văn biểu cảm 7

L

lovedream2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giúp mình mấy bài này vs:|
Cảm nghĩ về dòng sôn(hoặc dãy núi,cánh đồng,vườn cây...)quê hương
Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
Vui buồn tuổi thơ
Loài cây em yêu
Cảm nghĩ về gia đình
Cảm nghĩ về quê hương
Cảm nghĩ về ngôi trường em đag học
Mọi người làm giúp e với:) 3 hôm nữa ktra rồi:)
Thanks mọi người trước
 
V

vitconxauxi_vodoi

Nụ cười của mẹ


Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy. Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...
Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...

NỤ CƯỜI MẸ
(Tặng mẹ kính yêu)

Con yêu ông, yêu bà, yêu cha, yêu em, yêu chị nhưng mẹ có biết người con yêu nhất là ai không? Vâng, người con yêu nhất chính là mẹ. Con yêu vóc dáng gầy gầy của mẹ, yêu mái tóc đã điểm bạc và đặc biệt điều con yêu nhất từ mẹ chính là nụ cười.

Nụ cười của mẹ đẹp lắm! nó đẹp như ánh trăng rằm, đẹp như nước hồ mùa thu. Con nghe bà ngoại kể: " Vừa mới cất tiếng khóc chào đời, cháu đã được nhận món quà rất quý giá mà mẹ con ban tặng. Mặc dù lúc đó mẹ cháu vô cùng mệt mỏi, tưởng như đã kiệt sức nhưng mẹ vẫn đón cháu vào lòng, nở nụ cười yêu thưong trìu mến với con. Nụ cười đó làm sáng lên khuôn mặt xanh xao, đầm đìa mồ hôi của mẹ cháu - Lúc đó mẹ đã rất hạnh phúc khi sinh ra cô bé kháu khỉnh, đáng yêu như cháu".

Cứ mỗi tối khi con học bài xong, ba lại kể cho con nghe hồi bé con đã vui bên mẹ như thế nào, mẹ ạ! "Hồi con bước sang tuổi đời đầu tiên là lúc con biết nói, biết đi. Có lẽ nào năm đó là thời gian con đáng yêu và dễ thương nhất. Cứ mỗi buổi tối trước khi đi ngủ con lại bi ba, bi bô đòi bú sữa. Giọng nói líu lo như con chim non của con khiến cho cha mẹ không khỏi bật cười. Chỉ có mẹ là biết con đòi gì, khi vào thời điểm đó, trong mẹ và con như có một cái gì đó mà chỉ có mẹ mới là người cho con ăn, con ngủ, con chơi. Bàn chân bé xíu non nớt của con cố bám chặt xuống nền gạch của căn phòng khách. Mẹ đặt con ở giữa phòng rồi dần dần lùi ra xa, ra xa. Lúc ấy con cố chập chững bước từng bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Con đi được vài bước thì con loạng choạng tưởng chừng như sắp ngã, nhưng không đã có bàn tay mẹ đỡ lấy con, ôm con vào lòng, nở nụ cười tươi động viên con, mong con cố gắng vượt qua "cũng như lần trước mẹ đã ban tặng cho con món quà con coi là quý giá nhất - nụ cười mẹ, con cảm ơn mẹ!
Buổi tối của sáu năm về trước, mẹ đã bận bao lo toan sắm sửa cho con để mai con bước vào lớp Một. Buổi chiều mẹ đã dắt con đi siêu thị, mua biết bao là thứ: nào bút, nào vở, nào phấn, nào bảng... cái gì cũng có cả nhưng con cảm thấy mẹ vẫn lo lắng một điều gì đó. Tối đến mẹ cho biết bao nhiêu thứ vào cặp để con học hành cho tốt, mẹ mua biết bao nhiêu thứ để con bằng bạn bằng bè. Nghĩ đến đó con vui lắm, nhưng sao con vẫn cảm thấy một nỗi buồn, một niềm lo lắng ẩn sâu trong mắt mẹ. Sáng sớm hôm sau mẹ đèo con đến trường, nơi mà con sẽ học ở trong đó, nơi dạy con biết bao kiến thức.
Khi bước đến cổng trường, mẹ cúi xuống hôn con và nói: "Từ tối hôm qua mẹ đã lo lắng, ngày mai con sẽ buồn, sẽ khóc đòi về theo mẹ, nhưng bây giờ mẹ mới thấy con gái mẹ mạnh mẽ biết nhường nào. Con hãy bước qua cánh cổng trường này đi, rồi con sẽ thấy một thế giới đầy thú vị của tri thức, của trí tuệ". Mẹ lại nở nụ cười sung sướng, ôm con vào lòng rồi dắt con bước qua cánh cổng. Nụ cười của mẹ như tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con đủ nghị lực can đảm để vượt qua các thử thách trong cuộc sống, con cảm ơn mẹ!
Con biết sức khỏe của mẹ rất yếu nên mỗi khi trái gió trở trời, mẹ lại mệt, lại yếu. Có một lần mẹ ốm nằm liệt giường, ngủ thiếp đi trong con sốt cao. Khi mẹ ngủ dậy trời đã chập choạng tối, mẹ gọi con vào, ôm con vào lòng, cười nói: "con gái của mẹ mang sách vở ngày hôm nay cho mẹ xem nào. Có bài nào khó nhớ hỏi mẹ nhé"... mẹ biết lúc đó con thương mẹ nhường nào không. Nhìn gò má xanh xao, khuôn mặt gầy con lại càng thương mẹ nhiều hơn. Mẹ ốm như vậy mà vẫn lo lắng cho con, nở nụ cười với con khi mẹ đang bị dày vò vì con sốt cao. Con thấy mẹ thật vĩ đại! cảm ơn mẹ đã sinh ra con để con nhìn thấy nụ cười của mẹ.
Con không biết con phải cám ơn mẹ bao nhiêu lần để cảm ơn công ơn dưỡng dục của mẹ. Con không biết con phải xin lỗi mẹ bao nhiêu lần để mẹ tha lỗi cho những lỗi lầm của con đã gây ra. Con không biết con phải im lặng bao nhiêu lâu để suy nghĩ con yêu mẹ biết chừng nào. Con không biết con sẽ ra sao trên cuộc đời này, nếu không có nụ cười mẹ. Còn bây giờ con chỉ biết nói rằng: Con yêu mẹ và yêu nụ cười mẹ nhiều lắm!
 
