Tìm những câu thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Truyện Kiều "
Giá trị hiện thực :
“Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ.
+ “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.
+ “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”).
Giá trị nhân đạo :
+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa…
+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời.
- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ.
- “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”.
internet