Ba khổ cuối bài thơ là khát khao dâng hiến mùa xâun nhỏ của Thanh Hải.
Đoạn thơ vang lên âm điệu thiết tha, dìu dặt, xao xuyến lòng người. Âm điệu này được gợi lên bằng hàng lọat thanh huyền kết hợp các điệp ngữ luyến láy. Đẹp nhất là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, nhà thơ mượn những hình ảnh tươi sáng nhất của thiên nhiên để diễn tả những nguyện ước thiết tha của mình:
Ta làm...xao xuyến.
Còn gì đẹp hơn 1 cành hoa tím biếc đem sắc hương tô điểm cho cuộc đời. Còn gì vui hơn tiếng hót của chim chiền chiện rộn rã đón xuâ về. Thi nhân khao khát được hòa nhập vào thiên nhiên để nói lên ước nguyện dâng hiến chơ đời những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất. Đó là sự dâng hiến tự nhiên, bình dị như con chim sinh ra để hót, bông hoa sinh ra để dâng sắc hương cho đời. Rất khiêm nhường mà trang trọng, nhà thơ ước muốn được làm 1 nốt trầm xao xuyến hòa vào khúc ca của nhân dân vui mừng đón mùa xuân về. Nốt trầm là nốt nhạc thấp, không nổi trội, k cao điệu tự khẳng định mình. Nhà thơ khao khát được dâng hiến 1 cách âm thầm, lặng lẽ và khiêm tốn, công hiến sực lực bé nhỏ riêng mình vào sự nghiệp đi lên của đất nước. Tuy là 1 nốt trầm nhưng là "nốt trầm xao xuyến", có sức lay động riêng, hòa nhập nhưng k hòa tan, hòa lẫn.
Đẹp nhất trong đoạn thơ tiếp theo là h/ả "mùa xuân nho nhỏ", 1 hình ảnh ẩn dụ độc đáo thể hiện bản lĩnh sáng tạo riêng của Thanh Hải.
" Mộ mùa xuân....cho đời"
Nhà thơ đã gắn cho khái niệm thời gian - mùa xuân tính từ "nho nhỏ". Phải chăng đây không chỉ là vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên mà còn là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của khát vọng. Thi nhân khao khát làm 1 mùa xuân nghĩa là mong muốn sống đẹp, sống với tất cả sự tươi trẻ của mình để dâng hiến cho đất nước. Tuy nhiên, mỗi con người chỉ có thể là 1 mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của dân tộc, đất nước. Với h/ả mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ xứ Huế đã chỉ rõ mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa cuộc đời 1 con người với cuộc đời chung rộng lớn. Nhiều nhà thơ đã gắn cho mùa xuân những định ngữ khác nhau: Hàn Mặc Tự có "mùa xuân chín", Nguyễn Bính có " Mùa xuân xanh", " Xuân ý, xuân lòng" của Tố Hữu. H/ả mùa xuân nho nhỏ là 1 nét độc đáo thể hiển bản lĩnh sáng tạo của nhà thơ xứ Huế. Thanh Hải không tả vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mà ông mượn mùa xuân của thiên nhiên đất nước để nói lên mùa xuân của lòng người. Đó là quan niệm sống đẹp " sống là cho đi, đâu chỉ nhận riêng mình". Đến dây, ta bỗng thấm thía ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Trước TH quả chưa từng có h/ả thơ nào vừa là vừa hôn nhiên, thân thương đến như vậy. H/ả mùa xuân nho nhỏ chứa đựng sự khiêm nhường mà cũng tự tin, tự hào biết mấy của con người ý thức sâu sắc về giá trị của cuộc đời, về hạnh phúc của dâng hiến và đón nhận.
Ở khổ 1, nhà thơ xưng là " tôi" đến đây chuyển thành "ta", đó là 1 dụng ý nghệ thụât đặc sắc. Từ cái tôi bé nhỏ đến cái ta rộng lớn, từ ước nguyện của 1 người thành khát vọng sống đẹp của hàng triệu con người là sự phát triển tự nhiên, hợp lý, phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ. Câu thơ tiếp theo với đảo ngữ " lặng lẽ" kết hợp với cụm từ " dâng cho đời" nhấn mạnh ước nguyện dâng hiến cho đời 1 cách âm thầm, khiêm tốn nhưng không kém phần trang trọng mà thiêng liêng. Điệp ngữ "ta làm", " ta hòa", "ta nhập" láy đi láy lại diễn tả niềm khát khao cháy bỏng của 1 con người luôn mong muôn được sống đẹp, sống có ích cho đời. Kết lại đoạn thơ là h/ả hoán dụ gợi lên bao suy ngẫm cho người đọc:
"Dù là....tóc bạc"
Nhà thờ đã nói hộ tâm tình của biết bao con người dù ở lứa tuổi nào, tuổi đôi mươi hay khi tóc bạc niềm khát khao sống đẹp, sống hết mình vẫn luôn mãnh liệt. Khát vọng sống đẹp đó, bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác. Điệp ngữ "dù là" vừa là lời khẳng định đinh ninh thể hiện niềm tin vào chính mình, vừa là lời thách thức kiên trì với thời gian tuổi tác hoàn cảnh. Khi viết những dòng này, TH đang nằm trên giường bệnh, đang phải đối mặt với bệnh tật, cái chết vậy mà niềm khát khao cống hiến cho đời vân luôn cháy bỏng. Như " con tằm đến thác vẫn còn vương tơ", xúc cảm của nhà thơ xứ Huế để lại cho ta niềm trân trọng và khâm phục.
(Sưu tầm: Cô Hà)