[Văn 9]viết một đoạn văn

T

tieuyetdethuong1

Bất cứ dân tộc nào cũng đều có một nền văn học dân gian, nó là nơi chứa đựng những tâm tư tình cảm của nhân dân, đồng thời phản ánh tất cả phong tục, tập quán, quan niệm hình thành dân tộc, những cuộc chiến đấu với thiên nhiên... Văn học dân gian là tiếng nói của quần chúng nhân dân vì thế nó khá phong phú về thể loại và nội dung. Trong các thể loại của văn học dân gian, ca dao – dân ca là thể loại phổ biến và thể hiện một cách chính xác, đầy đủ đời sống tình cảm của con người_ con người Việt Nam yêu cái đẹp, yêu đời, hăng say lao động với tinh thần lạc quan, nhiệt thành.
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp chính vì vậy dân ta luôn đề cao nghề nông, lấy nghề nông làm cơ sở sinh hoạt kinh tế chính_ cái nghề mà người ta gọi vui là ‘‘ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ’’, quanh năm suốt tháng gắn bó với cây cỏ, với ruộng vườn, với những người bạn canh điền chất phác. Dù một nắng. hai sương ‘‘Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.’’nhưng không bao giờ than vãn, biếng lười. Người dân hăng say làm việc chỉ mong no đủ, sống cuộc đời bình dị ‘‘ Đêm hè gió mát trăng thanh. em ngồi chẻ lạt cho chàng chấp thưng’’. Bản tính của người dân Việt Nam rất đáng quý, trong khốn khổ họ không bi lụy, trong đói kém họ vãn san sẻ cho nhau sự yêu thương ‘’ lá lành đùm lá rách’’ …Họ sống trọng tình cảm, hòa đồng và luôn hướng đến một tương lai tươi sáng.
Trong lao động sản xuất, họ là nhưng con người cần cù ‘‘ muốn no thì phải chăm làm, một hột thóc vàng chín giọt mồ hôi’’. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm và hiểu rằng’’ tay làm hàm nhai’’ vì vậy họ sống không trông chờ, ỷ lại vào người khác mà luôn sẵn sàng, luôn chăm chỉ. Ngày trước, khi xã hội ta do tầng lớp địa chủ, quý tộc thống trị nhân dân ta phải chịu bao khổ ải, đặc biệt là người lao động, tầng lớp nông dân. Người dân lao động trên mãnh vườn, thửa ruộng của bọn địa hào quanh năm suốt tháng, dãi dầu nắng mưa mà chẳng đủ ăn với nào là tiền sưu, thuế, tô. Sự phẫn nộ, uất ức cũng như những mong ước được nhân dân ta gửi gắm vào các câu ca dao, dân ca… Nhưng đặc điểm khá hay ở nhưng câu ca dao Việt Nam là đoạn kết luôn là tinh thần lạc quan cho dù những câu trước là sự khổ đau, vất vả hay oan ức.
Cái bần là cái chi chi
Làm cho thân thích lưu li vì bần
Cái bần là cái tần ngần
Làm cho bạn hữu đang gần lại xa
Cái bần là cái xót xa
Làm cho vay một, trả ba không rồi
Cái bần là cái lôi thôi
Làm cho quân tử đứng ngồi không an
Cái bần là cái dở dang
Làm cho trăm mối ngổn ngang vì bần
Tưởng chừng trong cảnh bần hàn, con người sẽ oán trách, đổ tội cho những kẻ gây nên sự xót xa, lầm than ấy nhưng không đoạn kết của của câu ca dao lại là:
Xưa nay tạo hóa xoay vần
Hết bần lại phú, chẳng cần chi đâu
Đó là sự lạc quan, kiên cương, tin vào tương lai. Cuộc đời là vòng luân hồi, huyền bí chẳng ai biết được thế nên không có gì mà phải ưu sầu, buồn tủi cứ hay sống với những tâm niệm tốt, sống đúng với bản chất thì không lo gì khốn khổ mãi ‘’ ai giàu ba họ, khó ba đời’’.
Thời bấy giờ, khoa học kĩ thuật chưa phát triển nên việc trồng trọt phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Trời thương lòng thì mưa thuận gió hòa mang lại vụ mùa bội thu, còn không thì thất bát, mất mùa.
Nhờ trời hòa cốc phong đăng,
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi.
Được thua dù có tại trời,
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.
Nhưng không bởi vì thế mà bỏ cuộc khi gặp khó khăn, chán nản khi thất bại ‘‘chớ thấy sóng cả mà rời tay co’’, ở con người Việt luôn có một ý chí, một nghị lực, một sức sống kì diệu để vượt qua tất cả những trở ngại, gian nguy không bao giờ khuất phục.
Trong đời sống tình cảm, , con người Việt Nam luôn coi trọng chữ tín, lòng thành thật ‘’ khó thì cho sạch, rách thì cho thơm’’ không ham danh lợi mà quên đi tình nghĩa.
Theo chi những thói gian tham,
Pha phôi thực giả, tìm đường dối nhau.
Của phi nghĩa có giàu đâu,
Ở cho thành thật, giàu sang mới bền.
Hay

