quote= vitconxauxi_vodoi
nguồn: hocmai.vn:
* Điểm giống nhau:
- Đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng.
- Đều là người bạn tri kỷ với con người trong lao động, trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.
* Điểm khác nhau:
a) Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trăng là là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh đất nước quê hương.
- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ: lạc quan và lãng mạn.
c) Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:
- Trăng trong quá khứ:
+ Gắn bó với tuổi thơ hạnh phúc.
+ Là người bạn tri kỷ.
- Trăng trong hiện tại:
+ Là “người dưng” đột ngột gặp lại trong một đêm thành phố mất điện khiến nhà thơ giật mình, day dứt, suy nghĩ về cách sống hiện tại của mình, thức tỉnh lương tâm, nhắc nhở con người không lãng quên quá khứ, sống ân nghĩa, thủy chung.
=> Vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ hiện lên chốc lát những vầng trăng trong Ánh trăng lại gắn bó với một đời người : Quá khứ, hiện tại và tương lai.
=> Nếu như vầng trăng trong Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá chỉ soi vào phần tươi đẹp cuộc sống con người, vào chính diện của cuộc đời, thì Ánh trăng lại soi rọi vào góc khuất tâm hồn của con người để thức tỉnh lương tri, giúp người ta biết sống ân nghĩa, thủy chung.
* Với sự sáng tạo tài tình của ba nhà thơ, hình ảnh trăng trong ba tác phẩm thật sự là hình ảnh đẹp, để lại trong lòng độc giả những cảm xúc dạt dào, sâu lắng.