Văn bản lớp 8

I

iamcristy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. cm rằng "bức tứ bình" trong bài "nhớ rừng" của Thế Lữ là một bức tranh tuyệt đẹp và nổi khao khát tự do mãnh liệt của con hổ khi ờ vườn bách thú.

2. nổi nhớ da diết của Tế Hanh trong bài Quê Hương của ông

3. phân tích bài Ngắm Trăng của HCM.

4. Suy nghĩ của em về vb Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp.

5. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đã khích sắc sảo, tài tình của tác giả qua vb "thuế máu".​
 
Last edited by a moderator:
M

meoprovip1999

đề 1

Câu 1:
Qua đoạn 3 bài thơ “ nhớ rừng”, nhà thơ Thế Lữ đã miêu tả sống động hình ảnh con hổ trong thời hoàng kim của nó. Đó là những thời khắc con hổ đang “say mồi”, đang ngắm sự đổi thay của “giang sơn”, đang say giấc và đang muốn chiếm lấy riêng “phần bí mật” . Nó đã được thoải mái trong chính giang sơn của mình và khẳng định giá trị thật sự của cuộc sống với những khung cảnh lộng lẫy tươi đẹp nên thơ và cũng đầy sức quyến rũ. Nhưng bây giờ , tất cả cũng chỉ còn là quá khứ trong đầu con hổ. Nó chẳng bao giờ còn được chứng kiến những cảnh “đêm vàng bên bờ suối”, được nhìn thấy cảnh “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, được nghe thấy tiếng chim ca, được đắm mình trong cảnh “bình minh cây xanh nắng gội”. Tiếc nuối hơn là không được đợi chờ cảnh “chết mảnh mặt trời” của những buồi chiều “lênh láng máu sau rừng”- thời điểm mà con hổ ngự trị trong bóng tối, cai quản cả vũ trụ bao la rộng lớn. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối, ngậm ngùi và dồn dập của những câu hỏi đau đớn, xót xa. Nỗi nhớ rừng tuôn trào với cảm xúc về quá khứ tươi đẹp đã khép lại giấc mơ huy hoàng trong một tiếng than được thể hiện ở câu thơ cuối khổ: “Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu”. Qua đó, bằng cách sử dụng các điệp từ “ nào đâu”, “đâu” kết hợp với câu hỏi tu từ cuối bài, tác giả đã nói lên sự tiếc nuối, đau đớn của con hổ.
 
M

meoprovip1999

đề 2

Chỉ với bốn câu thơ cuối bài thơ “ Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã làm nổi bật nỗi nhớ làng quê miền biển của mình. Có lẽ không có mấy câu thơ này, chúng ta không thể biết được tác giả đang xa quê. Ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương tha thiết bật ra thành những lời nói qua câu cuối cùng của bài thơ: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là màu nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất đối với tác giả. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Qua đó, ta có thể nhận thấy tình cảm thành kính, thắm thiết của tác giả đối với quê hương.
 
Top Bottom