  • Like
Reactions: Hawllire
V

vitconxauxi_vodoi

Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu
Một năm có hai ngày hội dành cho thiếu nhi, đó là tết Thiếu nhi 1 – 6 và tết Trung thu. So với tết Thiếu Nhi thì tết Trung thu có phần được bọn trẻ con chúng tôi chờ đợi nhiều hơn. Vào ngày ấy, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hoà vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.
Mẹ tôi vẫn bảo đêm rằm trung thu là tròn nhất. Quả vậy, nhìn lên bầu trời đêm sâu thẳm, một vầng sáng tròn vành vạnh như đổ khuôn. ánh trăng như mật vàng ngọt lịm tuôn tràn xuống mọi ngõ ngách khiến từng lá cây, ngọn cỏ đều sáng lung linh. ánh mắt trong sáng của mọi bé thơ đều háo hức hướng lên vầng trăng với ý nghĩ thích thú được thấy chị Hằng, chú Cuội: chị Hằng xinh đẹp cùng thỏ ngọc dạo chơi trên cung trăng, chú Cuội tìm trâu ngồi sầu trên gốc đa thần kì… Trung thu là vậy đó, những hình ảnh đẹp đẽ của ngày rằm đã nhẹ nhàng bước vào tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ qua những câu chuyện cổ tích đáng yêu.
Ngước lên trời cao bao la, lòng tôi xúc động vô bờ khi gặp vầng trăng tròn như gương mặt thiếu nữ rạng rỡ nụ cười. Những vì sao lấp lánh kia là những ánh mắt của trời cao đang sẻ chia cùng nàng niềm vui hội ngộ. Tôi lại thấy lòng mình rạo rực hơn.
Đường phố nhộn nhịp, đông vui như Tết. Bước ra đường, thấy từng đoàn sư tử múa lửa thật tài tình; các em bé đội trên đầu những chiếc mũ công chúa đáng yêu, tay cầm đèn ông sao năm cánh hay chiếc đèn lồng giấy đỏ truyền thống, lòng tôi lại vui vui vì một phong tục truyền thống đẹp đẽ đã không bị quên lãng theo thời gian.
Về nhà, tôi xúc động thấy gia đình đã quây quần, đoàn tụ quanh mâm bánh kẹo trung thu, chỉ còn đợi tôi về để phá cỗ. Nào bánh nướng, bánh dẻo, quả bưởi, quả chuối, … lâu rồi nhà mình mới tụ họp đông đủ vậy bố mẹ nhỉ ! Cảm giác hạnh phúc tràn ngập tim tôi. Tôi thầm cảm ơn đêm trung thu đã mang mọi người đến gần nhau hơn.
Tối muộn, phố xá dần vắng bóng người, bây giờ bình thản ngồi lại ngắm trăng trong đêm yên tĩnh mới thấy lạ làm sao. Trăng như tròn hơn, sáng hơn, đẹp thanh cao. Lòng nhẹ đi bao nỗi âu lo về bài vở sắp đến.
Đêm trung thu năm ấy sẽ khắc mãi trong tôi. Đó là một kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Nó nhắc nhở tôi nghĩ đến những nét trong trẻo mà tâm hồn mình từng có, những yêu thương mọi người dành cho nhau … để mai này nghĩ đến những giây phút đã qua tôi có thể mỉm cười hạnh phúc …
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Vui buồn tuổi thơ

Chẳng đẹp như một miền cổ tích nhưng tuổi thơ tôi là những tháng ngày đáng nhớ. Có thể tôi là một trong hàng ngàn vạn cô bé may mắn được ông trời ban tặng cho một khoảng trời tuổi thơ với biết bao niềm vui chan chứa dù đôi khi cũng có những nỗi buồn nho nhỏ nhưng chẳng thấm tháp gì so với những niềm vui mà tôi có được.

May mắn hơn những đứa trẻ thành thị, lớn lên trong sự chăm chút quá kĩ lưỡng của gia đình. Cả ngày chỉ ăn, ngủ, học, vui chơi trong môi trường hiện đại cùng những món đồ chơi xa xỉ, đắt tiền. Tôi thường được bố mẹ cho về thăm bà ngoại ở một làng nhỏ, yên bình nép mình bên dòng sông Hồng, quanh năm nước đỏ. Với tôi, đó là những ngày tuyệt vời nhất với những niềm vui mà chẳng mấy ai có được. Tôi thích mê những buổi sớm tinh mơ thức dậy, rón rén đi giữa những vòm cây ướt sương trong vườn nhà. Tôi rình những con chim chích chòe có tiếng hót lảnh lót và những quả ổi chín bị chim khoét rụng. Tôi mê mải ngắm nhìn lũ chim thân ái, trìu mến rỉa lông cho nhau. Tôi ngồi hít hà mùi hương lạ lùng, kì bí của bụi hoa móng rồng từ giàn hoa nhà cô Lý trùm sang. Chẳng còn gì vui hơn khi được theo chân mấy anh chị trong xóm ra ngoài bãi sông chơi. Không gian thơm ngát. Các bụi cây vòi voi đung đưa chùm hoa tím, các loài cúc áo đơm hoa dọc bờ cỏ. Thỉnh thoảng lại gặp một dây lạc tiên hiếm hoi với những chùm quả như chiếc đèn lồng nhỏ. Tôi không biết ăn quả lạc tiên nhưng mấy đứa trẻ nông thôn tranh nhau ăn không kịp thở nhìn rất buồn cười. Tôi chỉ thích các anh chị bắt chuồn chuồn và cánh cam rồi buộc chỉ lại để chơi. Lúc đó tôi thấy rất hãnh diện vì là một đứa trẻ thành thị về quê nên ai cũng cưng chiều. Nhớ những ngày tháng Tư, khi hoa gạo nở bung sắc đỏ như chao nghiêng cả bầu trời trên cây gạo đầu làng, tôi lại cùng các bạn và các anh chị lớn hơn ngồi quanh gốc gạo để nhặt những bông gạo rụng, kết thành vòng hoa cài đầu rồi chơi trò cô dâu, chú rể. Lần nào tôi cũng được làm cô dâu và chú rể là thằng Tý Sún nhà cô Lý. Chuyện cách đây đã ba năm, giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy vui nhưng buồn cười và xấu hổ quá đi thôi. Rồi những đêm trăng, nằm trong lòng bà ngoại, nghe bà kể chuyện cổ tích ngày xưa hoặc ngước nhìn trời cao mà để tìm xem chòm sao Đại Hùng nằm ở đâu trên bầu trời xa thẳm mà đi vào giấc ngủ mê mệt từ lúc nào chẳng rõ.

