Văn Văn 9

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,194
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Em hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng
2)Em hãy đóng vai nhân vật ông hai kể lại truyện "Làng" của Kim Lân .
3)EM hãy làm rõ nét mới trong nhân vật ông Hai .
4)Em hãy viết 1 đoạn văn TPH (Khoảng 12 câu )cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
5)Em hãy phân tích hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm "bếp lửa" của Bằng Việt
P/s :m.n làm cho mk phần MB ,KB,còn thân bài thì viết dàn ý và dẫn chứng (nếu có) nha !
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,984
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1)Em hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng
2)Em hãy đóng vai nhân vật ông hai kể lại truyện "Làng" của Kim Lân .
3)EM hãy làm rõ nét mới trong nhân vật ông Hai .
4)Em hãy viết 1 đoạn văn TPH (Khoảng 12 câu )cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
2)Em hãy phân tích hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm "bếp lửa" của Bằng Việt
P/s :m.n làm cho mk phần MB ,KB,và thân bài thì viết dàn ý và dẫn chứng (nếu có) nha !
Em cầm nhất bài nào? Chứ làm hết thì nhiều quá @@
Với lại chị chỉ cho em cái luận điểm chính để làm thôi nhé!
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,984
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1)Em hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng
2)Em hãy đóng vai nhân vật ông hai kể lại truyện "Làng" của Kim Lân .
3)EM hãy làm rõ nét mới trong nhân vật ông Hai .
4)Em hãy viết 1 đoạn văn TPH (Khoảng 12 câu )cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
5)Em hãy phân tích hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm "bếp lửa" của Bằng Việt
P/s :m.n làm cho mk phần MB ,KB,và thân bài thì viết dàn ý và dẫn chứng (nếu có) nha !
Bài 1:
MB:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm
- 3 khổ cuối của bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc
TB:
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng của tự nhiên, là biểu tượng của quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi.
- Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên về quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu.
- Hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia.
- Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng ~ đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác.
- Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào ~ có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình .
- Khổ thơ cuối cùng mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí
+ Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
+ Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình.
=> Bài học sâu sắc về đạo lí làm người "Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn."
KB: Khẳng định lại các luận điểm
 
  • Like
Reactions: Xiao Fang

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,984
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1)Em hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng
2)Em hãy đóng vai nhân vật ông hai kể lại truyện "Làng" của Kim Lân .
3)EM hãy làm rõ nét mới trong nhân vật ông Hai .
4)Em hãy viết 1 đoạn văn TPH (Khoảng 12 câu )cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
5)Em hãy phân tích hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm "bếp lửa" của Bằng Việt
P/s :m.n làm cho mk phần MB ,KB,và thân bài thì viết dàn ý và dẫn chứng (nếu có) nha !
Đề 2:
MB:
- Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Sơ lược về nét mới ở nhân vật ông Hai
TB:
- Các tác phẩm đều thể hiện:
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Nếu là chị Dậu thì chị phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Ngoài ra, điểm nhấn của bài là:
+ Tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc
+ Ông hay khoe về làng và sự biến chuyển trong tâm lí khi ông nghe tin đồn làng theo giặc.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út ~ Tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
=> Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai.
==> Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
- Về nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, diễn đạt mạch lạc và có cảm xúc.
KB:
- Khẳng định tình yêu nước của nhân dân
- Điểm mới làm nên tác phẩm có giá trị mang phong cách rất Kim Lân
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,984
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
1)Em hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh Trăng
2)Em hãy đóng vai nhân vật ông hai kể lại truyện "Làng" của Kim Lân .
3)EM hãy làm rõ nét mới trong nhân vật ông Hai .
4)Em hãy viết 1 đoạn văn TPH (Khoảng 12 câu )cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
5)Em hãy phân tích hình ảnh bếp lửa trong tác phẩm "bếp lửa" của Bằng Việt
P/s :m.n làm cho mk phần MB ,KB,và thân bài thì viết dàn ý và dẫn chứng (nếu có) nha !
4/ Nếu là đoạn văn thì chỉ cần nói về tác phẩm Lặng lẽ Sapa thôi, ko cần nhắc về tiểu sử của Ng Thành Long
- Anh thanh niên, với vóc người nhỏ nhắn, mang biệt hiệu “người cô độc nhất thế gian” đã vượt qua những khắc nghiệt, băng giá của núi rừng Sapa để trân trọng và yêu cái nghề của mình.
- Anh chu đáo, ân cần với những ai anh đã gặp qua dù biết sẽ chẳng có cơ hội gặp lại
- Nhiệt huyết của sức trẻ thanh niên thời ấy, những con người không nhận bất cứ đãi ngộ nào của Tổ Quốc, chung tay xây dựng đất nước thêm giàu mạnh, tươi đẹp.
=> Lý tưởng sống của anh cũng chính là lý tưởng sống của thế hệ thanh niên thời bấy giờ, luôn tìm được niềm vui giữa muôn khó khăn gian khổ, vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng ẩn sau những nét ngoài tầm thường
==> Tâm hồn và lý tưởng sống cao đẹp nơi anh khiến chúng ta khâm phục trước một con người cô độc mà không cô độc, giữa Sapa lặng lẽ mà không lặng lẽ nói chung và các vùng miền xa xôi khác của đất nước Việt Nam tươi đẹp
 

cậu là của tớ???

