Văn 7 Văn biểu cảm nghĩ bài thơ lớp 7

dmv gamer

Trùm vi phạm
Thành viên
25 Tháng mười hai 2019
249
329
76
Hà Nội
THCS Chương Dương
  • Like
Reactions: Lê Uyên Nhii

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Phát biểu cảm nghĩ của bạn về bài thơ "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" của Hạ Trí Chương.
I.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm
Mỗi người sinh ra đều có tên có họ, có một mái ấm gia đình để che chở, và cũng có cả một mảnh đất để nhớ để thương, ấy là quê hương. Với Hạ Tri Chương, có lẽ trong tim ông cũng in dấu hình bóng ấy. Sau năm mươi năm làm quan ở Trường An, trở về với quê, lòng ông lại dâng lên bao cảm xúc, xúc cảm đã len vào từng câu thơ trong “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.

II.Thân bài:
1. Tình cảm với quê hương: Phân tích hai câu thơ đầu
a. Câu đầu:
“ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi ”
( Khi đi trẻ, lúc về già )
Câu thơ nêu lên nghịch cảnh của con người: ngày ra đi thì vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã già.
Câu thơ đã khái quát quãng đời xa quê của nhà thơ_50 năm, cả một nửa cuộc đời phải xa quê hương. Lâu như vậy, làm sao có thể không nhớ không thương chứ ?
Câu thơ còn ẩn chứa tâm trạng buồn man mác, là nỗi tiếc nuối vì đến khi đi gần hết đời mới được trở về nơi quê cha đất tổ của nhân vật trữ tình cũng như của chính Hạ Tri Chương.

b. Câu thơ thứ hai
“ Hương âm vô cải, mấn mao tồi ”
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)
Câu thơ sử dụng hình ảnh cụ thể, chi tiết tả thực nhưng lại để nói nhiều hơn, ẩn giấu nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Dù đã xa quê trong khoảng thời gian dài nhưng chỉ có dáng vẻ bên ngoài là đổi thay, chỉ có mái đầu đã mang màu sương trắng, còn giọng điệu, tấm lòng với quê vẫn vẹn nguyên như thời còn gắn bó với quê.
Kinh đô Trường An dù phồn hoa đô hội nhưng cũng không thể làm màu giọng quê hương nơi cổ họng mất đi, hơi thở quê hương vẫn nồng đậm trong lời nói, tấm lòng vẫn là nhớ quê, vẫn là yêu quê, chưa từng thay đổi.
Thể hiện sự thủy chung, một lòng đi về với mảnh đất quê hương của người con lâu ngày mới trở về.

2. Tâm trạng của tác giả khi về quê hương
“ Nhi đầng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai? ”
( Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi? )
Trở lại nhà của chính mình mà bỗng trở thành khách lạ. Tình huống câu thơ đề ra là một nghịch lí nhưng lại là lẽ thường tình mà con người buộc phải chấp nhận.
Câu hỏi cuối bài là câu hỏi của trẻ thơ, hồn nhiên mà hỏi nhưng lại khiến nhân vật trữ tình dâng lên nỗi buồn man mác.
Lâu ngày mới trở lại quê, không biết bạn bè thuở xưa còn mất thế nào, chẳng biết mảnh đất này đã qua bao thay đổi, chẳng biết mây thế nào nắng ra sao, mọi thứ đều trở lên lạ lẫm với nhân vật trữ tình. Cảm giác xa lạ ấy khiến nhân vật trữ tình, khiến Hạ Tri Chương lạc lõng ngay trên chính quê hương của mình
Hai câu thơ mang chút hóm hỉnh hài hước nhưng lại như là nhà thơ tự cười cho hoàn cảnh trớ trêu của mình.

III.Kết bài Nêu cảm nhận về bài thơ.
Bài thơ tuy chẳng có chữ nào là nhân xưng ngôi nhất nhưng ai cũng nghe ra đó là câu chữ từ tấm lòng sâu thẳm của nhà thơ, là suy tư bâng khuâng của chính tác giả khi trở lại quê sau nửa đời rời xa. Bài thơ còn gợi lên cho những người con xa quê bao nhớ bao thương, khơi lên trong lòng chúng ta tình yêu quê hương và khát khao được gắn bó.

Bạn dựa vào dàn bài này rồi phái triển thêm ý nha
dàn bài này chi tiết nên phát triển ý cũng dễ thôi
 
Last edited:

nhipandacute@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng hai 2020
6
2
6
Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:
Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)
Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở về sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời gian ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đầy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.
Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.
Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng được về thăm quê, để đến mấy chục năm sau mới được trở về, với biết bao bồi hồi và xúc động. Tuy nhiên, về đến làng, ông phải đối diện với một nghịch lý: Trước nơi đã sinh ra mình, ông chỉ là một người lạ:
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai
(Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười, hỏi: “Khách từ đâu đến làng”

Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta phải bật cười nhưng dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa, dường như chẳng còn ai nhận ra tác giả là chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Trẻ con hồn nhiên chào hỏi: có phải là khách lạ tờ phương xa đến. Đọc những câu thơ này, ta có thể tưởng tượng một người đàn ông đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến, một cảm giác thất vọng, hẫng hụt của tác giả khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất thân yêu của mình thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kỉ, vì vậy người trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với cố hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.
Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.

Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm “Hồi hương cố tri” của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương.
Bài thơ khép lại nhưng vẫn để lại dư âm khó quên trong lòng người đọc.
 
Top Bottom