Văn văn 9

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
có ai có bí quyết học giỏi văn 9 k ạ, chỉ giúp mik vs

Vì Ngữ Văn thực sự rất quan trọng, nó không chỉ là một môn thi tốt nghiệp, thậm chí một môn thi đại học mà còn rất có ích đối với công việc của bạn sau này, khi mà bạn phải viết những báo cáo dài cả chục trang thì ngoài kiến thức chuyên môn, kĩ năng viết Văn bạn đã được học, được rèn luyện cũng là một công cụ hữu ích đấy.
Đầu tiên, hãy tạo niềm yêu thích với môn Văn

Trong bất cứ lĩnh vực nào, để có thể gắn bó lâu dài, niềm yêu thích cũng là yếu tố đầu tiên và vô cùng quan trọng. Việc học Văn cũng không ngoại lệ. Để yêu thích Văn không khó, bạn hãy tạo cho mình những suy nghĩ tích cực. Đừng nên nghĩ rằng đây là một môn “phải” học, mà hãy nghĩ rằng Văn chính là cuộc sống của bạn.

Mỗi khi đọc một tác phẩm, hãy hóa thân vào nhân vật, thử tượng tượng tác phẩm như những thước phim màu sống động và tự cảm nhận chúng. Nếu là một bài thơ, hãy nghĩ bạn như chính nhà thơ vậy. Và ngại gì một sớm thu se lạnh thử hòa vào dòng suy nghĩ của nhà thơ Hữu Thỉnh để xem tác giả nghĩ gì bạn nhỉ?

Thứ hai, cố gắng đọc sách như một thói quen

Sách vừa là thầy, vừa là bạn. Học từ sách là cách tự học hữu ích với mỗi học sinh. Bạn có thể đọc bất kì cuốn sách nào, không chỉ giới hạn là sách Văn học . Nhưng khi đọc sách hãy cố gắng học cách hành văn hay, cách lập luận, giới thiệu và trình bày vấn đề. Tập trung mỗi khi đọc và đọc nhiều sách là một cách hay để trau dồi vốn từ vựng, ghi nhớ sâu các vấn đề.
Hơn nữa, khi viết văn nghị luận, những dẫn chứng đã học được sẽ giúp bài viết thuyết phuc và ấn tượng hơn.

Học cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả

Trong quyển sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” – một cuốn Best seller của tác giả Adam Khoo có chia sẻ một phương pháp ghi nhớ hiệu quả gọi là: sơ đồ tư duy. Giao viên Văn hướng dẫn nhiều bạn học sinh học văn theo cách này rất hiệu quả.



Khi đọc hiểu một tác phẩm, trước tiên bạn cần nắm được trọng tâm, tư tưởng chính của tác phẩm. Để vẽ sơ đồ, hãy đặt tên tác phẩm ngay chính giữa trang giấy và phát triển các ý xung quanh “tâm” đó. Bạn có thể sử dụng nhiều cách vẽ khác nhau, sao cho khi đọc lại giúp các ý rõ ràng và dễ hiểu nhất. Việc dùng nhiều màu bút để vẽ sơ đồ cùng giúp bạn dễ nhớ hơn, một mẹo nhỏ là viết những ý “cùng cấp” giống màu bút thì tiện lợi hơn đấy!

Không ngừng học hỏi và phát triển khả năng tư duy

Bạn có thể học ở bất kì đâu, bằng bất kì phương pháp nào, chỉ cần nó hiệu quả với bạn. Ở lớp thì học thầy, học bạn; ở nhà thì học từ sách hay hỏi gia sư. Mỗi khi đọc một bài Văn mẫu,cũng nên rút ra những ý tưởng hay và tự phát triển ý tưởng của mình. Môn Văn không chỉ đòi hỏi tư duy sâu sắc mà còn cần sự quan sát và khả năng sáng tạo không ngừng. Đừng cho rằng mình không có năng khiếu mà hãy rèn luyện để viết Văn trở thành một kĩ năng.

