Văn bản "Lục Vân Tiên găp nạn"

C

cobonla96

Phần phân tích bạn có thể tham khảo trong 1 số sách của nhà xuất bản giáo dục để phân tích toàn bộ tác phẩm
nhưng chủ yếu gồm :
Trịnh Hâm : Giả dối, gian xảo. DÙ biết Vân tiên đã bị mù, vốn không thể thăng quan tiến chức và cũng chẳng thể làm hại đến con đường công danh của hắn nhưng Trịnh Hâm vẫn nhẫn tâm đầy Vân Tiến " xuống vời"
Đó là một kế hoạch tinh vi được con người thủ đoạn như hắn sắp xếp sẵn. Trước đó, họ Trịnh đã bắt trói tiểu đồng của Vân Tiên vào gốc cây để dễ bè thực hiện âm mưu đen tối của hắn. Thêm vào đó, lúc hắn đẩy Vân Tiên lại là khi trời tối, mịt mờ sương bay, vô cùng có lợi cho hành vi mờ ám của mình
Khi đẩy họ Lục xuống sông, hắn còn " giả tiếng kêu trời" để " lấy lời phui pha" của mọi người, biến thành 1 người tốt, vô can và đầy thương cảm trước cảm rủi ro của bạn
Ngư ông : Thấy người bị nạn thì lập tức vớt ngay lên bờ, không hề đắn đo, suy nghĩ, hối thúc cả gia đình nhanh chóng cứu giúp người bị nạn. Dù chỉ bằng những phương pháp hết sức dân dã nhưng chan chứa tình người.
Lúc Vân Tiên dần hồi tỉnh, ông không ngần ngại chàng mù lòa, mà khuyên chàng ở lại cùng gia đình mình.
Cũng giống như Van Tiên, ngư ông làm việc nghĩa mà không cần đến ơn, báo đáp.
Ông là người yêu lao động, có một cuộc sôngd thảnh thơi, xa lạ với trốn quan trường đầy ghen ghét, đố kị và thủ đoạn
=> Ngư ông là nguơig nhân đức, tốt bụng, yêu lao động , từ đó thể hiên ước mơ, niềm tin của Nguyễn Đình Chiểu về người dân lao động và cũng phê phán những kẻ hai lòng, lưu manh, gian ác như Trịnh Hâm. Đó chính là quan niệm đạo đức của tác giả, bên cạnh lũ người bất nhân, xấu xa như Trịnh Hâm vẫn còn những con người tôt bụng, giám xả thân vì nghĩa như Ngư ông và Lục Vân Tiên
 
Top Bottom