Nói đến niềm vui tuổi thơ thì trẻ con thành thị hay nông thôn đều không thể bỏ qua đêm Trung Thu thần tiên. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày mười ba, mười bốn âm lịch là tôi lại thấy sướng như điên. Tôi thắc thỏm mong trời nhanh tối để được bố mẹ cho đi chơi phố Hàng Mã. Tôi mê mải ngắm nhìn thế giới đồ chơi đa dạng đủ sắc màu. Từ những cô búp bê Barbie xinh xắn, đến những con thú bông dễ thương và cơ man là những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng, màu sắc, lúc nào cũng phát ra những âm thanh du dương đầy mê hoặc. Còn gì vui hơn đối với một đứa bé con như tôi khi được tham gia phá cỗ trông trăng rồi cùng đám trẻ con rồng rắn rước đèn trong tiếng trống, tiếng ca làm náo nhiệt cả con ngõ nhỏ. Những niềm vui đó, những hạnh phúc đó chắc chắn sẽ là những kỉ niệm in sâu trong tâm thức tôi chẳng thể xóa mờ.

Tuổi thơ cũng có những nỗi buồn nho nhỏ, nhiều khi còn là những nỗi buồn vô duyên cớ. Có thể tôi là một cô bé đa cảm quá chăng? Tôi đã từng thấy lòng buồn vô hạn khi phải ngồi bên cửa sổ hàng giờ nhìn mưa rơi. Mưa cứ rơi mãi, làm sao mà ra ngoài chơi với các bạn được. Những lúc như thế tôi thấy ghét ông trời ghê lắm. Hay có những buổi chiều mùa đông u ám, không gian xám xịt, đường ngõ vắng hoe không có bóng đứa trẻ con nào. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng anh con trai què nhà bác Bồng ở cuối ngõ gào lên:
" Rồi thu sang lá vàng rơi đầy

Hàng bạch dương buồn im xác xơ ven đồi"

Tiếng hát sai lạc rơi vào không gian cô tịch của ngõ xóm càng làm cho đứa bé con là tôi thêm buồn. Nhưng những nỗi buồn vớ vẩn đó thường qua đi rất mau vì hết mưa lại nắng, mùa đông qua thì mùa xuân nồng nàn, mùa hạ tươi vui, mùa thu dịu dàng lại tới và những trò chơi có thể mang đến niềm vui cho tuổi thơ thì lại nhiều vô kể.

Dẫu biết rằng quanh ta vẫn còn có những số phận đáng thương, những cô bé, cậu bé không may mắn có được những ký ức ngọt ngào thời niên thiếu. Những đa phần tuổi thơ đều chất chứa sự hồn nhiên trong sáng. Ôi tuổi thơ quả là tuyệt diệu! mà người lớn ai cũng đôi lần có những giấc mơ về miền ký ức đã qua. Tôi thầm cám ơn cuộc sống đẹp tươi, cám ơn cha mẹ đã sinh ra tôi và ban cho tôi một tuổi thơ tuyệt đẹp.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Vui buồn tuổi thơ

Chẳng đẹp như một miền cổ tích nhưng tuổi thơ tôi là những tháng ngày đáng nhớ. Có thể tôi là một trong hàng ngàn vạn cô bé may mắn được ông trời ban tặng cho một khoảng trời tuổi thơ với biết bao niềm vui chan chứa dù đôi khi cũng có những nỗi buồn nho nhỏ nhưng chẳng thấm tháp gì so với những niềm vui mà tôi có được.

May mắn hơn những đứa trẻ thành thị, lớn lên trong sự chăm chút quá kĩ lưỡng của gia đình. Cả ngày chỉ ăn, ngủ, học, vui chơi trong môi trường hiện đại cùng những món đồ chơi xa xỉ, đắt tiền. Tôi thường được bố mẹ cho về thăm bà ngoại ở một làng nhỏ, yên bình nép mình bên dòng sông Hồng, quanh năm nước đỏ. Với tôi, đó là những ngày tuyệt vời nhất với những niềm vui mà chẳng mấy ai có được. Tôi thích mê những buổi sớm tinh mơ thức dậy, rón rén đi giữa những vòm cây ướt sương trong vườn nhà. Tôi rình những con chim chích chòe có tiếng hót lảnh lót và những quả ổi chín bị chim khoét rụng. Tôi mê mải ngắm nhìn lũ chim thân ái, trìu mến rỉa lông cho nhau. Tôi ngồi hít hà mùi hương lạ lùng, kì bí của bụi hoa móng rồng từ giàn hoa nhà cô Lý trùm sang. Chẳng còn gì vui hơn khi được theo chân mấy anh chị trong xóm ra ngoài bãi sông chơi. Không gian thơm ngát. Các bụi cây vòi voi đung đưa chùm hoa tím, các loài cúc áo đơm hoa dọc bờ cỏ. Thỉnh thoảng lại gặp một dây lạc tiên hiếm hoi với những chùm quả như chiếc đèn lồng nhỏ. Tôi không biết ăn quả lạc tiên nhưng mấy đứa trẻ nông thôn tranh nhau ăn không kịp thở nhìn rất buồn cười. Tôi chỉ thích các anh chị bắt chuồn chuồn và cánh cam rồi buộc chỉ lại để chơi. Lúc đó tôi thấy rất hãnh diện vì là một đứa trẻ thành thị về quê nên ai cũng cưng chiều. Nhớ những ngày tháng Tư, khi hoa gạo nở bung sắc đỏ như chao nghiêng cả bầu trời trên cây gạo đầu làng, tôi lại cùng các bạn và các anh chị lớn hơn ngồi quanh gốc gạo để nhặt những bông gạo rụng, kết thành vòng hoa cài đầu rồi chơi trò cô dâu, chú rể. Lần nào tôi cũng được làm cô dâu và chú rể là thằng Tý Sún nhà cô Lý. Chuyện cách đây đã ba năm, giờ nhớ lại, tôi vẫn thấy vui nhưng buồn cười và xấu hổ quá đi thôi. Rồi những đêm trăng, nằm trong lòng bà ngoại, nghe bà kể chuyện cổ tích ngày xưa hoặc ngước nhìn trời cao mà để tìm xem chòm sao Đại Hùng nằm ở đâu trên bầu trời xa thẳm mà đi vào giấc ngủ mê mệt từ lúc nào chẳng rõ.

