văn biểu cảm(gấp)

T

thaophuongnguyenxinh

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, nhà cách mạng tài ba, nhà văn hóa uyên thâm... Người còn là một nhà thơ kiệt xuất!
Trích từ: www.VanMau.Com
"Cảnh khuya" là một trong số nhiều bài thơ ngẫu hứng của Người. Bài này Người ứng tác khi đang còn làm việc lúc đêm đã khuya.
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trích từ: www.VanMau.Com
Trăng ***g cổ thụ, bóng ***g hoa.
Trích từ: www.VanMau.Com
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Trích từ: www.VanMau.Com
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Tiếng suối trong như tiếng hát xa...
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Trăng ***g cổ thụ, bóng ***g hoa...
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Trích từ: www.VanMau.Com
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...
Trích từ: www.VanMau.Com
Trích từ: www.VanMau.Com
Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Trích từ: www.VanMau.Com
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.
Trích từ: www.VanMau.Com
 
T

thaophuongnguyenxinh

Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã thể hiện khá rõ nét về điều đó.
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, mất năm 1909, lúc còn nhỏ tên Thắng, quê ở thôn Vị Hạ, làng Và, xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục, Hà Nam, thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đi thi đỗ đầu cả ba kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp xâm chiếm xong Bắc bộ, ông cáo quan về quê ở ẩn.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bài thơ này là bài thơ thành công, tiêu biểu nhất của ông, và cũng là bài thơ nổi bật, đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Trích từ: www.VanMau.Com
Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu. Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê. Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Trích từ: www.VanMau.Com
Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

BÀI ' BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ'
 
T

thaophuongnguyenxinh

Hồ Chủ Tịch (1980-1969). Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tác nhiều bài thơ hay, Người không chỉ là vị cha già của dân tộc mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Một trong những số đó là bài "Cảnh Khuya" mà người đã sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
"
Tiếng suối trong như tiếng hát xa"
Dòng đầu gợi ra thời điểm làm thơ: đêm đã vào sâu, im ắng lắm, trong im ắng ấy nỗi lên một âm thanh trong trẻo, êm dịu của tiếng suối, càng làm cho đêm sâu thanh tĩnh cùng với tiếng côn trùng ở khu rừng Việt Bắc đả làm cho Người nghe ra từ êm dịu ví như tiếng hát xa đưa lại. Cách Bác ví âm thanh như tiếng hát xa càng làm cho tiếng suối trở nên có hồn và càng chứng tỏ rằng giữa con người với thiên nhiên đã có sự gần gũi với nhau. Vần "a" được gieo ở cuối dòng như một tiếng ngân vô tận vào lòng người, tạo nên một không gian vời vợi và sâu lắng. Vậy mà Người đã nghe tiếng suối ở khu rừng Việt Bắc như thế đấy
Dòng tiếp theo Bác tả ánh trăng:

"Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa"
Nếu như dòng đầu Bác nghe được tiếng suối trong đêm thì lần này Bác tả cảnh người nhìn thấy trong đêm. Bác như hòa quyện vào ánh trăng để người đọc thấy không chỉ có nhạc mà còn có hoa đó là ánh trăng ***g vào vòm lá cây cổ thụ đang xen nhau tầng tầng lớp lớp tạo thành những mảnh sáng_tối, đậm_nhạt, trắng_đen,... gợi lên cảnh chập chồng của bóng trăng, bóng cây, bóng hoa.
Tiếp theo đó:

"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Linh hồn và bức tranh phong cảnh Việt Bắc là một bức tranh của một con người đang thao thức. Thao thức nên Người thấy được cảnh đẹp của trăng núi gió ngàn chăng?Bác đang mượn cảnh vật trước đêm khuya thanh tĩnh để bộc lộ cảm xúc của chính mình càng làm nỗi bật thêm con người Bác với thiên nhiên. Sâu xa hơn, nó có thể là sự thống nhất giữa phần mộng mơ và sự tĩnh táo, giữa chất lãng mạn của thi nhân và tấm lòng ưu ái của một vị chủ tịch. Có thể nói Bác đang thức cùng suối, cùng trăng, cùng cổ thụ, cùng hoa lá, Bác đang thức cùng non sông đất nước Việt Nam. Bác đamg nặng lòng vì nước, vì dân. Bác Hồ làm bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc năm 1947. Lúc đó cuộc kháng chiến khó khăn, gian khổ chỉ mới bắt đầu, với Bác có bao nhiên vấn đề quốc gia, dân tộc đặt ra cần Bác giải quyết. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là "nỗi lo cho nước. nỗi thương dân".
Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ như vậy?"trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành" vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức. trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng. Lúc nào cũng lo cho dân vì dân chưa lần nào Bác nghĩ đến mình
 
