Văn Văn 9

Yun KM

Học sinh tiến bộ
Thành viên
11 Tháng mười một 2017
563
697
156
Hà Nội
Nêu nội dung và nghệ thuật từ " Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.... bà nhóm bếp lên chưa?.. " của bài Bếp lửa
Suy nghĩ về bếp lửa và người bà:
-Thơ chống Mỹ thường giàu suy tư, tác giả khẳng định: suốt cuộc đời bà không khi nào khác được, luôn vất vả,tảo tần: “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”. Tác giả thương bà thật thấm thía, chân thành. Hình ảnh mưa nắng trở đi trở lại, bao xót xa. Nhưng bà vất vả vì bà luôn “giữ thói quen dạy sớm” để nhóm lửa, vì bà luôn ấp iu yêu thương bằng tất cả sự nồng đượm của tấm lòng. Thì ra, giặc giữa, đói kém, nắng mưa… làm bà lận đận đã đành, nhưng thương con ,thương cháu mà bà tự nguyện lận đận trọn kiếp người.
-Hình ảnh “bếp lửa” : từ nghĩa tả thực đã được tác giả cất giữ trong tâm hồn như một biểu tượng: hơi ấm tình thương, sự che chở,nơi quần tụ, nơi dẫn dắt, niềm tin…bà dành cho cháu, giản dị mà thiêng liêng.
Lòng kính yêu,tự hào về bà, về quê hương đất nước:
-Tuổi thơ đã lùi xa,đứa cháu nhỏ năm xưa đã lớn khôn,đã được chắp cánh bay xa đến những chân trời cao rộng có “khói trăm tàu”, “lửa trăm nhà”, “niềm vui trăm ngả”… nhưng với cháu,bếp lửa của bà luôn hiện diện. Cháu khôn ngôn nhớ về bà, về bếp lửa và nỗi nhớ ấy luôn thường trực,nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài.
- Từ những suy ngẫm của người cháu,bài thơ biểu hiện một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng,nâng bước con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, từ những gì gần gũi, và bình dị nhất.
- GG
 
  • Like
Reactions: mỳ gói
Top Bottom