Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề bài : Làm bài văn biểu cảm cho bài :
+ Bánh trôi nước
+ Cảnh khuya
+ Tiếng gà trưa (ĐOẠN 1)
( Các bạn ơi làm hộ mình nha ,mình sắp thi rồi )
Bài của mình ( nếu có gì cần sửa các bạn hãy chỉ giúp mình nha,mình cảm ơn các bạn rất nhiều)
+ Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài sắc, thông minh và bà còn được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm .Một trong những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn chính là bài “Bánh trôi nước”.Bài thơ thể hiện tấm lòng thủy chung,son sắt và vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của phụ nữ thời xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Qua câu thơ đầu,tác giả muốn miêu tả hình ảnh của người phụ nữ một cách chi tiết”trắng-tròn” nhằm ngợi ca vẻ đẹp tự nhiên,thanh thoát của người phụ nữ.Không phải thân cô,thân chị mà là thân em .Em- là một từ dùng đẻ xưng hô chỉ những người bé tuổi hơn,những người có trình độ thấp hơn,còn đây thân em chỉ những người có tiếng nói bé trong xã hội .Và cụm từ thân em còn phổ biển trong ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Cuộc đời thì không thể bình yên với bất cứ ai.Hồng nhan thì bạc phận.Qua câu thơ thứ 2 , tác giả sử dụng phép đối từ “ nổi – chìm” để nói lên thân phận chìm nổi bấp bênh,vô định và bị phụ thuộc của người phụ nữ.
Ở câu thơ thứ 3,từ lời than vãn thành giọng ngậm ngùi cam chịu “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Không chỉ bị phụ thuộc về hình thức mà còn phụ thuộc về cái duyên. May thì lấy được một tấm chồng tốt,xui thì lấy phải một thằng chồng đào hoa ,nghiện ngập.
Kết thúc bài thơ, giọng thơ lại thay đổi một cách đột ngột “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” .Ở đây tác giả nhằm tạo liên kết với câu 3 và câu 4 nên đã dùng cặp QHT “ mặc dù –mà “ để chứng tỏ rằng dù cuộc đời có khó khăn ,gian nan ra sao thì người phụ nữ vẫn sẽ tấm lòng son.Đó là người phụ nữ hiểu rõ về cuộc sóng của mình.
Tóm lại ,có thể nói bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ trữ tình đặc sắc của HXH .Qua bài thơ tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của người con gái, thông cảm cho người phụ nữ và là lời lên tiếng cho sự bất công của người phụ nữ trong XH xưa.Nhà thơ thay mặt cho giới phụ nữ cất lên tiếng nói ấy cũng như là lời bà muốn khẳng định mình
+Cảnh khuya
Cảnh khyua là tác phẩm của chủ tịch HCM được viết vào thời điểm mà chiến tranh chống Pháp đang rất khắc nghiệt .Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện sự ung dung đến lạ thường .Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào thiên nhiên nơi vùng rừng Bắc Việt.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bài thơ mở đầu bằng những từ gợi hình gợi thanh miêu tả khung cảnh núi rừng Bắc Việt rất hay:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Khi màn đêm buông xuống,thì mọi thứ nơi đây như đi ngủ thì tiếng suối lại nghe thấy rất rõ.Trong câu thơ đầu,tác giả sử dụng phép so sánh “ Tiếng suối – tiếng hát xa” .Qua câu thơ ta có thể cảm nhận được độ vang, trong và sự ấm áp ,truyền cảm của tiếng suối.
Từ bao giờ, những khúc hát huê tình đi liền với những điệu nhảy dân gian hay tiếng suối phải đi liền với ánh trăng chính vì thế mà tác giả đã miêu tả ánh trăng một cách chi tiết.Từ lồng được lặp lại 2 lần,từ đó ta hiểu được ánh trăng sang như thế nào.Ánh trăng sáng trên cao rọi xuống bóng cổ thụ rồi cũng xuống luôn cả những bông hoa vệ đường tạo nên một cảnh thiên nhiên thật đẹp.Qua đó ta cũng có thể hiểu được tình yêu thiên nhiên của Bác to lớn đến từng nào.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Trong 2 câu thơ cuối ,tác giả sử dụng phép so sánh “ Cảnh khuya –vẽ” nhằm nhấn mạnh cảnh vùng rừng Bắc Việt thật đẹp và phép điệp ngữ vòng nhằm nhấn mạnh tâm trang của Bác.Bác chưa ngủ vì cảnh đẹp quá làm hớp hồn người nhưng người ko ngủ được cũng vì lo cho dân cho nước và cho mệnh hệ của dân tộc.Qua 2 câu thơ, tác giả thể hiện tình yêu quê hương ,đất nước của người!