Nói đến niềm vui tuổi thơ thì trẻ con thành thị hay nông thôn đều không thể bỏ qua đêm Trung Thu thần tiên. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày mười ba, mười bốn âm lịch là tôi lại thấy sướng như điên. Tôi thắc thỏm mong trời nhanh tối để được bố mẹ cho đi chơi phố Hàng Mã. Tôi mê mải ngắm nhìn thế giới đồ chơi đa dạng đủ sắc màu. Từ những cô búp bê Barbie xinh xắn, đến những con thú bông dễ thương và cơ man là những chiếc đèn lồng đủ kiểu dáng, màu sắc, lúc nào cũng phát ra những âm thanh du dương đầy mê hoặc. Còn gì vui hơn đối với một đứa bé con như tôi khi được tham gia phá cỗ trông trăng rồi cùng đám trẻ con rồng rắn rước đèn trong tiếng trống, tiếng ca làm náo nhiệt cả con ngõ nhỏ. Những niềm vui đó, những hạnh phúc đó chắc chắn sẽ là những kỉ niệm in sâu trong tâm thức tôi chẳng thể xóa mờ.

Tuổi thơ cũng có những nỗi buồn nho nhỏ, nhiều khi còn là những nỗi buồn vô duyên cớ. Có thể tôi là một cô bé đa cảm quá chăng? Tôi đã từng thấy lòng buồn vô hạn khi phải ngồi bên cửa sổ hàng giờ nhìn mưa rơi. Mưa cứ rơi mãi, làm sao mà ra ngoài chơi với các bạn được. Những lúc như thế tôi thấy ghét ông trời ghê lắm. Hay có những buổi chiều mùa đông u ám, không gian xám xịt, đường ngõ vắng hoe không có bóng đứa trẻ con nào. Thỉnh thoảng chỉ có tiếng anh con trai què nhà bác Bồng ở cuối ngõ gào lên:
" Rồi thu sang lá vàng rơi đầy

Hàng bạch dương buồn im xác xơ ven đồi"

Tiếng hát sai lạc rơi vào không gian cô tịch của ngõ xóm càng làm cho đứa bé con là tôi thêm buồn. Nhưng những nỗi buồn vớ vẩn đó thường qua đi rất mau vì hết mưa lại nắng, mùa đông qua thì mùa xuân nồng nàn, mùa hạ tươi vui, mùa thu dịu dàng lại tới và những trò chơi có thể mang đến niềm vui cho tuổi thơ thì lại nhiều vô kể.

Dẫu biết rằng quanh ta vẫn còn có những số phận đáng thương, những cô bé, cậu bé không may mắn có được những ký ức ngọt ngào thời niên thiếu. Những đa phần tuổi thơ đều chất chứa sự hồn nhiên trong sáng. Ôi tuổi thơ quả là tuyệt diệu! mà người lớn ai cũng đôi lần có những giấc mơ về miền ký ức đã qua. Tôi thầm cám ơn cuộc sống đẹp tươi, cám ơn cha mẹ đã sinh ra tôi và ban cho tôi một tuổi thơ tuyệt đẹp.
 
V

vitconxauxi_vodoi

CẢM NGHĨ VỀ LOÀI CÂY EM YÊU : CÂY BƯỞI


Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.

Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.

Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.

Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.

Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.

Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...
 
V

vitconxauxi_vodoi

Cảm nhận gia đình

Có những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá tri ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá trị vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên.

Với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, môi trường, sống đã biến đổi tận gốc khiến cho người ta cũng phải biến đổi chính mình mới có thể thích nghi được.

Nhân bàn về một đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến tâm trạng xã hội, một anh bạn thân của tôi nói như dồn tôi vào chân tường: "Anh đừng lý luận đâu xa, cứ hỏi tôi đây này, có hai thằng con trai, một đứa năm thứ nhất đại học, một đứa lớp 11, thế mà con chậm về theo cữ thường ngày, con xin đi sinh nhật bạn, thoáng thấy dáng khác lạ của con mình hoặc của bạn nó có khi do mình tưởng tượng ra là đã sinh nghi, là đã phải chăm chú xem xem nó làm sao. Bất an ư, đó là nỗi bất an về chuyện sợ con mình dính vào ma tuý, dính vào đua xe hoặc cổ vũ đua xe, hoặc đi chơi với bạn bè lại lạng quạng bị ăn đòn oan của băng này thanh toán băng nọ! Mà của đáng tội, con mình là loại ngoan, có hoài bão, học hành chăm chỉ biết thương bố mẹ chứ co hư đâu. Thế mà vẫn lo, lo hằng ngày ông ạ, đề tài xã hội học của ông đấy. Cứ chịu ngồi, tôi kể cho cả buổi."

Tôi biết, bạn tôi không là trường hợp cá biệt. Cứ dám làm một khảo sát xã hội học về những nỗi bất an của một gia đình có con đang tuổi đến trưởng sẽ tìm ra rất nhiều những vấn đề liên quan đến những vấn đề của quản lý xã hội và chính sách xã hội ở cấp vĩ mô lẫn những giải pháp cụ thể và bức xúc ở cấp vĩ mô! Chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trên lĩnh vực này. Mềm dẻo có, cứng rắn có, ngắn hạn có, dài hạn cũng có nhưng cuộc sống hình như là một sự tiếp diễn không dứt các vấn đê mà câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ song dứt khoát sẽ phải có câu trả lời.

Nỗi lo ấy là không của riêng ai, song từng gia đình không thể không thấy trách nhiệm và sức mạnh riêng của mình. Bảo chí đang nói đến hiện tượng các "quý tử" chơi ngông và phạm pháp. Điều ấy thật dáng xấu hổ cho những ai đó. Nhưng đối với tôi, nhức nhối hơn nhiều lại là chuyện hình phạt "liếm ghế"của cô giáo nọ dành cho các trò nhỏ, và nỗi đau lớn nhất là ở chỗ hơn bốn chục cháu không cháu nào dám từ chối chuyện nhục nhã đó. Nếu từ trong gia đình, các cháu đã được dạy về lòng tự trọng, về chuyện không chịu nhục thì chắc là sẽ có phản ứng khác mà chúng ta mong đợi. Từng gia đình và toàn xã hội phải suy ngẫm về hiện tượng đầy bất an và dáng phẫn nộ này. ấy vậy mà, dường như tốc độ sống của xã hội càng tăng thì niềm vui có thể theo đó mà tăng hay không tăng, song nỗi bất an của những người chủ gia đình chắc chắn là theo đó mà nhân dần lên gấp bội. Nào là chuyện học ở lớp, ở trường, rời khỏi lớp, khỏi trường còn phải tính đến chuyện an toàn dọc đường trở về nhà. Mà đâu chỉ có an toàn giao thông, chẳng là người ta đã dưa tin ma tuý áp sát học đường bằng việc trộn lẫn vào những gói quà sáng, quà trưa với nhiều thủ thuật cạm bẫy, rủ rê đó sao! Rồi đâu chỉ có chuyện ăn, học của tuổi học trò. Sân chơi cho lứa tuổi này cũng cần không kém việc đến lớp và sống ở nhà. Chuyện học của cả một thế hệ chứ không chỉ là chuyện cá biệt đây đó để dựa vào dấy mà lảng tránh vấn đề "đại sự" nói trên! Mà vì thế, là một mối lo không nhỏ cho những ông bố bà mẹ biết lo!

Đấy là chưa nói đến chuyện những sân chơi không thích hợp với tuổi học đường mà đấu tranh dẹp bỏ chúng không là chuyện dễ khi mà sức hút của những cái không tiện nói ra quá hấp dẫn. Nhiều ông bố bà mẹ đã ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trước chuyện cho hay không cho con gái mình, dưới những sức ép phải tham gia vào những cuộc thi , mà họ "chỉ nghĩ đến đã thấy ngượng" như báo chí đã từng đưa. Lại thêm một nỗi lo tưởng như không đáng, ấy mà rồi chúng vẫn góp thêm vào cái gánh bất an kia vốn đã trĩu vai những người chủ gia đình hiểu rõ trách nhiệm của mình.

Cứ tưởng như gia đình hôm nay đang đứng trước những thử thách quá nặng! Dường như trước đây, những người gánh trên vai mình gánh nặng ấy, người vợ, người mẹ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cổng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trongmọi việc" hoặc "quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng" của thời các cụ Yên Đỗ, Tú Xương quả có vất vả, lam lũ nhưng e không "phức tạp" bằng các chị hôm nay phải lo cho con (tôi không kể những chị phải "lo cho chồng" vào đây mà có khi cũng không ít).

Thật ra, xã hội càng phát triển, tốc độ sống càng cao thì có thể sự lo toan về cuộc sống vật chất sẽ giảm bớt đối với khá nhiều người song gánh nặng cho sự nuôi dưỡng đời sống tinh thần thì lớn hơn nhiều. Chẳng thế mà người ta đã nói, với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, môi trường sống đã biến đổi tận gốc khiến cho người ta cũng phải biến đổi chính mình mới có thể thích nghi được.

Cụ thể hơn và dễ nhận biết hơn, ở những hình thái quá độ của sự chuyển đổi mô hình xã hội, sự đan chen của các bậc thang giá trị khiến cho sự lừa chọn trở nên cực kỳ phức tạp, tôi muốn nói đến cái cơ sở văn hoá-đạo đức của xã hội đang là một trong những điều đáng báo động nhất. Nhà sử học lớn nhất của thế kỷ XX, A.Tounbee, trong cuốn "Thể nghiệm tương lai" đã viết: "Những lực lượng vật chất của chúng ta càng lớn thì chúng ta lại càng cần đến xung lực tinh thần và lòng dũng cảm mạnh mẽ hơn để sử dụng những lực lượng vật chất của chúng ta vì điều thiện chứ không phải vì điều ác" và ông cho rằng "chúng ta cần đến một Socrate mới để tự nhận thức được mình (Surving the future, Lon don, 1971). Phải như thế, vì có những nhà khoa học còn bi quan hơn, chẳng hạn như Max Bom, người có cống hiến lớn lao cho vật lý học hiện đại đã cảnh báo rằng: "Khoa học và kỹ thuật phá hoại nền tảng đạo đức của văn minh, và sự phá hoại đó là vô phương cứu chữa"! Cách đây hơn một nửa thế kỷ, 1945, Jawaharlal Nehru đã chua chát nhận định rằng "con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao, nhưng lại không hề được trau dồi một tí gì về quan hệ giữa người và người.Và chính vì lẽ đó nà nền văn hoá đao đức xã xội tụt lại xã đằng sau kỹ thuật"! (The discovery of India, New Delhi,1982). Bước sang thiên nhiên kỷ mới, tình hình đó dường như cũng không cải thiện được bao nhiêu. Và khi chúng ta bức xúc về những biểu hiện đây đó sự xuống cấp của nền văn hoá - đạo đức xã hội, có lẽ cũng nên nhìn rộng ra hơn về "ngôi làng toàn cầu'? Để rồi nhận ra rằng, những điều cứ ngỡ là quá to tát ấy lại hiện diện ngay trong cuộc sống gia đình rất nhỏ nhoi riêng tư của chúng ta hôm nay. "Chạy trời không khỏi nắng", cái gia đình nhỏ nhoi của chúng ta nằm trong xã hội rộng lớn mà chúng ta đang góp phần xây nên, xã hội ấy lại nằm trong cái "ngôi làng toàn cầu mà chúng ta đang hội nhập. Gia đình, cho dù là mái ấm, "cha mẹ là lá chắn, che chở suốt cuộc đời con", song chắn sao nổi, che sao kham những cơn sóng dâng tràn mà bao "công trình chống ngập, chống lũ" hình như đang bất lực?

