở, quyển sách được mẹ bọc và dán nhãn cẩn thận từ ngày hôm trước. Con đường hôm nay thật nhộn nhịp, tôi nghe mẹ bảo hôm nay các bạn, các anh chị cũng đi khai giảng như tôi. Dọc đường, mấy cô cậu học trò trạc tuổi tôi nhìn ngược nhìn xuôi, trên nét mặt lộ một chút sợ sệt. Những làn gió thu nhè nhẹ thổi như hôn lên gò má người đi đường. Những bông hoa muôn vàn màu sắc tỏa ngát hương thơm, trên cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm long lanh như những hạt pha lê lấp lánh. Cứ ngỡ mấy trước hôm tôi cùng mấy đứa hàng xóm còn ở đây chơi đuổi bắt, chốn tìm, đứa nào đứa nấy cười hả hê. Nhưng hôm nay thì không thế nữa, bởi vì tôi đi học mà!
Và rồi, sau những hàng cây xanh rì rào trong gió, ngôi trường Thanh Trì hiện ra trước mắt tôi trong một vẻ uy nghiêm, trang trọng. Tôi bước vào ngôi trường, một ngôi trường đồ sộ với bốn dãy lớp học được sơn màu vàng óng, khang trang, sạch sẽ và sáng sủa. Sân trường được lát gạch đỏ, trên sân dày đặc cả người, ai cũng quần áo chỉnh tề, mặt mũi tươi vui, sáng sủa. Trong cái không gian to lớn ấy, tôi thấy mình thật nhỏ bé, chỉ dám nắm chặt bàn tay và núp sau lưng mẹ. Mẹ âu yếm xoa đầu tôi, mỉm cười. Rồi mẹ dẫn tôi đi lòng vòng một lúc và dừng lại ở một dãy các bạn học sinh khác. Đột nhiên, tiếng trống trường vang lên. Buổi lễ khai giảng bắt đầu. Các anh chị lớp lớn sắp thành những hàng dài và thẳng, trông thật trang nghiêm. Một chị lớp 5 với cương vị là liên đội trưởng cho toàn trường hát Quốc ca, Đội ca và hô khẩu hiệu, ai cũng hát thật to và hô thật rõng rạc. Sau đó, chúng tôi được nghe thư mừng ngày khai giảng của Chủ tịch nước. Bức thư đã khiến tôi hiểu hơn tầm quan trọng của việc học hơn trước nhiều. Và rồi, thầy hiệu trưởng bước lên, tay cầm một tập giấy lớn. Dáng vẻ ung dung, mái tóc đã ngả màu tiêu cùng khuôn mặt hình chữ điền đôn hậu của thầy khiến ai gặp một lần cũng có thể nhớ mãi. Thầy đọc tên từng cô cậu học trò mới theo lớp đã được phân cùng với cô chủ nhiệm. Nghe đến tên, tôi có đôi chút lúng, nhưng cũng chấn tĩnh lại ngay được. Đọc xong, thầy nhìn từng đứa học trò với ánh mắt hiền từ, nói: “Thế là các em đã được vào lớp 1, các em phải cố gắng học hành đễ không phụ lòng cha mẹ và thầy cô, mai này xây dựng đất nước mình giàu đẹp hơn!”. Từng hồi trống: “Tùng … tùng … tùng” vang lên như thúc giục chúng tôi bước vào con đường chi thức. Rồi từng người từng người bước vào hàng của lớp đã được phân – đây cũng là lúc tôi phải xa mẹ. Chưa bao giờ tôi có cảm giác xa mẹ thế này. Nhớ những lần đi chơi đến tận tối mà tôi cũng không cảm thấy xa mẹ chút nào hết. Nhìn về phía mẹ, tôi nức nở khóc. Thấy thế, cô giáo chủ nhiệm vỗ về tôi và nói: “Em đừng khóc, trưa nay em còn được về cơ mà!”. Giọng nói hiền từ, chứa chan tình yêu thương của cô giúp tôi tìm thấy một cái gì đó thân thương ở nơi xa lạ này. Sau khi tám hàng học sinh đã ngay ngắn dưới sân trường, thầy hiệu trưởng gia hiệu cho chúng tôi bước vào lớp.
Mùi hương của sơn mới nhè nhẹ trong lớp học. Tôi nhìn bàn nghề chỗ mình ngồi một cách cẩn thận và lạm nhận đó là chỗ của mình, còn vạch ra ranh giới nữa chứ. Tôi nhìn người bạn bên cạnh, một người bạn mà tôi không hề quen biết. Vậy mà một lúc sau chúng tôi đã quen và thân nhau. Rồi cứ thế, tôi nhìn lên bảng, chăm chú viết những dòng chữ đầu tiên.
Vậy mà đã tám năm trôi qua kể từ cái ngày đầu tiên đó. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, đúng như lời chỉ dạy của thầy hiệu trưởng năm xưa.
 
Top Bottom