Văn 7 Văn biểu cảm

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
 

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
Có lẽ khi nhắc đến Hồ Xuân Hương, người ta thường nhớ ngay tới người nữ sĩ tài giỏi của nền văn học trung đại Việt Nam được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Trong suốt cuộc đời, bà rất nhiều tâm huyết và xúc cảm cho sáng tác. Thậm chí, cho đến nay những tác phẩm của bà vẫn trường tồn cũng thời gian, tiêu biểu có bài thơ "Bánh trôi nước" mà tôi rất thích.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ngắn gọn mà hàm súc. Giọng thơ tha thiết, sâu lắng cùng ngôn ngữ phá cách, hình ảnh mộc mạc bình dị: bài thơ đa nghĩa này là tiếng lòng chân thật của tác giả, đồng thời thể hiện vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giừ tấm lòng son"
Đúng với tiêu đề của tác phẩm, hình ảnh đầu tiên gợi ra cho độc giả là hình ảnh bánh trôi nước- thức đồ ngọt truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay được giới thiệu qua cụm từ "Thân em" vô cùng quen thuộc. Chiếc bánh trôi nước ấy có hình tròn, màu trắng là nét khắc học tinh tế khi Hồ Xuân Hương sử dụng kết hợp các tính từ (trắng, tròn) cùng việc lặp lại từ "vừa". Ngoài ra công trình để làm ra thức bánh dân gian này và hương vị của nó cũng được tác giả miêu tả một cách độc đáo:
"Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Chiếc bánh trôi nước được nhào nặn qua bàn tay của người thợ làm bánh, cũng chính vì thế mà hình dạng của bánh cũng tùy thuộc vào đó. Bánh tròn hay méo rắn hay nát tùy thuộc vào người ta nặn khéo hay ẩu, nâng niu hay không. Bánh được luộc trong nước, khi chín sẽ nổi lên. Và dẫu có thế nào thì nhân vẫn ngọt lịm vẫn là đường phèn đỏ son.
Như vậy, nhờ kết hợp từ ngữ tinh tế ( quan hệ từ, tính từ, từ trái nghĩa) và cả thành ngữ đảo ( Bảy nổi ba chìm với nước non), tác giả đã giới thiệu về thứ bánh trôi tinh khiết thanh tao dùng để thờ cúng tổ tiên vào dịp lễ 3/3 và lòng tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Thế nhưng liệu rằng bài thơ chỉ đơn thuần nói về chiếc bánh trôi? Chẳng phải, ẩn sau đó là nét nghĩa tinh tế, sâu sắc vầ vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ của xà hội phong kiến.
Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được Hồ Xuân Hương gợi ra với nét đẹp đầy đặn, cân đối, khỏe mạnh sau vẻ ngoài tả thực của chiếc bánh trôi. Tiếp đó, hai câu thơ sau lại gợi ra thân phận bấp bênh, chìm nổi của họ. Họ được sống nhưng không được sống một cuộc đời đúng nghĩa. Trong xã hội bấy giờ "trọng nam khinh nữ" thì hầu như quyên bình đẳng với họ là không có. Họ không có quyần quyết định cuộc đời này mình sẽ làm gì, sẽ đi đến đâu, sẽ thương ai mà phải hoàn toàn lệ thuộc vào "tay kẻ nặn" là những người đàn ông, vào xã hội cũ đầy ràng buộc. Tuy vậy họ vẫn luôn "giữ mãi tấm lòng son", giữ mãi tấm lòng thủy chung, son sắt dù cuộc đời có long đong, vất vả, dù họ có phải trải qua muôn vàn sóng gió thì họ vẫn không thay đổi.
Qua hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, tác giả đã bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp đồng thời cảm thông, xót xa, tỏ ý bênh vực quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ.
Quay lại với thực tế là xã hội hiện đại ngày nay, ta thấy đã có những đổi mới đáng kể. Những người phụ nữ chẳng còn phải gồng minh đấu tranh giành quyền sống hay chịu bất cứ hành hạ và ràng buộc nào cả. Ngày nay, họ có quyền quyết định, có quyền tự do, hay thậm chí: những gì đàn ông làm được, phụ nữ cũng có có thể làm được và có thể còn tốt hơn. Tuy nhiên, những phẩm chất đẹp đẽ, tấm lòng thủy chung, son sắt của họ vẫn còn đó.
Như vậy, bài thơ khép lại cho ta thấy sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của nghười phụ nữ, đồng thời cảm thông sâu sức cho thân phận đắng cay của người phụ nữ trong xã hội cũ. Cũng qua bài thơ, ta thấy được sự tiến bố về cuộc sống và tục lệ xã hội đối với phụ nữ cho đấn ngày nay.
Mình cần một bài ngắn gọn thôi ạ
 