Ấy vậy mà chính Mác đã tự hỏi "người ta có được tự do lựa chọn hình thức này hay hình thức kia của xã hội không"! Hoàn toàn không"! Chỉ khi xã hội "chống ngập" thành công nhờ những công trình được thiết kế có bài bản, nghĩa là đúng quy trình khoa học và không bị "rút ruột, thì gia đình mới có thể là mái ấm bền vững chở che, cha mẹ mới có thể là lá chắn tin cậy cho nhiều thế hệ con trẻ trưởng thành! Nhưng nói thế có nghĩa là gia đình cứ khoanh tay ngồi chờ xã hội Tuyệt đối không! Mà chính vì thế, hơn lúc nào hết, giá trị gia đình đang nổi bật lên trong hệ giá trị của xã hội chúng ta. Hơn lúc nào hết gia đình hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc, gầy dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên. Và nếu mỗi gia đình đều ý thức được điều ấy thì đó chính là những viên gạch vững chắc xây nên những công trình xã hội có chất lượng nhất. Những công trình được thiết kế, thi công và giám sát của ý chí của từng người dân, tức là ý chí của toàn xã hội. Chính ở đây, gia đình và xã hội có mối tương tác thật là hài hoà và tự nguyện.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Cảm nhận gia đình

Có những giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải bất cứ lúc nào người ta cũng cảm nhận đầy đủ về nó. Nhưng rồi trong những bối ảnh nào đó, tự nhiên giá tri ấy lại nổi trội hẳn lên, cuốn hút và vẫy gợi sức chủ ý của toàn xã hội. Gia đình, giá trị vĩnh hằng của gia đình đang có súc cuốn hút và vẫy gọi ấy đang hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc gây dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên.

Với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, môi trường, sống đã biến đổi tận gốc khiến cho người ta cũng phải biến đổi chính mình mới có thể thích nghi được.

Nhân bàn về một đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến tâm trạng xã hội, một anh bạn thân của tôi nói như dồn tôi vào chân tường: "Anh đừng lý luận đâu xa, cứ hỏi tôi đây này, có hai thằng con trai, một đứa năm thứ nhất đại học, một đứa lớp 11, thế mà con chậm về theo cữ thường ngày, con xin đi sinh nhật bạn, thoáng thấy dáng khác lạ của con mình hoặc của bạn nó có khi do mình tưởng tượng ra là đã sinh nghi, là đã phải chăm chú xem xem nó làm sao. Bất an ư, đó là nỗi bất an về chuyện sợ con mình dính vào ma tuý, dính vào đua xe hoặc cổ vũ đua xe, hoặc đi chơi với bạn bè lại lạng quạng bị ăn đòn oan của băng này thanh toán băng nọ! Mà của đáng tội, con mình là loại ngoan, có hoài bão, học hành chăm chỉ biết thương bố mẹ chứ co hư đâu. Thế mà vẫn lo, lo hằng ngày ông ạ, đề tài xã hội học của ông đấy. Cứ chịu ngồi, tôi kể cho cả buổi."

Tôi biết, bạn tôi không là trường hợp cá biệt. Cứ dám làm một khảo sát xã hội học về những nỗi bất an của một gia đình có con đang tuổi đến trưởng sẽ tìm ra rất nhiều những vấn đề liên quan đến những vấn đề của quản lý xã hội và chính sách xã hội ở cấp vĩ mô lẫn những giải pháp cụ thể và bức xúc ở cấp vĩ mô! Chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trên lĩnh vực này. Mềm dẻo có, cứng rắn có, ngắn hạn có, dài hạn cũng có nhưng cuộc sống hình như là một sự tiếp diễn không dứt các vấn đê mà câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ song dứt khoát sẽ phải có câu trả lời.

Nỗi lo ấy là không của riêng ai, song từng gia đình không thể không thấy trách nhiệm và sức mạnh riêng của mình. Bảo chí đang nói đến hiện tượng các "quý tử" chơi ngông và phạm pháp. Điều ấy thật dáng xấu hổ cho những ai đó. Nhưng đối với tôi, nhức nhối hơn nhiều lại là chuyện hình phạt "liếm ghế"của cô giáo nọ dành cho các trò nhỏ, và nỗi đau lớn nhất là ở chỗ hơn bốn chục cháu không cháu nào dám từ chối chuyện nhục nhã đó. Nếu từ trong gia đình, các cháu đã được dạy về lòng tự trọng, về chuyện không chịu nhục thì chắc là sẽ có phản ứng khác mà chúng ta mong đợi. Từng gia đình và toàn xã hội phải suy ngẫm về hiện tượng đầy bất an và dáng phẫn nộ này. ấy vậy mà, dường như tốc độ sống của xã hội càng tăng thì niềm vui có thể theo đó mà tăng hay không tăng, song nỗi bất an của những người chủ gia đình chắc chắn là theo đó mà nhân dần lên gấp bội. Nào là chuyện học ở lớp, ở trường, rời khỏi lớp, khỏi trường còn phải tính đến chuyện an toàn dọc đường trở về nhà. Mà đâu chỉ có an toàn giao thông, chẳng là người ta đã dưa tin ma tuý áp sát học đường bằng việc trộn lẫn vào những gói quà sáng, quà trưa với nhiều thủ thuật cạm bẫy, rủ rê đó sao! Rồi đâu chỉ có chuyện ăn, học của tuổi học trò. Sân chơi cho lứa tuổi này cũng cần không kém việc đến lớp và sống ở nhà. Chuyện học của cả một thế hệ chứ không chỉ là chuyện cá biệt đây đó để dựa vào dấy mà lảng tránh vấn đề "đại sự" nói trên! Mà vì thế, là một mối lo không nhỏ cho những ông bố bà mẹ biết lo!

Đấy là chưa nói đến chuyện những sân chơi không thích hợp với tuổi học đường mà đấu tranh dẹp bỏ chúng không là chuyện dễ khi mà sức hút của những cái không tiện nói ra quá hấp dẫn. Nhiều ông bố bà mẹ đã ở vào thế "tiến thoái lưỡng nan" trước chuyện cho hay không cho con gái mình, dưới những sức ép phải tham gia vào những cuộc thi , mà họ "chỉ nghĩ đến đã thấy ngượng" như báo chí đã từng đưa. Lại thêm một nỗi lo tưởng như không đáng, ấy mà rồi chúng vẫn góp thêm vào cái gánh bất an kia vốn đã trĩu vai những người chủ gia đình hiểu rõ trách nhiệm của mình.