T

thaophuongnguyenxinh

Bác Hồ là nhà thơ lớn của dân tộc. Thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Bác sống và hoạt động tại núi rừng chiến khu Việt Bắc. Mùa thu năm 1947, giặc Pháp dùng thủy lực, không quân tấn công lên Việt Bắc. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là một chiến công lớn của quân và dân ta:
"Trận chợ Đồn, chợ Rã
Ta đánh giặc chạy re...
Rồi Bông Lau, Ỷ La
Ba trăm thằng tan xác...
Tàu giặc đắm sông Lô
Tha hồ mà uống nước.
Máu tanh đến bấy giờ
Chưa tan mùi bữa trước..."
Khi chiến dịch Việt Bắc đang diễn ra ác liệt, Bác Hồ đã viết bài thơ " Cảnh khuya " theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật:
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng ***g cổ thụ, bóng ***g hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
Bài thơ tả cảnh khuya chiến khu Việt Bắc và thể hiện tâm trạng của Bác. Cảnh khuya Việt Bắc rất đẹp. Có suối và trăng. Có hoa và cổ thụ: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng ***g cổ thụ bóng ***g hoa"
Thơ của Bác vừa có âm thanh, đường nét, màu sắc. Tiếng suối chảy rì rầm trong rừng khuya rất "trong" được ví với "tiếng hát xa". Cách so sánh với tiếng hát của con người đã làm nổi bật ý nghĩa cảnh rừng chiến hu Việt Bắc mang hơi ấm và sức sống của quân dân kháng chiến. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh rất đặc sắc; tiếng suối trong nghe êm đềm gợi lên sự thanh vắng của rừng khuya.
Câu thơ thứ hai đã nhân hóa cảnh vật. Trăng, hoa, cổ thụ đang chan hòa, đang "***g" vào nhau. Trên bầu trời cao là vầng trăng thu. Ánh trăng "***g" vào cổ thụ: bóng cổ thụ "***g" vào hoa; những bông hoa rừng: "Phê văn hoa núi ghé nghiên soi". Tạo vật hiện lên từng mảng sáng, mờ, lung linh huyền ảo, nên thơ. Bức tranh thiên nhiên cảnh khuya mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển. Nó gợi nhớ trong lòng ta những vần cổ thi về suối, hoa, trăng
"Côn sơn suói chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...'' (Côn Sơn ca)

"Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt ***g hoa, hoa thắm từng bông..." (Chinh phụ ngâm)
Hai câu cuối bài thơ nói lên tâm trạng Bác.
Cảnh khuya rất đẹp, Bác lặng ngắm rồi khẽ thốt lên: "Cảnh khuya như vẽ". Ba chữ "người chưa ngủ" thể hiện niềm thao thức, nỗi xúc động của nhà thơ: yêu thiên nhiên, yêu non nước hữu tình. Câu thơ cuối bài thơ,cánh cửa tâm hồn của Bác như được mở rộng. Bác không chỉ thao thức vì xúc động trước vẻ đẹp cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc mà cò vì một lí do sâu xa nữa
"Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác thao thức, lo lắng vì công cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt khó khăn. Câu cuối bài thơ diễn tả tình yêu nước sâu nặng, thiết tha của Bác. Hai chữ "chưa ngủ" được điệp lại hai lần đã làm cho thơ liền mạch, tô đậm tâm trạng thao thức, "lo nỗi nước nhà" của lãnh tụ kính yêu.
Bài thơ "Đi thuyền trên sông Đáy". Bác cũng nói lên tâm trạng ấy, tình "ưu ái" ấy:
"Lòng riêng riêng những bàn hoàn.
Lo sao khôi phục giang san tiên Rồng" "Cảnh khuya" là bài thơ kiệt tác của Hồ Chí Minh. Vừa mang vẻ đẹp cổ điển vừa mang tính thời đại, tính lịch sử. Cốt cách thi sĩ. Ngôn ngữ thơ trong sáng, hình tượng thơ mĩ lệ, cảm xúc thơ nồng hậu. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu nước tỏa sáng trong những vần thơ đẹp mà em nhớ mãi.
 