Bài thơ 4 câu ngắn ngủi mà thấm thía .Qua bài thơ ,tác giả thể hện tình yêu thiên nhiên, cảnh vật và con người, đất nước và phông thái ung dung của Bác
+ Tiếng gà trưa
Theo thời gian ,mọi thứ có thể thay đổi theo quy luật của năm tháng nhưng chỉ có những kỉ niệm tuổi thơ là không bao giờ có thể thay đổi .Và đối với nhà thơ thì tiếng gà trưa cùng người bà là một trong những kỉ niệm mà cô nhớ nhất. Qua câu thơ trong bài “ Tiếng gà trưa” ,mọi người có thể cảm nhận tình yêu của Xuân Quỳnh đối với người bà và những chú gà mái tơ
Bài thơ được sáng tác trong thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ khắc nghiệt và gian nan .Trong hoàn cảnh đó tác giả đã chọn cho mình một điểm gợi cảm xúc là con đường hành quân
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà trưa nhảy ổ
Cục …cục tác cục ta
Như một chuyến hành trình trở về tuổi thơ ,dừng chân bên xóm nhỏ rồi bỗng đâu đó tiếng gà trưa vang lên: “Cục ..cục tác cục ta” .Khi đó lòng tác giả bỗng dưng nghẹn lại ,khi đó liền nghe thấy:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Từ nghe được lắp lại 3 lần chứng tỏ tác giả đã nghe rất kĩ và rất tập trung.Ôi! Tiếng gà trưa như một thứ thuốc toàn năng vậy.Tiếng gà trưa có thể xao động cả nắng trưa,làm bàn chân đỡ mỏi.Và đặc biệt nhất vẫn là giúp tác giả gợi nhớ về tuổi thơ đầy dữ dội của mình!
Khổ thơ 7 câu ngắn gọn mà ý nghĩa vô cùng.Chỉ có những người từng trải qua như tác giả mới có thể viết những câu thơ hay, chân thật đến vậy!
+ Bánh trôi nước
+ Cảnh khuya
+ Tiếng gà trưa (ĐOẠN 1)
( Các bạn ơi làm hộ mình nha ,mình sắp thi rồi )
Bài của mình ( nếu có gì cần sửa các bạn hãy chỉ giúp mình nha,mình cảm ơn các bạn rất nhiều)
+ Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài sắc, thông minh và bà còn được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm .Một trong những tác phẩm để lại nhiều dấu ấn chính là bài “Bánh trôi nước”.Bài thơ thể hiện tấm lòng thủy chung,son sắt và vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của phụ nữ thời xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Qua câu thơ đầu,tác giả muốn miêu tả hình ảnh của người phụ nữ một cách chi tiết”trắng-tròn” nhằm ngợi ca vẻ đẹp tự nhiên,thanh thoát của người phụ nữ.Không phải thân cô,thân chị mà là thân em .Em- là một từ dùng đẻ xưng hô chỉ những người bé tuổi hơn,những người có trình độ thấp hơn,còn đây thân em chỉ những người có tiếng nói bé trong xã hội .Và cụm từ thân em còn phổ biển trong ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Cuộc đời thì không thể bình yên với bất cứ ai.Hồng nhan thì bạc phận.Qua câu thơ thứ 2 , tác giả sử dụng phép đối từ “ nổi – chìm” để nói lên thân phận chìm nổi bấp bênh,vô định và bị phụ thuộc của người phụ nữ.
Ở câu thơ thứ 3,từ lời than vãn thành giọng ngậm ngùi cam chịu “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Không chỉ bị phụ thuộc về hình thức mà còn phụ thuộc về cái duyên. May thì lấy được một tấm chồng tốt,xui thì lấy phải một thằng chồng đào hoa ,nghiện ngập.
Kết thúc bài thơ, giọng thơ lại thay đổi một cách đột ngột “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” .Ở đây tác giả nhằm tạo liên kết với câu 3 và câu 4 nên đã dùng cặp QHT “ mặc dù –mà “ để chứng tỏ rằng dù cuộc đời có khó khăn ,gian nan ra sao thì người phụ nữ vẫn sẽ tấm lòng son.Đó là người phụ nữ hiểu rõ về cuộc sóng của mình.