Cứ tưởng như gia đình hôm nay đang đứng trước những thử thách quá nặng! Dường như trước đây, những người gánh trên vai mình gánh nặng ấy, người vợ, người mẹ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cổng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trongmọi việc" hoặc "quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng" của thời các cụ Yên Đỗ, Tú Xương quả có vất vả, lam lũ nhưng e không "phức tạp" bằng các chị hôm nay phải lo cho con (tôi không kể những chị phải "lo cho chồng" vào đây mà có khi cũng không ít).

Thật ra, xã hội càng phát triển, tốc độ sống càng cao thì có thể sự lo toan về cuộc sống vật chất sẽ giảm bớt đối với khá nhiều người song gánh nặng cho sự nuôi dưỡng đời sống tinh thần thì lớn hơn nhiều. Chẳng thế mà người ta đã nói, với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, môi trường sống đã biến đổi tận gốc khiến cho người ta cũng phải biến đổi chính mình mới có thể thích nghi được.

Cụ thể hơn và dễ nhận biết hơn, ở những hình thái quá độ của sự chuyển đổi mô hình xã hội, sự đan chen của các bậc thang giá trị khiến cho sự lừa chọn trở nên cực kỳ phức tạp, tôi muốn nói đến cái cơ sở văn hoá-đạo đức của xã hội đang là một trong những điều đáng báo động nhất. Nhà sử học lớn nhất của thế kỷ XX, A.Tounbee, trong cuốn "Thể nghiệm tương lai" đã viết: "Những lực lượng vật chất của chúng ta càng lớn thì chúng ta lại càng cần đến xung lực tinh thần và lòng dũng cảm mạnh mẽ hơn để sử dụng những lực lượng vật chất của chúng ta vì điều thiện chứ không phải vì điều ác" và ông cho rằng "chúng ta cần đến một Socrate mới để tự nhận thức được mình (Surving the future, Lon don, 1971). Phải như thế, vì có những nhà khoa học còn bi quan hơn, chẳng hạn như Max Bom, người có cống hiến lớn lao cho vật lý học hiện đại đã cảnh báo rằng: "Khoa học và kỹ thuật phá hoại nền tảng đạo đức của văn minh, và sự phá hoại đó là vô phương cứu chữa"! Cách đây hơn một nửa thế kỷ, 1945, Jawaharlal Nehru đã chua chát nhận định rằng "con người về phương diện kỹ thuật đã vươn tới những vì sao, nhưng lại không hề được trau dồi một tí gì về quan hệ giữa người và người.Và chính vì lẽ đó nà nền văn hoá đao đức xã xội tụt lại xã đằng sau kỹ thuật"! (The discovery of India, New Delhi,1982). Bước sang thiên nhiên kỷ mới, tình hình đó dường như cũng không cải thiện được bao nhiêu. Và khi chúng ta bức xúc về những biểu hiện đây đó sự xuống cấp của nền văn hoá - đạo đức xã hội, có lẽ cũng nên nhìn rộng ra hơn về "ngôi làng toàn cầu'? Để rồi nhận ra rằng, những điều cứ ngỡ là quá to tát ấy lại hiện diện ngay trong cuộc sống gia đình rất nhỏ nhoi riêng tư của chúng ta hôm nay. "Chạy trời không khỏi nắng", cái gia đình nhỏ nhoi của chúng ta nằm trong xã hội rộng lớn mà chúng ta đang góp phần xây nên, xã hội ấy lại nằm trong cái "ngôi làng toàn cầu mà chúng ta đang hội nhập. Gia đình, cho dù là mái ấm, "cha mẹ là lá chắn, che chở suốt cuộc đời con", song chắn sao nổi, che sao kham những cơn sóng dâng tràn mà bao "công trình chống ngập, chống lũ" hình như đang bất lực?

Ấy vậy mà chính Mác đã tự hỏi "người ta có được tự do lựa chọn hình thức này hay hình thức kia của xã hội không"! Hoàn toàn không"! Chỉ khi xã hội "chống ngập" thành công nhờ những công trình được thiết kế có bài bản, nghĩa là đúng quy trình khoa học và không bị "rút ruột, thì gia đình mới có thể là mái ấm bền vững chở che, cha mẹ mới có thể là lá chắn tin cậy cho nhiều thế hệ con trẻ trưởng thành! Nhưng nói thế có nghĩa là gia đình cứ khoanh tay ngồi chờ xã hội Tuyệt đối không! Mà chính vì thế, hơn lúc nào hết, giá trị gia đình đang nổi bật lên trong hệ giá trị của xã hội chúng ta. Hơn lúc nào hết gia đình hiện diện như một môi trường cần được chăm sóc, gầy dựng thế nào để không khí mà các thế hệ sống trong đó được hít thở là trong lành và là dưỡng chất cho đời sống vật chất, nhất là đời sống tinh thần, tình cảm của mọi thành viên. Và nếu mỗi gia đình đều ý thức được điều ấy thì đó chính là những viên gạch vững chắc xây nên những công trình xã hội có chất lượng nhất. Những công trình được thiết kế, thi công và giám sát của ý chí của từng người dân, tức là ý chí của toàn xã hội. Chính ở đây, gia đình và xã hội có mối tương tác thật là hài hoà và tự nguyện.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Quê hương tôi là một miền đất xa thẳm .... một miền quê đậm nét

Quê hương tôi là những cách đồng lúa bạt ngàn

Quê hương tôi là những cây cầu treo vắt vẻo

Quê hương tôi là cả những đàn trâu , bò đang ăn cỏ

Quê hương tôi là cảnh những ngư dân sớm hôm thả lưới bắt cá

Quê hương tôi ... tảo tần nuôi tôi lớn khôn

Quê hương đã nuôi tôi lớn khôn ... tôi đã trưởng thành
Quê hương!
Hai tiếng nghe sao mà tha thiết.Với mỗi đời người,quê hương là những gì thiêng liêng nhất.
TRong tôi cũng vậy,tiếng quê hương mỗi lần vang lên lại đem đến bên tôi biết bao cảm xúc khó tả…

