1/ phân tích khổ đầu trong bài thơ 'đây thôn vĩ da'
2/ tóm tắt tiểu sử của nhà thơ 'xuân diệu'
hix ai giúp mình với ra tết m phải nộp rùi câu 2 cũng có (.) sgk nhưng mà m vẫn mog các bn giúp đỡ bởi.thanks!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Khi phân tích khổ thơ đầu bài "Đây thôn Vĩ dạ" bạn cần phân tích rõ đc 2 ý
* Nét đẹp của bức tranh thôn vườn Vĩ Dạ
KHơi nguồn từ một câu hỏi mơ hồ, đa nghĩa "Sao anh khong về chơi thôn Vĩ?". Câu thơ mang hình thức của một tu từ nghi vấn gợi nhiều sắc thái của cảm xúc và ý nghĩa. Tựa như một lời mời, một lời trách cứ nhẹ nhàng lại như một lời tự vấn, một nỗi day dứt làm sống dậy cả một thế giới của hoài niệm.
Thôn Vĩ hiện lên trong tâm tưởng của thi nhân với 2 vẻ đẹp
- Vẻ đẹp của đời thực:
+ Với địa danh xác định: thôn Vĩ
+ Với những chi tiét cụ thể: Có hình ảnh của cây cối, màu sắc, khuôn mặt con người (dẫn chứng)
- Vẻ đẹp của mộng ảo:
+ Nét tinh khôi, thanh khiết của "nắng hàng cau"
+ Không cần chữ "xanh" để tả màu sắc vườn Vĩ Dạ mà chỉ cần một chữ "mướt" đã gợi rất nhiều điều
+ "Xanh như ngọc" vừa gợi vẻ đẹp nguyên sơ và thần tiên, vừa như một cách giới hạn của chữ "mướt", lại vừa tăng sức gợi cảm của câu thơ.
* Tâm trạng man mác, bâng khuâng, nỗi buồn da diết nhưng sâu lắng và kín đáo gửi vào cảnh thôn Vĩ
- Nhân vật trữ tình "anh" tự phân thân bằng câu hỏi tu từ mở ra nhiều cung bậc cảm xúc:
+ Một lời mời từ khách quan trong tưởng tượng
+ Một lời trách rất thật trong nội tâm
+ Một day dứt, tiếc nuối của người mang bệnh không bao giờ còn có cơ hội về thăm thôn Vĩ nữa
- Hai cảm xúc đan xen trong tâm trạng
+ Niềm vui đầy bồng bột, cảm tính từ cái nhìn đầy hào hứng và say mê
+ Nỗi buồn da diết, kín đáo lắng sâu trong ám ảnh xa cách nhuốm màu vô vọng: ngay trong tiếng reo đã có sự khởi phát một nỗi buồn: từ "vườn em" đã chuyển thành "vườn ai".
~~> Cái đẹp của cõi sống tuyệt vời kia giờ đây đã nằm ngoài tâm tay với.
Còn về tóm tắt tiểu sử của nhà thơ Xuân Diệu trong SGK đã cung cấp tương đối đầy đủ. Ngoài ra bạn có thể lên google search cũng có rất nhiều thông tin nhưng nhìn chung phải nêu được các ý dưới đây:
- Tên thật của nhà thơ (năm sinh-năm mất), quê quán
- Hoàn cảnh, cuộc sống
- Trước cách mạng, Xuân Diệu là một hồn thơ mới sôi nổi, đắm say với cảm xúc và quan niệm mới mẻ.
- Sau cách mạng, ông hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Phong cách thơ Xuân Diệu: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết.
~~> Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ, có đóng góp to lớn, ông thực sự là nhà thơ, là người nghệ sĩ và là nhà vănn hóa lớn của dân tộc.
- Các tấc phẩm: Bạn tham khảo thêm trong SGK