[ văn 9] viết đoạn văn

S

sincere97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời con người
giúp minh` vs:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
2,viết đoạn văn pt chi tiết thơ " mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/ mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
 
Last edited by a moderator:
T

tvxqfighting

- Mặt trời ở đây có hai nghĩa, trong câu thơ này có nghĩa như con của mẹ vậy. Cách gọi đầy âu yến " Mặt trời của mẹ " thể hiện mẹ rất yêu bé. Nếu mặt trời đem lại ánh sáng, cung cấp sự sống cho loài người thì con là nguồn sống, nguồn hi vọng, niềm tin của mẹ.
 
C

candyxbaby

Mỗi người chúng ta ai cũng đều lớn lên từ lời ru của mẹ, của bà. Hồi nhỏ khó ngủ lắm, mẹ lại bận công việc ngoài chợ, bà là người đã đưa mình vào giấc ngủ bằng những lời ru êm ả, ngọt ngào. Giấc mơ cổ tích, bà tiên, có tiếng chim, hoa lá, cây cỏ, trái ngọt,... đều xuất phát từ lời ru ấy, không biết có phải là điều kỳ diệu hay không. Ngày hôm nay, với cuộc sống văn minh, công việc tất bật của mọi người, lời ru xưa dần như đang chìm vào quá khứ, vào lãng quên. Đặc biệt là ở thành phố, không chỉ có mỗi đàn ông là có việc, mà phụ nữ cũng tất bật không kém, cuộc sống luôn nhộn nhịp từng ngày, từng giờ, chẳng trách cho việc lời ru trở nên lạ lẫm. Hầu như lời ru rất ít được sử dụng, chỉ một số gia đình nghèo nuôi con, bảo mẫu, nhà trẻ... Với lối sống hiện đai, dường như họ đã quên đi một phần quá khứ của mình, thứ mà đã gắn theo họ từ khi còn ấu thơ, thứ mà đã đưa họ vào giấc ngủ-Lời ru của mẹ. Khi về làng quê, thỉnh thoảng bạn vẫn nghe văng vẳng đâu đó những câu hát, lời ru của mẹ, bạn cảm giác "lạ lẫm". Làng quê ngày nay, với trình độ dân trí ngày càng được cải thiện. Lối sống của người thành phố cũng đang ăn dần vào lối sống của người nông thôn, lời ru càng trở nên khan hiếm. Thậm chí có nhiều bà mẹ cho rằng ru con bây giờ trở nên quê mùa, họ không muốn người khác đánh giá mình qua những việc vớ vẩn. Nhưng ít ra vẫn còn những lời ru ngọt ngào của bà, người già ít tiếp cận với lối sống hiện đại, vì vậy "hủ tục" này vẫn còn giữ lại chút ít gọi là tình thương. Không có lời ru, các bé sẽ không biết đi vào giấc ngủ bằng cách nào, không biết thế nào là tình thương yêu, không biết nhớ về quê hương cội nguồn. Vì vậy, hãy đừng để lời ru đi vào lãng quên thật sự trong khi nó vẫn còn đang cố gắng tiếp tục tồn tại.
 
Last edited by a moderator:
C

candyxbaby

Mặt trời- Hình ảnh được nói đến nhiều trong ca dao, thơ ca. Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã so sánh, ẩn dụ sáng tạo, giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, một liên tưởng đẹp, giàu sức thẩm mỹ. "Mặt trời của bắp": Mặt trời của thiên nhiên vĩnh hẵng, đem lại cuộc sống cho muôn loài và thê giới, đem lại sự tươi tốt cho lúa, ngô, khoai. Nghĩa thực: bắp ngô phơi nghiêng nghiêng trên trời khoảng 45 độ ,ánh nắng xiên khoai ban chiều chiếu vào thì tác giả tưởng tượng bắp ngô đó phản chiếu với ông mặt trời "bắp nhìn trực diện ông mặt trời vào buổi chiều ".Nghĩa bóng :Đó là thành quả lao động củ người trồng cấy vùng sơn cước ,làm ra sản phẩm để tạo dựng cuộc sống ấm no,có phần cảm xúc của tác giả khi ngắm cảnh hoàng hôn nữa "bắp "là từ của người Miền Nam ,người Miền Bắc gọi là "ngô". Từ mặt trời vũ trụ nhà thơ liên tưởng đến "mặt trời của mẹ" đó là em Cu Tai. Nghĩa thực ,ban chiều mẹ vẫn ở trên đồi trồng cấy ,lưng mẹ cúi xuống nên mặt trời cũng phản chiếu lên lưng mẹ. Nghĩa bóng :Mẹ chăm chỉ cần cù ,mẹ tần tảo sớm hôm,mẹ một nắng hai sương mới ra thành quả lao đợng mà tác giả ngầm giứoi thiệu trong câu thơ đầu ,câu này là nguyên nhân của thành của lao động do bàn tay mẹ làm ra. Cu Tai- Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ tình thương của mẹ, câu thơ của nguyễn khoa điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con,mặt trời của mẹ, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người.
 
Top Bottom