Cuối cùng, chăm chỉ học tập

Học bất kì môn nào cũng yêu cầu sự chăm chỉ, sĩ tử ôn Văn lại càng phải chăm chỉ hơn. Với mỗi tác phẩm, bạn nên đọc tất cả đề bài có liên quan đến tác phẩm đó, tập trung khả năng, viết hay nhất có thể, và cuối cùng là học bài viết đó. Chăm chỉ viết, chăm chỉ đọc, chăm chỉ học và nếu có đôi khi mệt mỏi hãy dùng chính những tác phẩm Văn học để giải trí. Dần dần, sự gắn bó sẽ giúp bạn hiểu và yêu Văn hơn. Mong rằng những bí quyết trên sẽ có ích cho những bạn muốn học tốt môn này. Chúc bạn học và thi Văn đạt kết quả cao!
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
27
Ninh Bình
Muốn học tốt môn văn em cần phải có vốn kiến thức phong phú,khả năng ngôn ngữ đa dạng, biết bóc tách vấn đề.Để đạt được yêu cầu mà bản thân mong muốn, có một số lưu ý cho em, nó sẽ giúp em không chỉ đánh gục văn 9 mà còn phục vụ tốt cho cả khi lên THPT và mai sau nữa
- Cần phải chăm chỉ đọc thật nhiều văn mẫu ( Chọn lọc chứ không đọc tràn lan), đó là cách ta trau dồi thêm vốn từ, cách viết
- Nắm bắt kiến thức trọng tâm của các tác giả tác phẩm
- Vạch ý cho tất cả các đề bài, muốn đạt điểm cao trước hết ta cần đánh trúng vấn đề, không sót ý
- Thường xuyên cập nhật thông tin thời sự, đọc các bài văn , mẩu truyện có tính chất như hạt giống tâm hồn...để tăng khả năng cảm nhận
- Nên đọc các bài viết luận của các giáo sư, thạc sĩ nghiên cứu sâu về chuyên ngành : Nguyễn Đăng Manh, Trần Đình Sử, Hoài Thanh,...nhằm học cách lí luận,đánh giá một vấn đề
- Đọc thêm tài liệu chuyên sâu và báo như văn học tuổi trẻ
- Sưu tầm đề thi và đáp án chấm , những nhận định văn học hay
Chúc em học tốt.Thân ái chào quyết thắng!
 

ctg357

Học sinh tiến bộ
Thành viên
21 Tháng năm 2017
899
648
154
22
Thái Bình
Vô hạn
về mình nghĩ thì chỉ cần chăm chỉ nghe cô giảng bài ,làm bài dạy dỗ..... đọc các truyện ,sách đặc biệt là tiểu thuyết ngôn tình để tăng cảm hứng và tư duy văn học ,thêm nữa là các tài liệu nâng cao văn
 

_ Yub _

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
802
904
144
20
Hưng Yên
THPT
1. Hãy gieo trồng trong tâm hồn trí tuệ mình lòng ham muốn, niềm tin để tước bỏ những cái nhãn cũ, "dán" trên nhân cách mình những cái nhãn mới.

2. Luyện đọc nhanh tất cả các văn bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, vở ghi...

Cấu trúc văn bản: 20% từ khóa + 80% từ thừa (từ đưa đẩy, dẫn dắt)

Hãy phối hợp mắt + não + mồm + bút, đọc theo các từ khóa, các cụm từ, các nhan đề để lướt nhanh các trang sách.

Trong quá trình đọc cần gạch dưới từ khóa, chú thích câu hỏi, bình luận bên lề cuốn sách. Từ đó hiểu chủ đề, các ý, các điểm sáng, ngôn từ.

3. Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Nối mạng

Vẽ mô hình biểu tượng

Lập bảng so sánh cột dọc, cột ngang để phân biệt, nhấn mạnh những điểm của đối tượng.

Chú ý: Có thể dùng bút màu cho bảng thêm sinh động, bắt mắt => dễ nhớ.

4. Xây dựng thói quen học tập

Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau

Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép - ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.

5. Học theo đặc trưng của phân môn

Đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải mã => bình giá => suy luận

Tiếng việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn, viết văn

Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài

6. Thực hiện lời dạy của Bác: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến": nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản để linh hoạt giải các bài tập.

7. Phải rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập

Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan

Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm

Tham khảo bài viết điểm cao của lớ để học tập

8. Rèn thói quen mở mang kiến thức: đọc sách báo, trên mạng, giao lưu với xã hội
#nguồn: sưu tầm
 
Top Bottom