Văn bản nghị luận ngắn và văn bản có lời dẫn trực tiếp..

E

endlessstream

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Hãy nêu suy nghĩ về tình bạn, tình cảm gia đình và lòng nhân ái.
2/Viết một văn bản ngắn có sử dụng lời dẫn trực tiếp về chủ đề mà em quan tâm tới (gợi ý là chủ đề thực hiện nếp sống văn minh đô thị năm 2008, v...v).
 
P

pham_khanh_1995

Cuộc sống không chỉ có những điều tuyệt vời. Sẽ có những lúc chúng ta gặp khó khăn, vất vả; sẽ có những lúc chúng ta vấp ngã mà không thể tự đứng lên bằng đôi chân của mình…Nhưng rồi ta vẫn tiếp tục đứng lên và vững bước trên đường đời được. Vì sao vậy ? Đó chính là nhờ tình nhân ái – một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Từ thế kỉ này qua thế kỉ khác, truyền thống ấy vẫn sống mãi với thời gian và đã được ông cha ta gửi gắm vào bài ca dao hàm súc, sâu lắng:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Lời thơ giản dị nhưng sao thân thương đến lạ! Hình ảnh “bầu – bí” mở đầu bài ca dao gợi nhớ đến nông thôn Việt Nam với giàn bầu, bí mướt mắt, điểm xuyết những chum hoa trắng, hoa vàng…tưởng chừng như qua bài ca dao, tác giả muốn nói về một kinh nghiệm sản xuất. Nhưng ca dao vốn được coi là tiếng nói tâm hồn của ông cha ta, là một trong những lối nói tinh tế, sâu sắc mà kín đáo nhất. Bài ca dao này cũng vậy, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá vào ẩn dụ rất độc đáo để gửi gắm một lời khuyên: con người sống với nhau, có thể không cùng họ hang thân thiết nhưng ở trong cùng một tập thể, cùng một xã hội (“ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”), chúng ta phải yêu thương, đùm bọc nhau. Nhẹ nhàng mà sâu sắc, câu ca dao dạy ta một bài học nhân nghĩa, bài học làm người,….Nghệ thuật đặc sắc cùng thể thơ lục bát mang đậm sắc thái dân tộc, hẳn là câu ca dao sẽ in sâu vào long người đọc.

Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử, trở về mấy trăm năm về trước, thời của Nguyễn Đình Chiểu. Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu, có lẽ không ai là không biết : ông là một nhà thơ lỗi lạc, một người thầy giáo đáng kính, một người thầy thuốc mẫu mực, một ngưòi con có hiếu, vì thương mẹ, khóc mẹ mà mù cả hai mắt. Cụôc đời ông gặp phải rất nhiều chông gai, song không vì những khó khăn của mình mà ông lùi bước. Dù mắt ông mù nhưng tâm hồn ông còn sáng hơn cả ánh sao sa, và ấm áp tình người! Điều đó được nói lên rất rõ trong những vần thơ của ông:
“Đứa ăn mày cũng trời sinh
Bệnh còn cứu đặng thuốc còn cho không”
Chữa bệnh cứu người là công việc mà bất cứ người thầy thuốc nào cũng làm được, song không phải ai cũng sẵn long chữa bệnh cho những người ăn mày - hạng người bần cùng của xã hội. Người ta thường nói: Lương y như từ mẫu, vậy mà cũng là mạng người đấy, nhưng giữa người giàu và người nghèo đó lại là cả một khoảng cách rất lớn. Hẳn là không phải tất cả thầy thuốc đều như vậy, Nguyễn Đình Chiểu là môt minh chứng rõ rang…tất cả những người bệnh đều được ông coi trọng, ngay cả “đứa ăn mày”. Và dường như ông chữa bệnh bằng cả tấm lòng và trái tim, bằng cả tấm lòng và tình nhân ái, không phải chỉ vì đó là công việc của mình: “Bệnh còn cứu đặng thuốc còn cho không”. Chính vì đặt lòng nhân ái lên hang đầu, Nguyễn Đình Triểu đã luôn luôn được tôn trọng, ngày nay, dù ông đã mất từ lâu nhưng hình ảnh của ông thì mãi không phải mờ mà càng ngày càng in đậm trong long mỗi người. Ông là tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi, và những vần thơ của ông sẽ luôn được ngân vang với thời gian… … Tình nhân ái ấy còn được nhân lên trong chiến tranh – đêm dài đen tối của đất nước. Nhà thơ Tố Hữu đã viết :
“Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”
Chiến tranh! Máu, lửa, nước mắt dường như đã khiến tất cả mọi cảm xúc phai mờ. Nhưng giữa rừng sâu, một ngọn nến vẫn đang cháy sáng, ngọn nến thắp lên nhờ tình nhân ái : trong mưa bom bão đạn, trong cuộc sống đầy gian khổ, vất vả, thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, những người lính ấy vẫn rất yêu thương, quan tâm đến nhau, chia sẻ với nhau từ “củ sắn lùi”, từ “bát cơm” đến cả chiếc “chăn sui”; những cử chỉ dường như chỉ có giữa những người anh em….Có lẽ chính vì vậy mà dân tộc ta mới đánh bại được quân xâm lược, thoát khỏi ách đô hộ. Tình nhân ái quả là có sức mạnh không gì cản được….

Lời khuyên của ông cha ta thật quý giá. Vậy muốn thực hiện lời khuyên đó chúng ta phải làm gì ? Một ai đó đã nói: Tình nhân ái không xuất phát từ hành động, lý trí mà từ trái tim, môt trái tim biết yêu thương, quan tâm đến mọi người, một trái tim biết đồng cảm với nỗi khổ của người khác … Chính những cảm xúc từ trái tim sẽ dẫn lối cho lý trí và hành động… Bác Hồ đã không quản ngại bao khó khăn vất vả mà ra đi tìm đường cứu nước, chẳng phải là vì yêu nước thương dân hay sao ? Tuệ Tĩnh thà chịu tội chết còn hơn là để mất một mạng người, đó chẳng phải là vì lòng thương người sao ? ….. Tất cả những hành động cao cả đó đều xuất phát từ trái tim.

Ngày nay, có lẽ cuộc sống đã thay đổi nhiều, những bước chân luôn luôn vội vã bước đi … ai ai cũng ngập đầu trong những lo toan vất vả của riêng mình. Nhưng chắc chắn rằng tình nhân ái sẽ không bao giờ đổi thay, có chăng chỉ là sâu đậm hơn, vì trái tim con người đâu thể đổi thay. Bài ca dao cũng sẽ sống mãi với thời gian.
 
Top Bottom