Văn 8 Văn bản: "Ông Đồ".

Bảo Dii

Học sinh mới
Thành viên
7 Tháng ba 2020
34
6
6
Đà Nẵng
Kim Đồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vũ Đình Liên

Câu hỏi:
Câu 1:
Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.
Câu 2: Tâm tư của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Câu 3: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy ;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu 4: Viết một đoạn văn (12 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Ông Đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên.
 

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
996
Nam Định
In the sky
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vũ Đình Liên

Câu hỏi:
Câu 1:
Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.
Câu 2: Tâm tư của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Câu 3: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy ;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu 4: Viết một đoạn văn (12 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Ông Đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Câu 1: Nghệ thuật:
- Bài thơ là sự kết hợp của sự lãng mạn và hoài cổ
- Kết cấu đầu đuôi tương ứng góp phần làm nổi bật chủ đề bài thơ
- Ngôn ngữ giản dị, xâu xắc có sự kết hợp của các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ
Câu 2: Tác giả buồn cho một nét đẹp viết chữ Nho vào ngày Tết đang dần bị mục nát và mất hẳn
 

Hoá học là đam mê

Học sinh
Thành viên
23 Tháng một 2020
63
55
21
Bắc Giang
Trường trung học cơ sở ngô sĩ liên
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Vũ Đình Liên

Câu hỏi:
Câu 1:
Cho biết nội dung và nghệ thuật của bài thơ trên.
Câu 2: Tâm tư của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ như thế nào?
Câu 3: Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy ;
Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu 4: Viết một đoạn văn (12 - 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Ông Đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Câu 1:
-Nội dung:Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ cảnh cũ ng xưa của nhà thơ.
-Nghệ thuật:+Làm theo thể thơ ngũ ngôn
+Lời thơ bình dị sâu sắc
+Kết cấu đầu cuối tương ứng
+Thể hiện rõ niềm hoài cổ và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ
Câu 2:
Qua bài thơ tác giả bộc lộ được niềm cảm thương sâu sắc trước những lớp người đang dần bị quên lãng, nỗi tiếc thương cho một nền văn hóa đang dần bị tàn lụi..
Câu 3:
Câu thứ nhất:
Trong câu thơ tác giả có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa :"giấy đỏ buồn","mực trong nghiên sầu" đã diễn tả đc nỗi cô đơn, hiu hắt của ông đồ. Tác giả cho ng đọc biết nỗi buồn ấy còn lan sang cảnh vật, lan sang cả những vật vô tri vô giác. Tờ giấy đỏ phơi ra mak ko đc dùng đến trở thành vô duyên nên ko thắm lên đc. Nghiên mực cũng vậy, như lắng lại bao buồn tủi mà trở thành nghiên sầu. Hơn thế dấu "..." đặt ở cuối khổ thơ cho ng đọc cảm nhận sự buồn tủi đã trở nên răng mắc, triền miên.
Câu thứ 2:
Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ: lá vàng rơi gợi sự héo úa, tàn tạ, mưa bụi bay gợi sự lạnh lẽo, thê lương. Mưa ngoài trời phụ hóa vs mưa trong lòng ng. Cả đất trời đều buồn tủi, xót thương cho ông đồ. Trong lòng ông đang xảy ra một tấn bi kịch, bi kịch của lớp người đã trở nên lỗi thời và bị rơi vào quên lãng, bị gạt ra bên lề của xã hội.
Câu 4:
Vũ Đình Liên đã bộc lộ niềm xót xa, niềm hoài cổ của mình qua khổ thơ cuối trong bài thơ"Ông đồ":
(Bạn trích đoạn cuối đấy ra nhé!)
Ông đồ đã thực sự vắng bóng, đào vẫn khoe sắc hương, cảnh vật vẫn tuần hoàn theo quy luật tự nhiên nhưng ta ko còn cảm thấy sự xuất hiện của ông đồ nữa. Sự vắng bóng của ông khiến chúng ta ko khỏi thương tiếc cho một giá trị tinh thần đã ko còn tồn tại. Câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ vang lên thể hiện niềm thương tiếc, thương nuôi cho những nhà nho danh giá một thời nay bị lãng quên, bị gạt ra bên lề của xã hội hay cũng chính là sự thương tiếc cho một giá trị tinh thần tốt đẹp đang dần bị mai một.
(mình chỉ viết được vậy thôi, nếu bạn ko thấy hay thì có thể tham khảo ở trang mạng khác.)
P/s:chúc bạn học tốt!^-^
 
  • Like
Reactions: Bảo Dii
Top Bottom