[ Văn 9] Viết đoạn văn 3

Z

zezo_flyer

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa triết lí ở khổ cuối bài thơ " Ánh trăng" của Nguyễn Duy

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

=========================================
 
H

happy.swan

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

~> Gạch ý:
- Vị trí của khổ thơ: nằm ở cuối tác phẩm sau khi người - trăng gặp lại nhau
~> Người: cảm thấy hơi ngại và xấu hổ vì bản thân mình.
Trăng: im phăng phắc
=> ẩn dụ: trăng hiện lên lúc tròn và sáng nhất trong hoàn cảnh người cần ánh sáng nhất. Nếu chỉ là một ánh trăng khuyết thì không thể hiện hết được tình cảm trăng dành cho người suốt quãng thời gian qua. Trong khi người vô tình thì trăng vẫn dõi theo người vẫn dành những tình cảm tốt đẹp nhất để soi sáng cho chặng đường người đi.
~> Vẻ đẹp của trăng tuy không lung linh như ánh đèn, không nóng như ánh nến mà trăng rất nhẹ nhàng, rất mơ mộng với thứ ánh sáng dịu ngọt. Chính sự dịu ngọt và hình ảnh trăng lúc tròn nhất, lúc sáng trong nhát đã làm trái tim khát khao nhận được ánh sáng rung động.

Mình cũng từng hỏi thầy: sao khi mất điện không dùng đèn pin hay nến?
~> Ở thành phố thì ít khi người ta dự trữ để sẵn đèn hay nến với lại theo phản xạ tự nhiên khi mất điện luôn hướng ra phía cửa sổ để tìm ánh sáng.

Bạn nên nhớ: Làm văn nên gạch ý thì bài viết mới đạt điểm cao hơn so với lời văn chau chuốt song thiếu ý.
Chúc bạn thành công!
 
H

huongmot

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

~> Gạch ý:
- Vị trí của khổ thơ: nằm ở cuối tác phẩm sau khi người - trăng gặp lại nhau
~> Người: cảm thấy hơi ngại và xấu hổ vì bản thân mình.
Trăng: im phăng phắc
=> ẩn dụ: trăng hiện lên lúc tròn và sáng nhất trong hoàn cảnh người cần ánh sáng nhất. Nếu chỉ là một ánh trăng khuyết thì không thể hiện hết được tình cảm trăng dành cho người suốt quãng thời gian qua. Trong khi người vô tình thì trăng vẫn dõi theo người vẫn dành những tình cảm tốt đẹp nhất để soi sáng cho chặng đường người đi.
~> Vẻ đẹp của trăng tuy không lung linh như ánh đèn, không nóng như ánh nến mà trăng rất nhẹ nhàng, rất mơ mộng với thứ ánh sáng dịu ngọt. Chính sự dịu ngọt và hình ảnh trăng lúc tròn nhất, lúc sáng trong nhát đã làm trái tim khát khao nhận được ánh sáng rung động.

Mình cũng từng hỏi thầy: sao khi mất điện không dùng đèn pin hay nến?
~> Ở thành phố thì ít khi người ta dự trữ để sẵn đèn hay nến với lại theo phản xạ tự nhiên khi mất điện luôn hướng ra phía cửa sổ để tìm ánh sáng.

Bạn nên nhớ: Làm văn nên gạch ý thì bài viết mới đạt điểm cao hơn so với lời văn chau chuốt song thiếu ý.
Chúc bạn thành công!
Mình bổ sung thêm một số ý:
- Nv trữ tình tự gọi mình là "người vô tình" để thể hiện sự mỉa mai chính bản thân mình, cũng như day dứt, ân hận vì thái độ sống thờ ơ vô tình, trái ngược hẳn với vầng trăng thủy chung vẫn "tròn vành vạnh"
- Đối diện với nv trữ tình đang trong nỗi ân hận thì ánh trăng vẫn im lặng. Cái im lặng đầy bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. Ánh trăng sáng, trong, dịu soi rọi vào tận cùng góc khuất trong tâm hồn con người đã khiến cho nv trữ tình phải "giật mình"
- Cái "giật mình" chính là sự thức tỉnh lương tâm, giật mình sám hối trước sự soi sáng của trăng
~> Đó là sự nhận thức chân thành thể hiện sự day dứt, ân hận của nv trữ tình. Từ cảm xúc của chính nv trữ tình, khổ thơ đã rút ra một triết lý sâu sắc. Đó là thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ
 
Last edited by a moderator:
K

kool_boy_98

Hì, sáng nay bọn mình làm bài thi thử đúng luôn khổ cuối "Ánh trăng" :)).
Mình cũng đồng ý với bạn @happy.swan là cần phải viết dàn ý trước rồi mới viết thành đoạn văn (nhưng vẫn cần viết ra nháp trước để có thể đọc lại và sửa chữa :D).
Đây là bài mình làm, bạn có thể tham khảo:

_______________

Qua khổ cuối trong bài thơ "Ánh trăng", Nguyễn Duy đã cho ta thấy ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của đoạn thơ. Tác giả viết:
"..."​
Trăng thì vẫn cứ tròn, cứ chiếu sáng nhân gian, nhưng con người thì vô tình quá! Những khổ thơ trên gác giả sử dụng hình ảnh "vầng trăng", nhưng đến khổ cuối lại thay bằng hình ảnh "ánh trăng" làm cho câu thơ mang một ý nghĩa mới. Nói đến "vầng trăng" tác giá mới chỉ nói đến được hình dáng bên ngoài của sự vật đó là vầng trăng, nó to, tròn và đầy đặn. Còn nói tới "ánh trăng", tác giả nói đến tính chất của sự vật, ánh trăng không chỉ soi sáng nhân gian hằng đêm mà ánh trăng còn có thể soi sáng cả những góc khuất nhất của con người làm sáng lương tri lương năng. Ánh trăng như là một tấm gương soi để con người nhìn vào đó tự soi lại chihs mình thấy sự vô tâm và sự xấu hổ vì chính mình. Ánh trăng vẫn lặng yên không nói nhưng đó chính là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với mỗi người là sống phải gắn bỏ với thiên nhiên, có thái độ sống đúng đắn theo đạo lí "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa, thủy chung với quá khứ.
 
Top Bottom