Nâu sồng nào quản khen chê,
Khó thì cho sạch, rách thì cho thơm.
Nghèo nhân, nghèo nghĩa thì lo,
Nghèo tiền, nghèo bạc chả cho là nghèo.
Đời sống người Việt là đời sống gắn liền với ruộng đồng, làng xóm, láng giềng… Nhà gần nhà ‘‘ bán anh em xa, mua láng giềng gần’’ vì vậy họ sống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Người dân sống trọng tình nặng nghĩa, mong được đối xử chân thành chứ không hề lấy vật chất, cân đo, đong đếm ai nhiều tiền hơn ai để mà đối xử. Dù nghèo khó nhưng họ luôn lạc quan, lấy phẩm chất, đạo đức để sống với nhau với tâm niệm tiền bạc là phù du, có đó rồi mất đó chỉ có tình nghĩa mới còn mãi.
Nhân nghĩa là chúa muôn đời,
Bạc tiền là khách qua chơi bấy giờ.
Ngay cả với tình yêu đôi lứa cũng vây! Chẳng ham giàu sang chỉ mong sao lấy được người có ân – nghĩa :
Chẳng qua duyên nợ trời sinh
Tham vì danh nghĩa, lợi danh chẳng màng
.
Yêu nhau rồi lấy nhau, có khó khăn cũng cùng nhau vượt qua ‘‘ thuận vợ thuận chồng tác biển đông cũng cạn’’ chứ lấy chi kẻ cao sang quyền quý, để rồi con gái thì làm vợ lẽ, con trai thì ở rễ ‘’ai ơi, phải nghĩ trước sau, đừng tham lắm của nhà giàu làm chi’’. Nghèo nhưng đồng tâm, chăm làm thì sẽ có một ngày no đủ ‘’ khi nào lại khổ suốt đời mà lo’’_luôn lạc quan, yêu đời.
Ngày ngày quanh thúng đi đong
Chày gạo, cối lúa không xong có chồng
Nhỡ khi đi gánh về gồng
Trời mưa, trời gió dặn chồng gánh đưa
Nhỡ khi đi sớm về trưa
Ta ngồi nghỉ mát đò đưa thanh nhàn
Không ai đó đếm ruột gan
Vợ chồng ta sẽ thở than ta làm
Mai sau đã có phận trời
Khi nào lại khổ suốt đời mà lo
Về chính trị - xã hội, người lao động ý thức được trách nhiêm của mình nhưng ở thời phong kiến với chế độ quân chủ chuyên chế, xã hội không có xử công bằng, người hiền tài chưa chắc được trọng dụng thay vào đó là con, cháu quan quyền. Sinh ra là kẻ hèn mọn thì không có quyền được ngẩng đầu, là kẻ sang giàu thì tự đắc, hênh hoang:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa, thì quét lá đa
Nhưng đừng vội chán nản, đừng vội buồn vì chẳng ai biết trước được thời thế vận mệnh:
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế, lại ra ở chùa
Một chế độ xã hội bất công, coi trọng đồng tiền coi trọng vật chất, ức hiếp kẻ nghèo hèn thì một ngày nào đó cũng bị đả đảo, suy tàn. Chính vì niềm tin ấy mà người dân luôn vui tươi, hướng đến một ngày mai tốt đẹp hơn.
Đừng lo cái áo cụt tay
Miễn Trời ngó lại vá may mấy hồi.
Ca dao – dân ca đã phản ánh thế giới quan của người lao động, một thế giới luôn tràn ngập tiếng cười, tràn ngập tình nhân ái và tinh thần lạc quan, yêu đời. Đúng như Nguyễn Đình Thi đã nhận xét: ‘’ tinh thần ca dao Việt Nam trước hết là tinh thần yêu đời, ham sống, tin tưởng thiên nhiên, tin tưởng giống nòi, tin tưởng tương lai’’. Có thể nói ca dao – dân ca là kho tàng quý báu của dân tộc, nó lưu giữ tất cả những gì thuộc về đất nước con người Việt Nam. Vì thế, những thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ và nhân rộng những bài ca, làn điệu của quê hương để văn hóa Việt Nam luôn còn mãi và ngày càng phong phú hơn.
Nguồn: google

CHÚ Ý: Đoạn văn theo lối diễn dịch
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom