Lập dàn ý cho đề bài sau: Tinh thần tự học.
(Gợi ý: Giải thích rõ như thế nào là tự học và cần có tinh thần tự học như thế nào?) (Các anh chị lập dàn ý khái quát giúp em thôi cũng được ạ nhưng em cần bài tự làm cơ Em cảm ơn nhiều ạ)
(Gợi ý: Giải thích rõ như thế nào là tự học và cần có tinh thần tự học như thế nào?) (Các anh chị lập dàn ý khái quát giúp em thôi cũng được ạ nhưng em cần bài tự làm cơ Em cảm ơn nhiều ạ)
Dẫn dắt Hiếm ít ai trong chúng ta xưa nay có thể vỗ ngực mà tự hào ta thành công là nhờ tự học bởi ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã học hỏi rất nhiều từ những người xung quanh. Tuy nhiên, nếu thu hẹp một chút nghĩa lại, chúng ta nhận thấy rằng, tự học ở đây là chỉ sự chủ động, tích cực nghiên cứu tìm tòi, sự năng động, linh hoạt trong học tập. Vậy làm thế nào để khơi dậy tinh thần tự học trong mỗi con người chúng ta.
Giải thích:
- Tự học có nghĩa tự rèn luyện tích cực để trau dồi kiến thức và kĩ năng để làm đời sống của bản thân mình thêm phong phú. Tự học thể hiện qua hình thức nghiên cứu tìm tòi qua sách báo, dưới sự chỉ dẫn của thầy cô.
- Tinh thần tự học giống như "mức độ" ham học hỏi trong mỗi con người chúng ta, nếu cần cù say mê, nghĩa là chúng ta có tinh thần tự học, ngược lại, nếu chúng ta ỷ lại vào những gì thầy cô nói thì chúng ta chưa hình thành tinh thần tự học
Bàn luận Tại sao cần có tinh thần tự học
- Khi chúng ta tham gia vào môi trường học tập ở các trường học, thời gian sẽ rất giới hạn nên khó để các thầy cô truyền tải được hết những kiến thức. Kiến thức mà chúng ta đang học là kiến thức căn bản, để từ đó, qua đọc sách, báo để biết nhiều hơn nữa về thời xung quanh mình. Đó là cách tự trau dồi kiến thức cho mình Ví dụ: nếu chúng ta học bài về quá trình phong hóa, vận động kiến tạo ở bộ môn địa lí, chúng ta nên đọc thêm tư liệu bên ngoài để biết rõ thêm về kì quan thế giới do quá trình đó tạo nên. Và chính điều đó lại khơi gọi chúng ta niềm đam mê đặt chân tới vùng đất mới đọc qua những trang sách
- Những điều trên sách vở hay những lời thầy cô giảng sẽ chỉ vẫn nguyên vẹn ở đó nếu chúng ta không tự mình quan sát và rút ra kinh nghiệm để học hỏi. Từ việc quan sát, chúng ta ngộ ra được nhiều bài học quý giá để ứng phó với những khó khăn trong đời sống Ví dụ, như việc học hát, nếu chúng ta quan sát kĩ khẩu hình miệng, cách lấy hơi, cách phát âm của các ca sĩ chuyên nghiệp, chúng ta có thể học được để cải thiện giọng hát của mình
- Bản chất của tự học là sự chủ động, tích cực, cần cù, say mê. Đó là những kĩ năng cần thiết để trở thành một người tài giỏi Ví dụ: Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc Nếu chúng ta không có tinh thần tự học
- Dễ hình thành thế bị động, ỷ lại vào người khác
- Không chịu khó tìm tòi, quan sát, khó tìm ra được niềm đam mê với thế giới xung quanh mình Mở rộng:
- Những người tự học nên cảnh giác với bản thân mình. Không có một người thầy để kiểm tra mình, để thường xuyên nhắc nhở mình thì chúng ta phải trở thành người thầy ấy bởi những kiến thức chúng ta đọc được đôi khi có thể chút ít sai sót và chúng ta cần có những người dày kinh nghiệm để nhận ra điều này
- Tự học thôi chưa đủ, chúng ta cần một đầu óc sáng tạo. Từ những gì chúng ta học, sáng tạo ra những cái mới. Đó có lẽ là cách tốt nhất để giải quyết khó khăn trong đời sống
- Học cách khiêm tốn và lắng nghe nhiều hơn. Người tự học thực sự không bao giờ nói mình thành công tất cả nhờ vào sự tự học, nói thế không khác nào một phần phủ nhận câu nói :Không thầy đố mày làm nên, như thế là vô ơn, vô nghĩa với những người đã dưỡng dục mình.
Bài học nhận thức và hành động:
- Tự học là yếu tố cần thiết giúp chúng ta hòa nhập và thích nghi với môi trường sống hiện tại;Trau dồi cho mình tinh thần tự học luôn là điều cần thiết của mỗi người chúng ta. Hãy luôn nâng cao sự chủ động của mình để mở cánh cửa khám phá điều kì diệu, những điều nhỏ nhặt mà hay ho, thú vị trong thế giới này.