Câu 1 Bạn có thể viết theo đoạn văn quy nạp như sau :
Người lính xuất hiện trong bài Đồng chí của Chính Hữu không đặc biệt như những anh lính thị thành trong thơ của Quang Dũng : Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm mà trong đời sống quen thuộc thường thấy ở làng quê nghèo đến xác xơ : nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá. ở nơi ấy có những gian nhà không mặc kệ gió lung lay, có giếng nước, gốc đa… Tất cả gần gũi và quen thuộc. Từ biệt ruộng đồng, họ bước vào trận. Hôm qua là nông dân, hôm nay là chiến sĩ. Họ lên đường chiến đáu thật tự nhiên “ruộng nương anh gửi bạn thân cày” thật cảm động và thiêng liêng. Đơn giản vậy thôi mà chân thực, đẹp đẽ biết bao. Chính Hữu không tô vẽ, thậm chí còn nhấn mạnh cái lam lũ, đói nghèo, những cái không thơ chút nào : áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá /… chân không giày…Chính những hình ảnh giản dị này đã làm thành chất thơ, chất thơ của đời sống hiện thực cách mạng. Người lính nông dân đã trở thành cảm hứng văn học. Chính Hữu đã đưa họ bước từ cuộc đời thật vào thơ ca.
Câu 2 bạn có thể viết theo kiểu diễn dịch:
Vẻ đẹp của thời đại mới trong hình tượng thơ ở đây là tình đồng chí, đồng đội gắn với giai cấp của người lính. Cả bài thơ khai thác đời sống nội tâm, tình cảm của người lính. Vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí là vẻ đẹp đời sống tâm hồn người lính, nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là tình đồng chí đồng đội : “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay“. Chỉ cần thương nhau tay nắm lấy bàn tay là đủ hơi ấm để chống chọi với cái rét run người nơi đại ngàn. Những đêm rừng hoang sương muối… Trong cái cầm tay nhau ấy, hình ảnh đất nước và tinh thần đoàn kết giai cấp được diễn đạt thật cao đẹp, cô đọng và thuyết phục. Chính tình cảm cao đẹp và lí tưởng sáng ngời “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” đó mà những người lính được nâng lên tầm cao khái quát trong đó có sự hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Đầu súng trăng treo mang ý nghĩa sâu sắc cho tinh thần thời đại.
Nguồn: Internet