Văn Văn 9

Navi_Sheva

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng tư 2017
102
129
124
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề : Nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại di động hay dán mặt vào smartphone. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng trên .
Mọi người giúp em với , em cần gấp ạ, THANKS ALL !
@Ngọc Đạt
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề : Nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại di động hay dán mặt vào smartphone. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng trên .
Mọi người giúp em với , em cần gấp ạ, THANKS ALL !
@Ngọc Đạt
Chị hướng em một số ý chính nhé

– Thời đại 4.0 là thời đại của công nghệ thông tin. Cho nên hiện tượng nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại hoặc dán mắt vào smartphone là một hiện thực không thể không xảy ra

– Nhờ điện thoại di động, chúng ta có thể thực hiện được những kết nối với mọi người một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bên cạnh chức năng nghe – gọi “cổ điển”, chiếc điện thoại ngày càng được cải tiến đẹp hơn, nhiều chức năng hơn. Với một chiếc smartphone, người ta có thể truy cập internet và trao đổi thông tin với rất rất nhiều người. Đây chính là lí do tạo nên cơn “nghiện” điện thoại, “nghiện” smartphone ở mọi nơi, mọi lúc

– Việc sử dụng điện thoại và những thiết bị điện tử có hiệu quả hoàn toàn là việc cần khuyến khích. Nhưng chúng ta không thể không lo ngại khi thấy mọi việc phát triển theo chiều hướng của một chứng “nghiện” khó chữa. Việc dán mắt vào smartphone trong một không gian công cộng khiến chúng ta thành người bất lịch sự. Vì vậy, nên có ý thức được để có sự điều chỉnh hành vi của mình đi đúng hướng, và để đảm bảo sự an toàn cho bản thân trong trường hợp đang tham gia giao thông

– Không nên để công cụ trở thành “ông chủ” của mình, chi phối mình trong cuộc sống. Bởi lẽ nếu lạm dụng, để thiết bị chi phối và chiếm quá nhiều thời gian dễ bị lệ thuộc và dễ sa ngã trong cuộc sống
 

LiLi Nguyễn

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2017
135
37
36
20
Đề : Nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại di động hay dán mặt vào smartphone. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng trên .
Mọi người giúp em với , em cần gấp ạ, THANKS ALL !
@Ngọc Đạt
Em nghĩ cảnh tượng này đang phản ánh một căn bệnh mang tên vô cảm.
 

Starter2k

Học sinh tiến bộ
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
16 Tháng tám 2017
504
831
164
TP Hồ Chí Minh
Em nghĩ cảnh tượng này đang phản ánh một căn bệnh mang tên vô cảm.
Thì nó là một căn bệnh vô cảm mà em :) Nhưng khi đánh giá về 1 hiện tượng thì phải đánh giá cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực của hiện tượng nữa =))
 

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
– Mỗi thời đại sẽ tạo ra những con người phù hợp, mang đầy đủ đặc trưng của thời đại đó. Không có gì lạ khi ta nhận thấy con người của thời đại chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, rất mê công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Vậy nên, hiện tượng nhìn đâu, đi đâu cũng thấy người đang nói vào điện thoại hoặc dán mắt vào smartphone là một sự thực, mọi người đều có thể kiểm chứng dễ dàng.
– Trước hết, không nên xem hiện tượng chúng ta đang bàn là một cái gì quá bất thường và chỉ mang tính tiêu cực. Nhờ điện thoại di động, chúng ta có thể thực hiện được những kết nối với mọi người một cách nhanh chóng, bất kể mình hay người mình có nhu cầu trao đổi thông tin đang đi đâu, ở đâu. Trong xã hội ngày nay, trừ những trường hợp quá đặc biệt, rất ít người từ chối việc sở hữu một chiếc điện thoại di động-sản phẩm trí tuệ của con người, có thể giúp chúng ta có một cuộc sống tiện nghi, dễ chịu. Tất nhiên, bên cạnh chức năng nghe – gọi “cổ điển”, chiếc điện thoại ngày càng được cải tiến đẹp hơn, nhiều chức năng hơn. Với một chiếc smartphone, người ta có thể truy cập internet, đăng nhập vào các ứng dụng như facebook, twitter,… để post những bức ảnh mới chụp hay gửi một dòng status mong tìm được sự chia sẻ ở cộng đồng mạng rộng khắp thế giới. Đây chính là lí do tạo nên cơn “nghiện” điện thoại, “nghiện” smartphone phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc, không loại trừ những vùng nông thôn lạc hậu hay những vùng núi cao hẻo lánh.
– Việc sử dụng điện thoại và những thiết bị điện tử một cách thường xuyên và có hiệu quả hoàn toàn là việc cần khuyến khích. Tuy nhiên, chúng ta không thể không lo ngại khi thấy mọi việc phát triển theo chiều hướng của một chứng “nghiện” khó chữa. Thế giói mạng thật hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế được thế giói thật quanh ta. Việc dán mắt vào smartphone trong một không gian công cộng, trong một sinh hoạt tập thể có nhiều lúc khiến ta trở thành kẻ bất nhã. Đây chính là điều mà mỗi người trong chúng ta nên ý thức được để có sự điều chỉnh hành vi của mình đi đúng hướng, trước hết là để đảm bảo sự an toàn cho bản thân (nếu chúng ta đang tham gia giao thông) và sau nữa là để cải thiện môi trường giao tiếp, khiến nó ấm áp tình người.
– Mọi thiết bị dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là công cụ phục vụ cho cuộc sống của con người. Không nên để công cụ trở thành “ông chủ” của mình, chi phối mình trong cuộc sống. Lạm dụng, để thiết bị chi phối và chiếm quá nhiều thòi gian dễ khiến ta đánh mất vai trò của một chủ thể tích cực trong cuộc sống.
P/s: em có thể dựa vào những ý trên :)
 
Top Bottom