Banned
Banned
Thành viên
29 Tháng chín 2017
291
153
36
Hà Nam
– Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

– Tập thơ Ánh Trăng của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhỏ thấm thía của nhà thơ đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.

Nội dung đó được nói lên một cách rất tập trung trong ba khổ thơ sau :
Thình lình đèn điện tắt Ngửa mặt lên nhìn mặt Trăng cứ tròn vành vạch phòng buyn-đinh tối om có cái gì rưng rưng kể chi người vô tình vội bật tung cửa sổ như là đồng là bể ánh trăng im phăng phắc đột ngột vầng trăng tròn như là sông là rừng đủ cho ta giật mình

– Đây là ba khổ thơ cuối cùng của bài thơ.

+ Khổ 1 miêu tả sự kiện, nêu lên hoàn cảnh xuất hiện bất ngờ của vầng trăng tròn – hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên trong thời quá khứ khi nhân vật trữ tình còn trong tuổi niên thiếu, khi trưởng thành và gia nhập bộ đội. Và đó là vầng trăng tri kỷ và tình nghĩa.
Nhưng do hoàn cảnh cuộc sống, từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương, vầng trăng đã rơi vào quên lãng. Trong hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ: đèn điện tắt, phòng buyn- đinh tối om, nhân vật trữ tình đã bất ngờ nhìn thấy “đột ngột vầng trăng tròn”. Lời thơ giản dị, cách ngắt nhịp quen thuộc nhưng gợi được xúc cảm bất ngờ trong lòng nhân vật trữ tình khi nhìn thấy vầng trăng.

+ Khổ 2 vầng trăng trở thành một biểu tượng gợi lại quá khứ tình nghĩa giữa con người và trăng, con người và thiên nhiên trong tư thế mặt người nhìn mặt trăng. Trong phút giây mặt đối mặt, lòng nhân vật trữ tình tràn ngập hình ảnh của quá khứ tình nghĩa thuở sống ở ruộng đồng, sông ngòi và rừng bể… Lời thơ vẫn tiếp tục giản dị nhưng có sức biểu cảm lớn gợi những nỗi niềm rưng rưng xúc động về quá khứ. Từ “như”, từ “là” của phép điệp ngữ kết hợp với những từ ngữ thể hiện không gian sống quen thuộc của thời quá khứ (đồng, bể, sông, rừng) làm cho giọng thơ có sắc thái dồn dập, mạnh mẽ như xúc cảm đầy ắp đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình.

+ Khổ 3 quá khứ hồn nhiên, tình nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn thi nhân đưa nhân vật trữ tình trở về đối diện với chính mình và nhận ra mình là “người vô tình” đã có một thời vì cuộc sống, vì hoàn cảnh ấm êm mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng “tròn vành vạnh, im phăng phắc”, không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình “giật mình” thấm thía với lỗi lầm, đã hờ hửng và bội bạc với những kỷ niệm thân thương của mình. Lời thơ vừa gợi hình vừa biểu cảm gợi tả vẻ đẹp của vầng trăng, vẻ đẹp của quá khứ thân thương. Lời thơ giản dị nhưng trữ tình và giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn .

– Ba khổ thơ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình. Giọng điệu thơ tâm tình của thể thơ năm chữ được thể hiện với một nhịp thơ đặc biệt: khi thì trôi chảy tự nhiên nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư. Ba khổ thơ có giọng điệu chân thành, truyền cảm, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Ba khổ thơ chỉ là một phần của bài thơ nhưng là một phần có ý nghĩa, với hình ảnh vầng trăng ngời tỏ trên bầu trời nhưng lại gợi được cả một thời quá khứ đầy cảm động, làm cho tâm hồn thi nhân bừng tỉnh, trở về với chính mình trong suy tư sâu lắng, trong ân hận thiết tha, nhắc nhở đến đạo lý sống thủy chung, tình nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bài thơ khép lại nhưng dư ba của cảm xúc và suy nghĩ vẫn còn vương vấn lòng người đọc hôm nay và mai sau.
nguồn:yahoo
 

Xiao Fang

Học sinh gương mẫu
Thành viên
17 Tháng ba 2017
1,068
2,194
354
Earth
Hà Nội
THPT Xuân Khanh
mọi người giúp mình tiếp được k ạ :
Em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên qua đoạn văn sau:
“Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,984
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
mọi người giúp mình tiếp được k ạ :
Em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên qua đoạn văn sau:
“Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”
Em triển khai 3 ý này là đc nhé:
+ Anh là người rất yêu công việc và có những suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc về công việc của mình.
+ Anh nhận ra lao động, cống hiến giúp anh trưởng thành và đẹp hơn: “khi cháu làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
+ Anh coi công việc là sự sống, là sinh thể gắn bó mật thiết với mình bởi anh ý thức công việc lặng thầm của mình có ích cho cuộc sống và nó là sợi dây gắn kết anh với mọi người.
=> Qua những lời nó chân thành ấy, nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn đáng quý của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa. Đó cũng là vẻ đẹp của những cán bộ khoa học trẻ tuổi trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xa hội trên đất nước ta.
 
Top Bottom