Quê tôi cũng chẳng có đường tàu , không sân bay … chỉ có những dòng sông chằng chịt uốn mình làm cho quê tôi mang cái vẻ thơ mộng trong mắt người nghệ sĩ …Cũng vì thế mà người quê tôi hay đi đò , con đò qua sông ngàn phố, ngàn sâu...nhưng giờ đây đã có nhịp cầu nối những bờ vui..Ba, mẹ tôi ít ra ngoài , chỉ quanh quẩn ở làng làm ruộng và chật vật nuôi con .Con mắt tôi chỉ biết mơ mộng thoát ra khỏi không gian chật hẹp bằng cách leo lên trần nhà những chiều hoàng hôn , ngắm nhìn ra xa bên kia cánh đồng , một thế giới khác , ồn ào hơn , tấp nập hơn …
Con sông Ngàn Sâu

Con sông ấy vẫn cuồn cuộn một màu hồng phù sa ,cuốn chảy đi bao vết thời gian mà vẫn giữ cho tôi kí ức nhỏ bé ấy ...Dữ dội là thế , sông đã từng làm cho bao nhiêu gia đình mất ăn mất ngủ những khi giận giữ và cũng lấy đi nhiều sinh linh con ngươì quê tôi mỗi khi muà lũ về là cả làng đều lo âu.. ...Chúng tôi lại thích nước lụt , đã có lần mưa to quá làm các con đường làng ngập chìm trong nước , trẻ con chúng tôi cứ hì hục đội mưa đi bắt cá rô lóc trên đường , bắt cá chuối luồn trong các khu vườn cạnh ao ...

và cầu trời đừng có bão để cho cây lúa quê tôi lớn lên yên bình và nuôi sống những tâm hồn thanh khiết !

Đã 5 năm tôi xa làng quê yêu dấu,...
Xa những rặng tre đầu làng luôn nghiêng mình mỗi lúc tôi nô đùa cùng lũ bạn.Tre như muốn níu bước chân tôi, muốn ru mãi tiếng quê hương trong tâm hồn tôi!Tre ơi!...cây tre đất việt:Tôi yêu tre nhường nào!
Xa quê hương,...Xa cả con đê nhỏ chạy quanh làng,những cánh cò,cánh diều bay vi vút,Ôi nhớ biết bao!
Ôi quê hương ngày xưa thơ bé.
Tôi trốn tìm đuổi bắt dưới rặng tre,

Vũ Quang đẹp cổ kính với những con đường đầy cỏ , làng tôi vẫn có những con đường đất đẹp lắm , mặc dù mãnh đất khô cằn nhưng…đất nuôi dưỡng cây cỏ và con người , đất cho tôi tuổi thơ đẹp với những trò nghịch ngợm nhiều trò chơi như “ ” ô ăn quan, bắn bi, đánh đáo…… , giờ nghe tên những trò này thấy ngộ và buồn cười quá , nhưng hồi bé nó là trò phổ biến và dễ chơi nhất của bọn trẻ con tụi tôi …Bạn tưởng tượng nhé , cứ giờ ra chơi , chúng tôi lại ùa ra sân trường hồi đó còn bằng đất , chưa lát gạch …chúng tôi chia phe nhóm chơi theo kiểu vòng tròn ….Bây giờ đi trên con đường Sài Gòn , tôi chẳng thể chơi với ai được trò này, nhưng tôi không quên được cái tuôỉ thơ đầy thơ mộng ngày nào đã tiếp thêm ý chí và nghị lực cho tôi khi phải xa quê.

Đi xa khắp các nơi , tôi chưa từng thấy nơi đâu yên bình và êm ả như quê tôi …Chỉ cần về đến quê , tôi không phải bịt khẩu trang , chẳng phải bịt tai để tránh bụi và tiếng ồn nữa …cứ thoả sức mà hít thở không khí trong lành , ngồi sau xe ai đó , đi thật chậm và ngắm cảnh …Làng tôi là đẹp nhất và thích nhất , từ khi xưa đến giờ làng tôi vẩn vậy tuy nó đổi mới rất nhiều nhưng cái vẻ đẹp cổ kính thì không hề thay đổi.

Quê hương...Nơi dìu dắt tôi qua từng năm tháng,nơi đất và người chân tình,chân thành đầm ấm!tôi yêu biết bao....Biết bao!...

Tác giả bài viết: Nguyễn Hữu Quý

~>Bạn dựa các bài tham khảo trên mà viết nhé.đừng coppy cả là chết có ngày :))
 
B

b3sanco1212121

bài này vi phạm nội quy nhé . văn mà lại pont sang toán hả? thế là không được yêu cầu cơ quan chức năg vào việc giải quyết ngay không để tình trạng như thế
 
T

tuananh_no1_hp

hây nha:D:D

Cái bạn gửi mấy bài dài thế trâu thật đấy
gửi hết chỗ đó mất nhiều thời gian lắm đúng ko thế (có TRANG NÀO BẢO DÙM TỚ CÁI)thanks nhìu vì giúp đỡ

 
C

cobekeomap

bạn viết văn hay thật đấy ljjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwww
 
L

lovedream2000

ai có bài: cảm nghĩ về cây tre VN
Cảm nghĩ về cánh đồng quê hương
Thì post lên cho mọi người tham khảo nhé:D:D
 

Nguyễn Lê Hoài Thương

Học sinh
Thành viên
27 Tháng chín 2019
58
19
21
17
Ninh Bình
Trường trung Học Cơ Sở Sơn lai
Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Tre cũng có những phẩm chất đáng quý như con người vậy. Làng quê Việt Nam luôn gắn với hình ảnh lũy tre đầu làng.
Tre có từ bao giờ cũng không ai biết nữa, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng , cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
Từ lâu cây tre đã trở thành người bạn thân của con người. Khi lọt lòng ta được nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: " Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ?". Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. "Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính" là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc "bóng tre trùm mát rượi", một lời tâm sự về mùa màng "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm", hay một khúc hát giao duyên " Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng". Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Trong cuộc chiến giữ nước, tre cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: " Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, giữ tính mạng cho con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các vật dụng làm từ tre cũng không nhiều nữa, đầu làng ít thấy thấp thoáng lũy tre xanh, con người cũng ít phải ngòi hóng mát dưới gốc tre nữa. Tuy vậy cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Việt và là biểu tượng không bao giờ thay đổi của dân tộc ta.
nguồn: taimienphi
 
Top Bottom