H

hoangdien123321

Qua đèo ngang:

Bà Huyện Thanh Quan là 1 nữ thi sĩ nổi tiếng trong thời kì cuối thế kỉ XiX.Bà sáng tác thơ rất ít nhưng hầu hết các tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn.Đặc biệt qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" bà đã bộc lộ tài năng độc đáo của mình thật sâu lắng , thật trang nhã ,đầy hình tựơng.Mở đầu bài thơ,ta bắt gặp 1 quang cảnh đựơm buồn ,hoang vắng.cô tịch .Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm,cái khoảng thời gian, kô gian gợi buồn , gợi nhớ nhất trong 1 ngày.Cảnh đèo Ngang bóng xế tà tịch mịch rất dễ gợi buồn trong lòng ngừơi,nhất là đối với kẻ lữ thứ tha hương.

Tuy vậy ,trời vẫn còn đủ sáng để nhà thơ nhận ra vẻ đẹp thiên nhiên như 1 bức tranh "Cỏ cây chen lá,lá chen hoa".Điệp từ chen các vế đối :cây chen lá,lá chen hoa tạo nên sức sống mãnh liệt của 1 vùng núi hoang dã, chưa có hơi ấm con ngùơi.Cảnh tuy đẹp nhưng nhuộm màu buồn tẻ,quạnh hiu. Những bông hoa rừng đây đó kô đủ làm sáng bức tranh núi non lúc ngày tàn,đêm xuống.Trên bối cảnh thiên nhiên bao la ấy chỉ thoáng bóng hình ảnh con ngừơi.Đó là những ngừơi dân lao động nghèo,vất vả làm ăn,sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.
"Lom khom dứơi núi tiều vài chú

Lác Đác bên sông chợ mấy nhà "

Tác giả đã sử dụng biện fáp đảo ngữ ở mức cao nhất nhằm làm nổi bật dáng con ngừơi trong cảnh,nhưng cảnh vẫn buồn,vẫn cô tịch, đìu hiu.Bởi vì buổi hoàng hôn là lúc mọi họat động con ngừoi đã lắng xuống.Vả lại,ở đây vắng vẻ quá chỉ có "tiều vài chú","Chợ mấy nhà".Vì thế ,bà Huyện Thanh Quan ko thể vui đựơc,kô thể hững hờ trứoc cảnh được nên bà đã bộc lộ nỗi niềm mãnh liệt nhất và sâu kính nhất trong tâm hồn bà.Nhưng nổi niềm tâm sự đó là gì ?Đó là nỗi y hoài,nỗi nhớ sâu lắng ẩn trong tâm hồn bà,nỗi nhớ nứơc,nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng.Trứoc cảnh vật quá phù hợp với tâm trạng mình,bà đã bộc lộ:
"Nhớ nứơc đau lòng con quốc quốc

Thưong nhà mỏi miệng cái gia gia"

Bứoc qua Đèo Ngang,vào buổi chìêu tịch mịch,bà nghe được tiếng cuốc kêu và cảm nhận nó ứng với tâm trạng mình. phải chăng bà cũng như ông vua nứoc Thục đã mất nuớc,luôn nuôi giữ những hoài niệm xưa.Tiếng chim kêu ko làm cho cảnh vui lên mà còn làm tăng phần quạnh quẽ,cô liêu.Tiếng cuốc kêu như cũng ứng với tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất trong tâm tư tình cảm của bà,tiếng gọi gửi về đất nứơc? Còn tiếng "gia gia" như gợi nỗi nhớ niềm thương gửi về cố hương xa xôi.
Bà xa cách với quê hưong qua. cũng như xa cách với thời đại ngày xưa.Thế nên khi dừng chân lại ngắm cảnh Đèo Ngang bà đã thổ lộ :

"Dừng chân đứng lại trời non,nứơc

Một mảnh tình riêng,tavớita"

Mảnh tình riêng đó chỉ riêng bà với cảnh biết thôi.Bà và cảnh tuy 2 mà 1 bởi vì có chung 1 tâm trạng.Quả là 1 nỗi buồn lớn lao,thấm thía,khó san sẻ, giải bày.Nó như kết thành hình,thành khối,thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót:ta với ta.Chỉ có ta hiểu lòng ta mà thôi!Vì thế sự cô đơn càng tăng lên gấp bội.

Qua bài thơ:"Qua Đèo Ngang" tuy ra đời cách đây hơn 1 thế kỉ nhưng tác phẩm bà vẫn đựoc xếp vào hàng ngũ những thi sĩ tài hoa nhất thời đại phong kiến và cho đến nay, thơ bà vân lắng đọng mãi trong lòng ngừoi đọc.Đọc bài thơ,em càng thêm yêu tổ quốc với bao phong cảnh tuyệt vời và càng trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nứơc
 
Top Bottom