Khu vườn đom dóm

Học sinh
Thành viên
3 Tháng một 2019
26
12
21
17
Bắc Ninh
Cộng đồng chém gió xuyên lục địa.
Mình cần một bài ngắn gọn thôi ạ
Ò...nhưng bạn có thể đọc tham khảo và lược bỏ bớt đi còn không thì bạn tham khảo dàn bài dưới đây nhé!
1. Mở bài:
- Tác giả: Là nữ sĩ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm".
- Tác phẩm: là tác phẩm tiêu biểu mà em rất thích (rất ấn tượng)
- Cảm nhận chung: là tác phẩm ý nghĩa, mang đậm phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
2. Thân bài:
a. Cảm nhận chung về bài thơ:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc.
-Giongj thơ tha thiết, sâu lắng, ngôn ngữ với hình ảnh thơ mộc mạc, giàu cảm xúc.
-Bài thơ đa nghĩa, tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ hay nói lên tiếng lòng của Hồ Xuân Hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của nguwoif phụ nữ trong xã hội xưa.
b.Cảm xúc do tác phẩm gởi lên:
* Nghĩa tả thực
- Cụm từ "thân em" như 1 lời tự giới thiệu về thứ bánh trôi nước dân dã.
- Từ "vừa" được lặp lại + tính từ "trắng", "tròn" gợi màu sắc và hình dạng của bánh trôi.
- Cặp từ trái nghĩa "rắn><nát" tạo hình tương tương phản: bánh đẹp hay xấu là do sự khéo léo của tay người nặn.
- Thành ngữ "Bảy nổi ba chìm" chỉ trạng thái khi bánh chín.
- " Vẫn giữu tấm lòng son": dù thế nào, bánh vẫn giữu được nhân bên trong đỏ son, ngọt lịm.
=> Tác giả đã giới thiệu về thứ bánh trôi tinh khiết, thanh tao dùng để thờ cúng tổ tổ tiên vào dịp lễ 3/3 với long tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc.
* Nghĩa ẩn dụ
- Ẩn sau vẻ nghoài tả thực của chiếc bánh trôi, nữ sĩ muốn nói về vẻ đẹp và thân phận nguwoif phụ nữ.
-Câu thơ đầu tiên: gợi hình ảnh vẻ đẹp về hình thức của người phụ nữ: cân đối, đầy đặn, khỏe mạnh.
-Câu 2: đảo thành ngũ nhằm diễn tả thân phận nhiều long đong, chìm nổi, bấp bênh, họ không có quyền quyết định cuộc đời, số phận mình mà phải lệ thuộc vào lễ giáo phong kiến, vào người đàn ông trong gia đình, xã hội.
- Câu cuối: người phụ nữ không chỉ đẹp hình thức mà họ còn đẹp bởi tâm hồn, phẩm chất, "giữ" nhấn mạnh tấm lòng thủy chung, son sắt của nghười phụ nữ dù cuộc đời họ có vất vả, có trải qua muôn vàn sóng gió thì họ vẫn không thay đổi.
=> Qua hình ảnh ẩn dụ nói về người phụ nữ, tác giả bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp đồng thời đồng cảm, xót xa, bênh vực quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người phụ nữ.
c. Sy nghĩ về người phụ nữ hiện nay:
- Họ không còn bị ràng buộc hay lệ thuôc vào đàn ông và xã hội nữa. Tuy nhiên dù thời đại thay đổi, tiến bộ nhưng tấm lòng thủy chung, son sắt của họ vẫn còn đó.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị bài thơ: tuy ngắn gọn nhưng có sức gợi lớn về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ. Là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng tiến bộ bênh vực phụ nữ của tác giả.
- Bài thơ sẽ sống mãi trong long độc gải bởi giá trị nhân văn của nó.
- Qua đó, ta thấy suy nghĩ và tư tưởng về phụ nữ đã tiến bộ hơn rất nhiều.
 
Top Bottom