Tóm lại ,có thể nói bài thơ Bánh trôi nước là một bài thơ trữ tình đặc sắc của HXH .Qua bài thơ tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của người con gái, thông cảm cho người phụ nữ và là lời lên tiếng cho sự bất công của người phụ nữ trong XH xưa.Nhà thơ thay mặt cho giới phụ nữ cất lên tiếng nói ấy cũng như là lời bà muốn khẳng định mình
+Cảnh khuya
Cảnh khyua là tác phẩm của chủ tịch HCM được viết vào thời điểm mà chiến tranh chống Pháp đang rất khắc nghiệt .Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện sự ung dung đến lạ thường .Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào thiên nhiên nơi vùng rừng Bắc Việt.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bài thơ mở đầu bằng những từ gợi hình gợi thanh miêu tả khung cảnh núi rừng Bắc Việt rất hay:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Khi màn đêm buông xuống,thì mọi thứ nơi đây như đi ngủ thì tiếng suối lại nghe thấy rất rõ.Trong câu thơ đầu,tác giả sử dụng phép so sánh “ Tiếng suối – tiếng hát xa” .Qua câu thơ ta có thể cảm nhận được độ vang, trong và sự ấm áp ,truyền cảm của tiếng suối.
Từ bao giờ, những khúc hát huê tình đi liền với những điệu nhảy dân gian hay tiếng suối phải đi liền với ánh trăng chính vì thế mà tác giả đã miêu tả ánh trăng một cách chi tiết.Từ lồng được lặp lại 2 lần,từ đó ta hiểu được ánh trăng sang như thế nào.Ánh trăng sáng trên cao rọi xuống bóng cổ thụ rồi cũng xuống luôn cả những bông hoa vệ đường tạo nên một cảnh thiên nhiên thật đẹp.Qua đó ta cũng có thể hiểu được tình yêu thiên nhiên của Bác to lớn đến từng nào.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Trong 2 câu thơ cuối ,tác giả sử dụng phép so sánh “ Cảnh khuya –vẽ” nhằm nhấn mạnh cảnh vùng rừng Bắc Việt thật đẹp và phép điệp ngữ vòng nhằm nhấn mạnh tâm trang của Bác.Bác chưa ngủ vì cảnh đẹp quá làm hớp hồn người nhưng người ko ngủ được cũng vì lo cho dân cho nước và cho mệnh hệ của dân tộc.Qua 2 câu thơ, tác giả thể hiện tình yêu quê hương ,đất nước của người!
Bài thơ 4 câu ngắn ngủi mà thấm thía .Qua bài thơ ,tác giả thể hện tình yêu thiên nhiên, cảnh vật và con người, đất nước và phông thái ung dung của Bác
+ Tiếng gà trưa
Theo thời gian ,mọi thứ có thể thay đổi theo quy luật của năm tháng nhưng chỉ có những kỉ niệm tuổi thơ là không bao giờ có thể thay đổi .Và đối với nhà thơ thì tiếng gà trưa cùng người bà là một trong những kỉ niệm mà cô nhớ nhất. Qua câu thơ trong bài “ Tiếng gà trưa” ,mọi người có thể cảm nhận tình yêu của Xuân Quỳnh đối với người bà và những chú gà mái tơ
Bài thơ được sáng tác trong thời kì đầu kháng chiến chống Mĩ khắc nghiệt và gian nan .Trong hoàn cảnh đó tác giả đã chọn cho mình một điểm gợi cảm xúc là con đường hành quân
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà trưa nhảy ổ
Cục …cục tác cục ta
Như một chuyến hành trình trở về tuổi thơ ,dừng chân bên xóm nhỏ rồi bỗng đâu đó tiếng gà trưa vang lên: “Cục ..cục tác cục ta” .Khi đó lòng tác giả bỗng dưng nghẹn lại ,khi đó liền nghe thấy:
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Từ nghe được lắp lại 3 lần chứng tỏ tác giả đã nghe rất kĩ và rất tập trung.Ôi! Tiếng gà trưa như một thứ thuốc toàn năng vậy.Tiếng gà trưa có thể xao động cả nắng trưa,làm bàn chân đỡ mỏi.Và đặc biệt nhất vẫn là giúp tác giả gợi nhớ về tuổi thơ đầy dữ dội của mình!
Khổ thơ 7 câu ngắn gọn mà ý nghĩa vô cùng.Chỉ có những người từng trải qua như tác giả mới có thể viết những câu thơ hay, chân thật đến vậy!